Không trình diện trước toà 2 lần, không biết hiện nay ở đâu

The Epoch Times, Ngày 14 tháng 11, 2004


Su Rong, bí thư đảng tỉnh Cam Túc (Gansu).

Vì bị kiện ra toà về tội sát hại và tra tấn, một nhân viên cao cấp trong chính phủ Trung Quốc đã trở thành tội phạm của hệ thống pháp lý tại một quốc gia vùng Nam Châu Phi là Zambia.

Vào ngày thứ Bảy, cảnh sát Zambia phát hành một trát toà để bắt Su Rong, bí thư đảng ủy tỉnh Gansu, vì đã 2 lần bỏ, không ra trình diện trước toà vào ngày 8 và 13 tháng 11 năm 2004.

Su đang thăm viếng Zambia với phái đoàn của Trung Quốc vào ngày 4 tháng 11, khi y bị toà đưa giấy kiện y, và phải ra trình diện trước toà và phải trình diện trước toà án Đại hình của Zambia. Một hồ sơ kiện được đệ trình thay mặt cho các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc, vì họ đã bị Su sát hại và tra tấn trong khi y tại chức là một nhân viên chính phủ trại Jilin Province, Trung Quốc.

Su Rong là nhân viên cao cấp trong chính phủ thứ hai bị kiện vì những tội ác đối với các đệ tử Pháp Luân Công, và là nhân viên cao cấp đầu tiên bị bắt buộc ở lại ngoại quốc vì tình trạng pháp lý là phải hầu toà.

Vào đầu tháng 8 vừa qua, cựu Bộ trưởng Giáo dục Chen Zhili bị kiện tạo Tanzania. Bà ta được báo cáo là bỏ trốn ra khỏi Tanzania sau khi được tin là phải ra hầu toà.


Toà án Zambia, nơi có đơn kiện thay mặt các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vốn chịu khủng bố do Su Rong chỉ đạo (ảnh Epoch Times)

Tại Zambia, vào ngày 5 tháng 11, toà án Đại hình ra lệnh Su không được rời khỏi Zambia cho đến khi vụ án được giải quyết. Toàn thể phái đoàn Trung Quốc rời khỏi Zambia và y phải ở lại.

Luật sư của Su đã yêu cầu một phiên toà đặc biệt vào sáng thứ Bảy — không phải là ngày toà án làm việc — nhưng Su không trình diện. Sau đó, toà án phát hành một trát toà là không ra trình diện toà án, một tội trạng có thể bị giam tù. Trát này có hiệu lực trong nội địa Zambia.

Người ta nói rằng Su đã rời khách sạn Taj Pomodzi tại thủ đô Lusaka, nhưng không có tin tức hay hồ sơ là y đã rời khỏi Zambia.

Zambia và Tanzania là những quốc gia trong nhóm Cộng đồng Chung mà hệ thống pháp lý của họ làm theo kiểu của Anh quốc . Những vụ kiện Su tại Zambia và Chen tại Tanzania là được các đệ tử Pháp Luân Công đệ lên, kết tội họ về giết hại, và tra tấn đã xảy ra cho các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Các quốc gia tại Châu Phi cùng với rất nhiều quốc gia khác trên thế giới đã nhận được nhiều hồ sơ kiện các nhân viên cao cấp trong chính phủ Trung Quốc, các đảng viên cộng sản Trung Quốc. Nhân vật chính là Giang Trạch Dân, người chủ chốt của chính sách khủng bố Pháp Luân Công, phải chịu trách nhiệm về những giết hại, tra tấn, tù đày, và tất cả các sự khủng bố, bức hại của các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Tại Hoa kỳ — trong một trường hợp về tội diệt chủng đang được đưa lên toà án Tối cao Hoa kỳ — Canada, Tây ban nha và Úc là trong số các quốc gia mà những vụ án vẫn còn trong vòng giải quyết. Tội trạng của họ là tra tấn, diệt chủng và những vi phạm về nhân quyền khác.

Các tổ chức nhân quyền và một số các chánh phủ đã chỉ trích chính quyền Trung Quốc vì chính sách khủng bố Pháp Luân Công, một nhóm thiền tập ôn hoà, bất bạo động. Quốc hội Hoa kỳ đã thông qua một nghị quyết vừa rồi kêu gọi một cuộc điều tra cho những đe dọa và vi phạm quyền dân chủ tại Hoa kỳ, đã bị các nhân viên Sứ quán Trung Quốc vi phạm để chống lại các đệ tử Pháp Luân Công trên đất nước Hoa kỳ.

Bản tiếng Anh: https://english.epochtimes.com/news/4-11-14/24355.html, https://en.minghui.org/html/articles/2004/11/15/54559.html.

Dịch ngày 16-11-2004, đăng ngày 17-11-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share