[Minh Huệ] Vào ngày 16, 17 vừa qua, các đệ tử Pháp Luân Công tại Argentina thỉnh nguyện ôn hoà với phái đoàn Trung Quốc dẫn đầu bởi Hồ Cẩm Đào, và bị tấn công và hành hung.

Toà Đại sứ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong sự vụ này

Vào ngày 20 và 21 tháng 11 năm 2004, Hội nghị các quốc gia Châu Á Thái bình dương (APEC) lần thứ 12 sẽ được tổ chức tại San Diego, thủ đô của Chile. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang thăm viếng bốn quốc gia trong vùng châu Mỹ La tinh (Brazil, Argentina, Chile và Cuba) từ ngày 11 tháng 11, và sẽ tham gia hội nghị APEC. Các đệ tử Pháp Luân Công dùng cơ hội này để cảnh tỉnh phái đoàn Trung Quốc và dư luận về chính sách khủng bố dã man Pháp Luân Công tại Trung Quốc, và kêu gọi chấm dứt chính sách khủng bố ấy.

Theo các đệ tử Pháp Luân Công tại Argentinta, vào ngày 16 tháng 11, Hồ Cẩm Đào kết thúc chuyến viếng thăm Brazil, và đến Buenos Aires, thủ đô Argentina, trong chuyến viếng thăm 2 ngày. Một nhóm các đệ tử Pháp Luân Công giương cao khẩu hiệu “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” “Chân Thiện Nhẫn” và “Đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý” cũng như “Giải cứu các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc” dọc theo đại lộ từ phi trường. Sau khi biết được sự thật về Pháp Luân Công, cảnh sát cho phép các đệ tử Pháp Luân Công đứng tại những khu chỉ định cho cuộc thỉnh nguyện ôn hoà của họ.

Khi phái đoàn Trung Quốc rời phi trường, rất nhiều người trên xe hay xe buýt rất kinh ngạc khi thấy những khẩu hiệu của các đệ tử Pháp Luân Công. Xe của Hồ Cẩm Đào chạy rất chậm. Hồ Cẩm Đào đọc được những khẩu hiệu đó, thậm chí còn nghiêng đầu để đọc. Có hơn 300 người trong phái đoàn Trung Quốc. Một số mở cửa xe để xem, hay vẫy tay cho các đệ tử Pháp Luân Công.

Khi đoàn xe đến khách sạn Hilton, họ lại thấy một nhóm các đệ tử Pháp Luân Công khác đang giương cao khẩu hiệu Pháp Luân Công trong khuôn viên.

Trước khi đoàn xe đến, các nhân viên Toà đại sứ Trung Quốc yêu cầu cảnh sát bắt buộc các đệ tử Pháp Luân Công rời khỏi khu vực. Theo luật lệ tại Argentina, thì dân có quyền biểu tình, vì thế cảnh sát chỉ yêu cầu các đệ tử đứng bên trong khuôn viên. Có một số phóng viên báo chí, tivi trong khuôn viên đó, cùng với một người đàn ông và hai người đàn bà đang theo dõi sát nút hành tung các đệ tử. Khi đoàn xe phái đoàn Trung Quốc đến, ba người này cố gắng giựt những khẩu hiệu từ tay các đệ tử. Thêm hai người đàn bà nữa cùng tham gia với họ, và bắt đầu chửi mắng các đệ tử. Các phóng viên đài truyền hình cố gắng quay những hành động của họ, nhưng hai người đàn bà nay che mặt họ lại, và chạy về phía nhân viên toà đại sứ Trung Quốc đang chờ tại khách sạn Hilton.

Các đệ tử Pháp Luân Công ở lại trong khuôn viên trước khách sạn Hilton. Phái đoàn Trung Quốc vừa đến nhà khách danh dự. Điều này bắt họ quay xe lại, và có nghĩa là họ sẽ đọc các khẩu hiệu lại. Một số nhân viên toà đại sứ Trung Quốc rất giận giữ. Người Tham Vấn về Văn hoá, Zhang Yi (Trương Nghĩa), la mắng các đệ tử Pháp Luân Công, và thậm chí đe doạ giết một đệ tử.

Ngay khi phái đoàn Trung Quốc rời khách sạn, bốn, năm người Hoa kiều đi ra khỏi khách sạn và cố gắng giựt các biều ngữ “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý” từ hai người đệ tử. Họ xé tấm biểu ngữ. Một xe cảnh sát chạy đến, mà một người Hoa bị bắt. Sau đó có khoảng 30 người Hoa rời khách sạn, và ngồi trong khuôn viên. Có tới 8, hay 10 cảnh sát viên đứng giữa họ và bốn đệ tử Pháp Luân Công.

Chừng 15 phút trước khi phái đoàn Trung Quốc rời khách sạn, một cảnh sát nói với các đệ tử “Các bạn phải tự bảo vệ lấy mình” Sau đó tất cả cảnh sát bắt đầu rời khỏi. Trước khi cảnh sát rời khuôn viên, nhóm người Hoa kiều này bắt đầu giật những khẩu hiệu, xé, và dùng dao để dứt. Với nổ lực bảo vệ khẩu hiệu, bốn người đệ tử bị đánh và xô đẩy. Tất cả các khầu hiệu đều bị giật và một bị phá hại trầm trọng.

Nhóm người Hoa này đi vào nhà danh dự trong khách sạn nơi có một số các đệ tử Pháp Luân Công đang giương cao biểu ngữ. Chúng bao vây các đệ tử ở đó, và giật các biểu ngữ “Đưa Giang Trạch Dân, Luo, Liu, Zhou ra công lý”. Bắng cách đứng trước các khẩu hiệu của mình các đệ tử bảo vệ được hai khẩu hiệu của họ.

Lời giải thích của cảnh sát Argentina

Bữa cơm tối danh dự được tổ chức tại Bộ Ngoại giao. Để bày tỏ sự phản đối của họ đối với chính sách khủng bố Pháp Luân Công, các đệ tử Pháp Luân Công đến trước Bộ ngoại giao vào tối đó. Họ giương cao biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”, “Chân Thiện Nhẫn” và “Đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý”. Chẳng bao lâu, cảnh sát đến và bao vây các đệ tử, yêu cầu dẹp các biểu ngữ đó. Các đệ tử nói với họ rằng biểu tình được phép tại Argentina. Sau đó cảnh sát yêu cầu họ đưa các biểu ngữ xuống, bắt ba đệ tử, và đưa họ vào đồn cảnh sát. Họ bị giữ trong 5 tiếng đồng hồ cho đến khi bữa cơm danh dự chấm dứt.

Cảnh sát tỏ ra rất thân thiện với các đệ tử tại đó. Một nhân viên cảnh sát đến nói chuyện với các đệ tử trong 3 tiếng đồng hồ. Anh ta giải thích rằng Tham vấn Ngoại giao của toà đại sứ Trung Quốc làm áp lực với Bộ ngoại giao, sau đó họ ra lệnh Văn phòng chánh phủ để tịch thu biểu ngữ.

Các đệ tử Pháp Luân Công giảng rõ sự thật cho cảnh sát trong suốt sự vụ này.

Vào sáng ngày 17 tháng 11 năm 2004, bốn đệ tử Pháp Luân Công từ Argentina bị ngược đãi trước khách sạn Hilton, nộp hồ sơ kiên tại toà án Liên bang địa phương.

Và sáng ngày 17, một số đệ tử Pháp Luân Công đi đến Capitol Hill để phân phát tài liệu giảng rõ sự thật. Một nhóm người Hoa đợi ở đó và giựt tất cả tài liệu từ các đệ tử. Những người đi bộ thấy vậy rất tức giận, và hỏi “tại sao mấy người Trung Quốc này vô lễ tại Argentina vậy?” Một số phóng viên cố quay phim, nhưng bị cản bằng các lá cờ Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc và Ba Lan tuyên bố những quan điểm khác nhau về nhân quyền

Vào tháng 6 năm 2004, Hồ Cẩm Đào thăm bốn quốc gia Châu âu và châu Á. Vào ngày 8 tháng 6 năm 2004, Hồ Cẩm Đào đến Ba Lan. Nhóm chào mừng được toà đại sứ Trung Quốc tổ chức đã thu hút nhiều sự chú ý tại Ba Lan.

Vào ngày 10 tháng 6, một luật sư Ba Lan có mặt tại địa điểm nói với phóng viên đài VOA là “Trong ngay phút đó, tôi có cảm tưởng như đang ở tại Trung Quốc”. Anh ta nói rằng cái nhóm ‘chào mừng’ xô đẩy, níu kéo họ và cố gằng dùng khẩu hiệu màu đỏ của họ để che những khẩu hiệu, cờ của Tây Tạng, và của các đệ tử Pháp Luân Công “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý” , “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”. Người luật sư nói rằng “Họ rất khiêu khích. Một người tài xế xe buýt nhảy xuống và cố gắng tấn công các đệ tử Pháp Luân Công. Y bị cảnh sát Ba Lan ngăn chận”.

Bo Xilai (Bạc Hy Lai), một nhân viên trong phái đoàn là Bộ trưởng Thương mại, bị buộc tội với tội trạng diệt chủng và tra tấn. Đó là lần thứ hai y bị buộc tội tại hải ngoại.

Tổng thống Ba Lan Kwasniewski cùng ký vào bản tuyên cáo sau hội nghị, đồng ý đẩy mạnh hợp tác về chính trị, kinh tế và các mặt khác. Bản tuyên cáo nhấn mạnh rằng cả hai bên đều giữ những khác biệt về chính trị, kinh tế, giá trị xã hội và nhân quyền.

Thái độ về Nhân quyền cho Pháp Luân Công từ cả hai bên Trung Quốc và Argentina làm mọi người chú ý

Các nhân viên cao cấp tại Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm những ‘phương pháp’ để “trả lại thanh danh” cho Pháp Luân Công và giảm bớt cơn nóng sốt và áp lực. Nhiều tin tức về những dự định này đã được báo cáo tại hải ngoại. Trong chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào tại Argentina vào ngày 16, 17, vừa qua, sự kiện mà các đệ tử Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hoà bị tấn công và xô đẩy bởi các nhân viên toà đại sứ Trung Quốc chứng tỏ rằng chính sách khủng bố Pháp Luân Công vẫn còn tiếp diễn, mặc dầu có những dấu hiệu từ chính phủ Trung Quốc với thế giới là như vậy.

Từ khi tổng thống Argentina Kirchner thăm viếng Trung Quốc năm này, ông ta đã hy vọng rằng sự phục hồi kinh tế nằm ở phía Trung Quốc, vì Trung Quốc hứa sẽ đầu tư rất nhiều vào quốc gia ông. Từ tháng 7 năm 2004, hãng thông tin lớn nhất Argentina đã đăng tải những vi phạm nhân quyền trầm trọng của Trung Quốc và chính sách khủng bố Pháp Luân Công, vì thế ngài tổng thống đã không muốn làm mất mặt Trung Quốc.

18-11-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/11/18/89515.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/11/19/54723.html.

Dịch ngày 20-11-2004, đăng ngày 21-11-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share