Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan
[MINH HUỆ 26-9-2007] Tôi đã ngộ ra rằng khi gặp mâu thuẫn với ai đó, tôi không nên cố gắng nói đạo lý với người khác, hoặc tranh đúng sai. Tranh đúng sai cũng tương đương với việc đối đãi với mâu thuẫn bằng tiêu chuẩn của người thường.
Khi học Pháp trong môi trường ồn ào, đó chẳng phải là để khảo nghiệm xem tôi có bị tiếng ồn can nhiễu hay không sao? Khi học Pháp với một nhóm mà có người đọc quá nhanh có người đọc quá chậm, chẳng phải là để khảo nghiệm tâm Nhẫn của tôi sao? Nếu không còn chấp trước nào nữa, tôi sẽ có thể tập trung ngay cả khi người khác đọc nhanh hay chậm. Tôi phải nghĩ đến người khác trước và vị tha.
Khi chúng ta giảng chân tướng và bị những chủ kinh doanh ở gần đó ngăn cản, chúng ta phải hướng nội trước tiên. Chúng ta phải suy nghĩ về việc liệu chúng ta có gây ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của họ hay không. Chúng ta phải tự xem liệu chúng ta có tâm tranh đấu khiến bản thân bị mất bình tĩnh hay không. Chúng ta phải đặt mình vào vị trí của họ trước. Vì lợi ích của chúng sinh, vì những người kinh doanh này, chúng ta phải xử lý vấn đề bằng tâm thái từ bi tường hòa. Thông thường, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể phát chính niệm để tiêu diệt các sinh mệnh tà ác tại nơi đó vốn đang khởi tác dụng thao túng các chủ kinh doanh và can nhiễu vào công việc giảng chân tướng của chúng ta. Bằng cách đó, chúng ta đã triển hiện tâm từ bi của mình.
Trong chuyến đi của tôi đến Hồng Kông, một chủ cửa hàng đã từ chối cho tôi giảng chân tướng trước cửa hàng của anh ấy và buộc tội tôi làm chính trị. Lúc đó, tôi đã động tâm và bị quá khích. Sau đó, anh ấy bắt đầu đẩy tôi đi. Tôi bị động tâm hơn. Cuối cùng, anh trở nên rất thô bạo và bắt tôi rời đi. Anh ấy thậm chí còn cố gắng ngăn những người qua đường lắng nghe những gì tôi nói. Rồi tôi đột nhiên trở nên minh bạch và bắt đầu hối hận vì đã mất bình tĩnh. Tôi đã học được một bài học quan trọng qua kinh nghiệm này. Tại một điểm du lịch khác, tôi đã buông bỏ tâm tranh đấu của mình và có thể thiện đãi nhân viên quản lý. Do đó, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp. Tôi được phép ở lại địa điểm để giảng chân tướng, nhưng các học viên khác thì không. Tôi đã ngộ được rằng chúng ta không được đánh giá một vấn đề dựa trên những gì nhìn thấy trên bề mặt và chúng ta không được tranh đúng sai. Chúng ta là người tu luyện và chúng ta cần chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp ở tầng cao hơn. Tất nhiên, một người thường có thể luôn tìm nguyên nhân trên bề mặt, nhưng đó thường không phải là nguyên nhân căn bản đối với một người tu luyện. Một người tu luyện sẽ không thể giải quyết một vấn đề dựa trên các vấn đề bề mặt. Tìm nguyên nhân căn bản trong tâm tính của chúng ta mới là chính lộ.
Nguyên lý tương tự cũng được áp dụng khi trò chuyện với người Trung Quốc trực tuyến. Tôi phải không có bất kỳ chấp trước nào vào danh, hoan hỷ hay tự mãn. Tôi phải giải thích mọi thứ dựa trên cách một người không tu luyện nhìn nhận và cũng cân nhắc đến cảm nhận của họ. Tôi từng giải thích các vấn đề mà tôi nghĩ mọi người nên biết. Thông thường họ cảm thấy không tiếp thụ được và lập tức rời khỏi phòng trong khi tôi vẫn đang nói. Dục tốc bất đạt. Bây giờ tôi đã ngộ ra rằng tôi phải cân nhắc mức độ mà người dân Trung Quốc có thể hiểu và chấp nhận những gì tôi nói. Khi đối mặt với một vấn đề, đầu tiên tôi phải hướng nội. Tôi cũng đã nhận ra rằng những điều mà người Trung Quốc nói có thể là giả tướng tại thời điểm đó, vì họ bị những sinh mệnh tà ác ở không gian khác can nhiễu. Một lần trong khi tôi đang nói chuyện với một người Trung Quốc trên mạng, anh đột nhiên nói điều khó nghe. Khi tôi hỏi anh về điều đó, anh nói anh đã không nói bất cứ điều gì, như thể nó chưa từng xảy ra.
Chúng ta cũng nên sử dụng nguyên lý này trong gia đình mình. Tôi thường xuyên tranh luận với các con. Tôi nghĩ rằng mình đã làm điều tốt nhất cho chúng, nhưng chúng thường quy kết tôi giáo huấn và rầy la chúng. Chúng tức giận và bài xích những gì tôi nói. Sau đó, tôi nhận ra rằng mình phải thể hiện tình cảm của mình theo cách mà chúng tiếp nhận được. Tôi cũng gặp vấn đề tương tự với cha mẹ mình. Tôi từng thể hiện lòng hiếu thảo của mình với cha mẹ theo cách tôi nghĩ là hợp lý. Tôi coi bản thân mình là một tấm gương của lòng hiếu thảo, nhưng cuối cùng tôi nhận ra rằng tôi nên thể hiện lòng hiếu thảo của mình theo những cách mà cha mẹ tôi thích. Nếu cha mẹ hoặc con cái tôi muốn tôi hành xử với họ theo cách không phù hợp với các giáo lý của Pháp Luân Công, tôi sẽ giải thích rõ ràng với họ. Xét cho cùng, người thường không biết được quy luật nhân quả như người tu luyện. Tôi biết điều gì thực sự tốt cho họ, nhưng tôi chỉ có thể khuyên nhủ. Tôi không được chấp trước vào kết quả.
Khi có mâu thuẫn với ai đó, tôi phải tìm ra chấp trước bên trong bản thân mình mà đã gây ra mâu thuẫn. Chỉ cần động tâm, tôi phải hướng nội để tìm ra gốc rễ của vấn đề. Tôi phải luôn nhớ rằng hoàn cảnh sẽ không xảy ra nếu nó không liên quan gì đến tôi. Nếu chúng ta loại bỏ tất cả những chấp trước của mình, ngay cả người qua đường cũng sẽ mỉm cười với chúng ta và sẽ không có mâu thuẫn gì hết. Chẳng phải, Sư phụ đã giảng:
“Không có sợ, thì cũng không tồn tại nhân tố làm cho chư vị sợ.” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
Trong kinh nghiệm phân phát báo giảng chân tướng ở Hồng Kông gần đây của tôi, tôi đã học được cách hướng nội tìm chấp trước khi có ít người nhận báo. Hơn nữa, tôi quyết định rằng những sinh mệnh tà ác từ các không gian khác không được an bài những “khảo nghiệm” ngay cả khi tôi có sơ hở, vì cái gọi là khảo nghiệm của chúng sẽ cản trở chúng sinh biết chân tướng Pháp Luân Công. Sư phụ sẽ an bài cho tôi, để tôi có thể loại bỏ chấp trước của mình. Các sinh mệnh tà ác không được phép tham dự vào. Khi niệm này xuất ra, mọi người bắt đầu nhận báo.
Quá trình phân phát báo cũng là quá trình loại bỏ các quan niệm người thường, nào là người đi làm thì khó phát, thời điểm nào khó phát, địa điểm nào khó phát, phát chậm như vậy thì đến khi nào mới hết. Tôi phải loại bỏ tất cả các quan niệm của mình. Khi phải đối mặt với một tình huống bất lợi, tôi phải lạc quan và bình tĩnh, không chấp trước vào kết quả. Tôi chỉ nghĩ đến việc từ bi đối đãi với chúng sinh. Vì vậy, tôi kiên trì được trong việc phát báo và kết quả rất tốt.
Lập tức chấm dứt cuộc bức hại mới có thể cứu độ chúng sinh nhiều hơn nữa. Hồi tưởng lại quá trình giảng chân tướng của mình trước đây, tôi từng có tâm hoan hỷ và thấy cao hứng khi làm được tốt việc giảng chân tướng. Như vậy mục đích của tôi không phải là để “chứng thực bản thân mình” qua “làm việc tốt trong thời kỳ Chính Pháp sao”? Trong trường hợp đó, không phải tôi đang hy vọng cuộc bức hại sẽ tiếp tục để tôi có thể thỏa mãn chấp trước chứng thực bản thân sao? Giảng chân tướng không phải là mục đích tồn tại của đệ tử Đại Pháp, chúng ta đến là để chứng thực Pháp, nhưng vì đã phát sinh cuộc bức hại nên chúng ta mới cần giảng rõ chân tướng để cứu độ chúng sinh. Tuy nhiên, tôi đang lợi dụng cuộc đàn áp để chứng thực bản thân mình. Tôi thậm chí không nhận ra rằng mình đã hy vọng cuộc bức hại sẽ kéo dài.
Tôi nên loại bỏ chấp trước của mình để cứu độ chúng sinh nhiều hơn, chứ không phải để đề cao tầng thứ. Nếu chúng ta tuyệt vọng khi không giảng chân tướng tốt, các sinh mệnh tà ác sẽ hả hê, vì chúng đã cản trở công việc của chúng ta thành công. Nếu chúng ta thực sự chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, chúng ta sẽ không bị động tâm trước bất kể sự việc nào. Chúng ta sẽ lập tức đứng lên làm lại được tốt, không để các sinh mệnh tà ác lợi dụng sơ hở của chúng ta. Trong quá trình chứng thực Pháp, bất kể tư tưởng nào mong muốn cuộc bức hại kéo dài đều là nhân tâm cần phải tu bỏ.
Trên đây là những thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, có hữu hạn về tầng thứ; nếu có điểm nào không đúng xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/9/26/163277.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/10/4/90163.html
Đăng ngày 02-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.