Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mexico

[MINH HUỆ 30-8-2018] Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ hè, nhạc luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công lại vang lên trong khuôn viên Trường Montessori ở Guasave thuộc bang Sinaloa.

Hai tình nguyện viên Pháp Luân Công dạy các em học sinh cách thực hiện bài công pháp thứ năm, bài tọa thiền, tại một trong các phòng học lớn của trường.

Theo lời mời của Hiệu trưởng Milian, đây là năm thứ ba các học viên hướng dẫn học Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) trong chương trình học của lớp giáo dục hòa bình của trường.

a66f9892bcd01f1234eda706f05b0b29.jpg

7a388f1a97f5fef1d05433360fcc34d9.jpg

Các em học sinh luyện tập các bài công pháp của Pháp Luân Công tại Trường Montessori ở Guasave thuộc bang Sinaloa vào ngày 19 tháng 8 năm 2018

Phương pháp giáo dục Montessori, do bà Maria Montessori sáng lập, là một phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trọng tâm dựa trên những quan sát khoa học về trẻ nhỏ và đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới hơn 100 năm qua. Phương pháp của bà là nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, xã hội, tình cảm và nhận thức trong một môi trường học tập đầy sự quan tâm.

Lớp học hòa bình là chương trình học bắt buộc đối với mỗi nhóm tuổi: từ 3-6, từ 6-9 và từ 9-12. Là một người Công giáo tận tâm, bà Millian luôn tìm kiếm một chương trình giảng dạy tốt cho lớp học hòa bình bởi vì bà không hài lòng với tình trạng hiện tại.

Một lần, bà Milian đến tham quan một “Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn” do các học viên Pháp Luân Công địa phương tổ chức và bà đã tìm hiểu về môn tu luyện truyền thống này. Cảm động sâu sắc bởi nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công nhằm phản đối cuộc bức hại gần hai thập kỷ qua, bà Milian đã quyết định mời các học viên đến hướng dẫn Pháp Luân Đại Pháp tại trường học của mình.

a171bab40e153bbb5d27ada57c5bf4e0.jpg

Giảng dạy thông qua các ví dụ minh họa

Khi các học viên bước chân vào lớp học vào thứ Sáu hàng tuần, các em nhỏ, cả bé trai và bé gái, đều chạy lại vây xung quanh và hào hứng hò reo: “Pháp Luân Đại Pháp đến rồi!” Sau những cái ôm ấm áp, các em nhỏ ngồi xuống sàn với hai chân bắt chéo nhau để học tập môn tu luyện cổ xưa này.

Các học viên đến lớp với các tài liệu và những ý tưởng đã chuẩn bị sẵn để truyền tải một cách dễ hiểu đối với các khái niệm trong bài giảng.

Trong cuốn Chuyển Pháp Luân, Sư phụ Lý đã giảng:

“Trong khi vị này [nhục] mạ, hiếp đáp người khác, vị này chính là đã lấy đức cấp cho người kia; đối phương là bên chịu ép uổng, chịu thiệt, chịu khổ, vậy nên mới được bồi thường. Vị này [nhục] mạ người kia ở bên này, thì theo cái lời [nhục] mạ ấy vào lúc đó trong phạm vi không gian của mình đã có một khối đức bay mất đi, và lọt vào thân của người ta. Vị này càng nhục mạ nặng nề, thì lại cấp càng nhiều đức cho người ta. Đánh người, hiếp đáp người khác cũng lại giống như thế.” (Bài giảng thứ nhất)

Để dạy cho các em các khái niệm về đức, một chất màu trắng và nghiệp lực, vật chất màu đen, họ đã sử dụng những tờ giấy trắng và đen để thể hiện những vật chất này tồn tại trong một không gian khác.

Khi đến lúc thực hành, chia các em học sinh thành hai nhóm để chứng minh việc trao đổi giữa đức và nghiệp thì không em nào nguyện ý giả vờ nguyền rủa đối phương để bị mất đi vật chất màu trắng của mình.

Ở một lớp học khác, để chứng minh quá trình buông bỏ các chấp trước, các học viên đã mang đến một bồn nước, những chiếc chai và những viên sỏi nhỏ. Mỗi viên sỏi được viết lên đó một tâm tính xấu của con người, chẳng hạn như ghen tị, khoe khoang, tranh đấu, …

Họ đặt những viên sỏi này vào một cái chai, vặn nắp chặt lại và đặt chiếc chai này vào trong bồn nước. Các viên sỏi khiến cái chai chìm xuống đáy của bồn nước. Họ phải lấy hầu hết các viên sỏi ra thì chai nước bắt đầu nổi lên.

Sư phụ giảng:

“Lấy một ví dụ, một chiếc chai đựng đầy thứ dơ bẩn, xiết nút thật chặt; ném nó xuống nước, thì nó chìm ngay đến đáy. Chư vị đổ những thứ bẩn đi, càng đổ nhiều ra thì nó lại càng có thể nổi lên cao hơn; [nếu] đổ hết [thứ bẩn] ra ngoài, [thì] nó nổi hẳn lên trên.” (Bài giảng thứ nhấtChuyển Pháp Luân)

Các em nhỏ quan sát, lắng nghe và hiểu được.

Họ cũng chơi trò chơi và làm đồ thủ công trong lớp để học các khái niệm về Chân – Thiện – Nhẫn.

Trước dịp Giáng sinh, họ làm hoa sen giấy và thiệp chúc mừng Giáng Sinh. Các em nhỏ thích câu chuyện về bông hoa sen vẫn giữ được sự sạch sẽ và thuần khiết mặc dù rễ của nó ở trong bùn.

1d6049e3b6742775c0b65fbde18d3446.jpg

Một bài đăng trên trang Facebook của trường về lớp học Pháp Luân Công trong khuôn viên trường

Hiệu trưởng Milian thường bày tỏ sự cảm ơn đối với các học viên bởi vì các em học sinh của bà thực sự yêu thích lớp học Pháp Luân Đại Pháp và bà có thể thấy các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới hiện nay.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/30/373141.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/4/171769.html

Đăng ngày 07-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share