Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông
[MINH HUỆ 13-6-2018] Ngày 10 tháng 6 năm 2018, các nhân vật có ảnh hưởng chính trị và các chuyên gia nhóm họp tại Hồng Kông để thảo luận về việc chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công và các nhóm tôn giáo khác.
Tại diễn đàn “Trung Quốc có tự do tín ngưỡng không? – Về cuộc bức hại Pháp Luân Công”, các nhà lập pháp và các chuyên gia lên án chính quyền Cộng sản Trung Quốc vì kiếm lời từ nội tạng thu hoạch từ các tù nhân lương tâm, mà phần lớn là các học viên Pháp Luân Công, đồng thời kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại môn tu luyện này.
Các nhà lập pháp và các chuyên gia tại diễn đàn ở Hồng Kông
Ông David Matas, luật sư nhân quyền người Canada, phát biểu tại diễn đàn rằng các nhóm tôn giáo tại Trung Quốc, gồm Pháp Luân Công, Phật giáo Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và các tín đồ Cơ Đốc Giáo đang bị mổ sống đế lấy nội tạng. Người tu luyện Pháp Luân Công là chiếm một nửa số người bị bỏ tù bất hợp pháp và bị bức hại tàn khốc nhất, và bị biến thành nguồn cung ứng nội tạng vô tận.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo Thường niên về Tự do Tôn giáo Quốc tế 2017 vào ngày 29 tháng 5 năm 2018, trong đó đã nêu rõ những nhóm như Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị bức hại tàn khốc đến thế nào.
Hệ thống y tế Trung Quốc nghiện buôn bán nội tạng
Ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đã nghiên cứu nạn thu hoạch nội tạng trái phép từ các tù nhân lương tâm hơn mười năm qua. Ông và luật sư Matas được đề cử giải Nobel Hòa Bình năm 2010.
Năm 2016, hai ông Kilgour, Matas và nhà báo điều tra Ethan Gutmann công bố một báo cáo cho thấy số ca ghép tạng tại Trung Quốc vượt quá số liệu chính thức được công bố và số tạng hiến tặng. Ông Matas cho biết số tạng lớn khổng lồ này là từ các tù nhân lương tâm. Ông còn gọi buôn bán nội tạng là sự cơn nghiện của hệ thống y tế Trung Quốc.
Ông David Matas, luật sư nhân quyền Canada
Nói về lý do tại sao các học viên Pháp Luân Công lại trở thành mục tiêu thu hoạch nội tạng của chính quyền Cộng sản Trung Quốc, ông Matas lý giải rằng, trong quá trình cải cách kinh kế, chủ nghĩa tư bản được chuyển từ thù thành bạn. Một “kẻ thù giai cấp” mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là đông đảo các học viên Pháp Luân Công, những người không đi theo hệ tư tưởng của ĐCSTQ. Sau khi phỉ báng và bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công, lãnh đạo ĐCSTQ nhận thấy cơ hội kiếm lời từ việc lấy nội tạng của họ.
Trung Quốc vẫn tiếp tục dối trá về số ca ghép tạng
Bác sỹ Hoàng Sỹ Duy
Bác sỹ Hoàng Sỹ Duy, chuyên gia tiết niệu kiêm phó chủ tịch Hiệp hội Chăm sóc Cấy ghép Nội tạng Quốc tế của Đài Loan cho hay, đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa thiết lập hệ thống hiến tạng theo tiêu chuẩn quốc tế. Trịnh Thụ Sâm, Trưởng Khoa Cấy ghép Nội tạng tại Bệnh viện Đại học Chiết Giang, đã bị cấm đăng bài trên tạp chí Gan Quốc tế (Liver International) vì có những nghi vấn cho rằng nguồn nội tạng được dùng cho nghiên cứu trong 563 ca ghép gan của ông ta là phi đạo đức. Do đó, tạp chí này đã từ chối những bài báo của ông ta. Trịnh cũng là một lãnh đạo của một tổ chức thuộc ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Không lâu sau đó, Hoàng Khiết Phu, cựu Bộ trưởng Y tế Trung Quốc, hiện là chủ tịch Quỹ Phát triển Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc xác nhận rằng Trịnh đã khai khống trong nghiên cứu của ông ta và Bệnh viện Đại học Chiết Giang chỉ được phân bổ cho 116 lá gan trong suốt thời gian Trịnh làm nghiên cứu. Vị cựu bộ trưởng này còn nhấn mạnh rằng 116 lá gan này đều lấy từ những người đã chết sau khi tim đã ngừng đập. ”Vậy hỏi ai đang nói dối, Bệnh viện Đại học Chiết Giang hay cựu Bộ trưởng Y tế?” Đó là câu hỏi mà Bác sỹ Hoàng Sỹ Duy đặt ra.
Bác sỹ Hoàng Sỹ Duy cho hay, cấy ghép nội tạng đã trở thành nguồn thu chính của hầu hết các bệnh viện ở Trung Quốc. Ví dụ, bệnh viện quân đội 309 Bắc Kinh tuyên bố rằng trung tâm cấy ghép nội tạng là nguồn doanh thu chính của bệnh viện và thu nhập của trung tâm này tăng từ 30 triệu nhân dân tệ năm 2006 lên tới 230 triệu nhân dân tệ vào năm 2010.” Cho tới nay vẫn chưa có một tổ chức quốc tế nào cho phép tiến hành một cuộc điều tra chuyên môn về việc các bệnh viện làm sao có được nguồn nội tạng phong phú như vậy”, Bác sỹ Hoàng Sỹ Duy đặt vấn đề.
Các chính trị gia ở Hồng Kông lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công
Ông Albert Hà Tuấn Nhân, nhà cựu lập pháp
Ông Albert Hà Tuấn Nhân, nhà cựu lập pháp và hiện là chủ tịch Liên minh Hỗ trợ Phong trào Dân chủ Yêu nước Trung Quốc cho biết các tổ chức nhân quyền quốc tế coi Pháp Luân Công là nhóm tín ngưỡng bị bức hại nặng nề nhất ở Trung Quốc. Ông Hà nhấn mạnh rằng những thủ phạm phát động cuộc bức hại năm 1999 phải bị bắt giữ và đưa ra công lý vì vi phạm nghiêm trọng vấn đề nhân quyền và các hiệp ước quốc tế.
Cùng nhau chống lại chủ nghĩa Cộng sản
Ông Lương Quốc Hùng, nhà cựu lập pháp Hồng Kông
Nhà cựu lập pháp Hồng Kông, ông Lương Quốc Hùng, nhận định rằng rất nhiều người thờ ơ và không quan tâm khi Pháp Luân Công bị bức hại, và giờ đây, ngày càng có nhiều các tổ chức tín ngưỡng bị ĐCSTQ bức hại. “Kể từ khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, đến nay đã gần 20 năm, và chúng ta đều đã thấy những gì Bắc Kinh đang làm đối với Hồng Kông. Bài học quan trọng cần học là kẻ nào bức hại một người thì rồi cũng sẽ bức hại tất cả mọi người”, ông Lương phát biểu.
Ông Richard Thái Diệu Xương
Ông Richard Thái Diệu Xương, phó chủ tịch liên minh hỗ trợ phong trào dân chủ yêu nước Trung Quốc, đưa ra những đề xuất về phương thức chống lại chủ nghĩa Cộng sản. Ông còn cho biết khi Liên Hợp Quốc kiểm tra tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc vào tháng 11 tới thì liên minh này sẽ đệ trình thư kiến nghị. Ông Thái cũng khuyến khích các nhóm hoạt động khác thực hiện việc tương tự.
Ông Lâm Vịnh Nhiên, cựu ủy viên hội đồng cấp quận
Ông Lâm Vịnh Nhiên, cựu ủy viên hội đồng cấp quận cho rằng ĐCSTQ thường đàn áp những ai mà nó sợ, sợ rằng quần chúng sẽ tin vào những điều chân chính thay vì tin vào chủ nghĩa Cộng sản, mà Pháp Luân Công vừa khớp lại tiêu biểu cho uy lực của chính nghĩa.
Đưa những thủ phạm ra công lý
Ông Hồ Chí Vĩ, nhà lập pháp kiêm chủ tịch Đảng Dân chủ
Ông Hồ Chí Vĩ, nhà lập pháp kiêm chủ tịch Đảng Dân chủ phát biểu ý kiến rằng dưới sự thống trị của ĐCSTQ thì Trung Quốc không có tự do tín ngưỡng, bởi vì ĐCSTQ sợ tự do tín ngưỡng ảnh hưởng tới quyền thống trị của nó. Ông cũng cho rằng đó là lý do tại sao Pháp Luân Công ban đầu được chính quyền Trung Quốc ủng hộ, mà sau đó lại trở thành nạn nhân của cuộc bức hại.” Đó chính là bản chất của ĐCSTQ”, ông nói.
Giáo sư về hưu Joseph Trịnh Vũ Thạc thuộc Đại học Thành phố Hồng Kông cho biết ĐCSTQ là một thực thể vô thần, rất khó dung hòa với tôn giáo: “Nó chà đạp những quyền cơ bản như tự do tín ngưỡng và hoàn toàn đi ngược lại Hiến pháp.” Ông Trịnh còn ca ngợi lòng can đảm của các học viên Pháp Luân Công khi đối mặt với cuộc bức hại.” Những phương tiện truyền thông do các học viên Pháp Luân Công thành lập là kênh truyền thông duy nhất thực sự lên án sự thống trị của ĐCSTQ, và đó là đóng góp vô cùng quan trọng”, Ông Cheng nói.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/13/368779.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/14/170763.html
Đăng ngày: 20-6-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.