Viết bởi một đệ tử Ðại Pháp

[Minh Huệ] Cha tôi mất cách đây ba năm. Mặc dầu ông ta ra đi rất thảnh thơi và tinh thần rất bình tâm, tôi vẫn cảm thấy nuối tiếc và bây giờ tôi không còn làm gì được nữa.

Trong thời gian đó, nhà của tôi là một địa điểm phát hành tài liệu giảng rõ sự thật. Cha tôi không bao giờ cản trở chúng tôi làm những gì cần thiết để chứng thực Ðại Pháp. Ông ta thường nhắc nhở chúng tôi là phải ngó ngàng thật cẩn thận và đi thật lanh lẹ. Ðôi khi ông ta giúp chúng tôi gấp tài liệu. Chúng tôi thấy Phật tính của ông hiện rỏ và cố khuyên ông tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp. Ông ta nói rằng ông ta đã quá già và không còn muốn làm phiền. Vì tôi lúc đó chưa hiểu trách nhiệm đệ tử trong thời Chánh Pháp, là để “cứu độ chúng sinh”, cho nên tôi không bao giờ nhắc lại việc khuyên ông ta tu luyện.

Vào tháng 8 năm 2001, ba tháng sau khi cha tôi mất, đệ tử Xiao Liu, người thường đến thăm nhà tôi, bị bắt vì anh ta đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Cha tôi hỏi tôi, “Xiao Lin đã làm gia và những người khác la cái gì tại Thiên an môn?” Tôi nói với ông ta “Họ la lên Pháp Luân Ðại Pháp Hảo, và Pháp Luân Ðại Pháp là Chánh Pháp” Ngay lúc đó, cha tôi chỉ nói “Pháp Luân Ðại Pháp Hảo” Lúc đó, nước mắt chảy dài xuống má ông.

Vào tháng 9 năm 2001, cha tôi đang nằm bệnh viện vì bệnh tim trầm trọng. Trong bệnh viện, người ta không tìm được huyết áp của ông ta nữa, và hơi thở bị ngắn rất nhiều và nhịp tim lộn xộn. Tuy nhiên, ông ta được cứu sống lại trong phòng cấp cứu. Bác sĩ nói rằng đó là một điều lạ. Khi ông ta rời bệnh viện, cha tôi phục hồi rất nhanh chóng. Trong lúc đó, chúng tôi không ngộ ra được là chính Sư phụ từ bi đã cho cha tôi cơ hội để tu luyện. Tôi lầm tưởng là cha tôi không có ý định tu luyện vào kiếp sau nên mới sống lại nhờ thuốc men tại bệnh viện. Tôi chia sẻ ý nghĩ nay với cha tôi nhưng ông ta nói rằng ông ta muốn tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp trong kiếp sau. Sau đó mấy ngày, cha tôi qua đời.

Mấy ngày sau, người cháu gái của tôi, cũng là đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp, nắm mơ thấy cha tôi trở thành một người đàn ông trên thiên quốc. Tôi cũng nằm mơ thấy cha tôi nói với tôi bằng nụ cười “Ở đây tất cả đều biết Pháp Luân Ðại Pháp là rất tốt!”. Khi tôi thức dậy, ngoài việc cảm thấy vui vẻ, tôi cũng thấy rất tiếc nuối và ân hận. Nếu tôi trước đây hiểu được những nguyên lý của Pháp, biết được Sư phụ trân quý và xem những chúng sinh với lòng đại từ bi, tôi đã khuyên cha tôi bằng cách dùng những nguyên lý của Pháp; thì tôi tin rằng cha tôi đã bước vào con đường tu luyện và không bỏ lỡ cơ hội mà ông đã chờ từ nhiều kiếp.

Thật ra, vẫn có nhiều người có được một thiên duyên nhưng không được đắc được Pháp. Có một ngày, một đệ tử đi thăm nhà một người bà con. Khi anh ta ra về, anh ta thấy một cụ già đang ngồi dưới một cầu thang. Bà ta đang nhăn nhó và hình như đang bị đau đớn. Người đệ tử giảng rõ sự thật cho cụ ta. Bà cụ nói rằng người đệ tử trông quen quen hình như là bà đã gặp anh ta trong nhiều lần rồi. Khi người đệ tử nhắc lại chân lý của Pháp Luân Ðại Pháp là Chân Thiện Nhẫn, đôi mắt bà cụ mở rộng và nói với lòng mừng rỡ “Cháu là người mà tôi đã chờ để đưa Pháp lại cho tôi. Tôi thật sự đang tìm Pháp này”. Người đệ tử nói “Ðây là lòng từ bi của Sư phụ. Ðây là sự dàn xếp của Sư phụ cho cháu gặp bác và mình gặp nhau”. Bà lão tiếp tục nói “Vì sức khoẻ của tôi, đôi khi tôi thấy bực tức lắm. Tôi muốn nóng giận nếu tôi không thấy bằng lòng. Tuy nhiên, mỗi lần như thế, tôi thấy một bóng đèn đỏ đang chạy trước mắt tôi với dòng chữ ‘nên nhẫn nhục’ xuất hiện trong trí tôi. Và với cách này, tôi giữ được bình tĩnh”. Sau khi biết được sự thật, bà cụ nói nhiều lần “tôi muốn tu luyện, tôi muốn tu luyên!”

Từ hai ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ ràng. Có bao nhiêu người có duyên mà chưa thể tu luyện được? Có bao nhiêu người cần được cứu độ? Có bao nhiêu người biết được sự thật? Là những đệ tử Ðại Pháp trong thời Chánh Pháp, cứu độ chúng sinh là thệ nguyện mà chúng ta không thể giao phó cho ai. Khi chúng ta dùng lòng từ bi với những người chưa biết sự thật. Cuộc đời của họ đáng quý biết bao nhiêu, vì tất cả họ đến đây là vì Pháp; thật vô vọng vì họ đã bị nhồi nhét bởi những lừa dối và đầu độc. Không biết cái phần thân thể thiện tâm của họ có náo nức chờ chúng ta chia sẻ sự thật để cứu độ họ.

Sư phụ đã dạy trong bài Hãy dứt bỏ chấp trước người thường và cứu độ thế nhân:

Các đệ tử Ðại Pháp, không nên quên nhiệm vụ cao cả của mình mà đã được giao phó trong thời Chánh Pháp, và cũng không thể để cho những chúng sinh đó thất vọng vì mình, vì chư vị là nguồn hy vọng duy nhất cho họ vào tương lai mới

Những lời giảng Pháp của Sư phụ rất rõ ràng. Những thệ ước trong lịch sử của chúng ta, sứ mệnh của chúng ta và lý do chúng ta đến đây là để hổ trợ Sư phụ trong thời Chánh Pháp. Chúng ta đến đây để cứu độ tất cả mọi người, phải không?

Sư phụ từ bi của chúng ta đã cho chúng ta “gậy cảnh tỉnh” như là điều cuối cùng. Chính chúng ta không làm được tốt. Sư phụ không muốn bỏ rơi lại bất cứ một đồ đệ nào. Chúng ta, không nên cô phụ tâm khổ độ của Sư phụ, không nên để chúng sinh thất vọng, hay không để chính chúng ta phải tiếc nuối. Chúng ta cần phải làm hết sức mình. Hễ chúng ta có được tâm từ bi và tâm cứu độ mọi người, hễ chúng ta còn có Pháp và Sư phụ, chúng ta có thể làm bất cứ việc gì. Chúng ta hãy đừng để lỡ những cơ hội này.

3-11-2004

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/11/3/88254.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/11/17/54632.html.

Dịch ngày 23-11-2004, đăng ngày 27-11-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share