Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc.

[MINH HUỆ 05-04-2003] Xã hội ngày nay người ta quá coi trọng đồng tiền. Dường như số tiền mà một cá nhân sở hữu nhiều bao nhiêu thì sẽ quyết định tầng thứ xã hội của người ta cao thấp ra sao. Nhưng là học viên Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta nên tu bỏ chấp trước vào tiền bạc và lợi ích cá nhân. Từ năm 1997, khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi đã được Sư phụ liên tục dẫn dắt trong đề cao bản thân. Sau đây là một vài trải nghiệm tôi xin thảo luận và chia sẻ với những đồng tu Đại Pháp.

1. Không chiếm tiện nghi

Lần nọ khi tôi đi mua sắm, người thu ngân đã trả dư cho tôi 50 xu; Lúc đó tôi thấy không có gì là nghiêm trọng và rời khỏi cửa hàng đạp xe về nhà. Trên đường về, tôi bị ngã và đột nhiên tôi nhận ra rằng Sư phụ đang muốn nói điều gì đó với tôi. Tôi quay lại cửa hàng và trả lại món tiền thừa. Sau đó tôi được trả tiền dư đến hai lần. Và tôi đã hoàn lại đầy đủ.

2. Không nhặt của rơi

Một đêm trên đường về nhà sau khi xem bài giảng Pháp của Sư phụ ở điểm phụ đạo, tôi thấy một cái khoan điện cầm tay to nằm trên đường. Chung quanh thì không có ai và rất yên tĩnh. Tôi nhận ra ngay đây là một khảo nghiệm, vì chồng tôi là thợ điện và vào thời điểm đó thì ông ấy đang cần một cái khoan cầm tay như thế. Tôi lập tức bỏ đi mà không nghĩ ngợi gì thêm. {C:en}

3. Chìm trong thùng thuốc nhuộm

Tôi giúp đỡ một nhóm xây dựng trong một dự án xây dựng. Họ kiếm được một số tiền và muốn chia cho tôi. Tôi lịch sự từ chối. Sau đó họ cho tôi một số gạch men còn dư lại từ công trình. Khoản gạch này trị giá 1.000 Nhân dân tệ. Thời điểm đó gia đình tôi đang xây nhà và đang cần gạch, nên tôi nhận lời. Vào hôm gạch được giao đến nhà tôi, khi đạp xe về nhà, ở giao lộ, tôi liên tục bị những chiếc xe tải nuối đuôi nhau chặn lại. Tôi chợt nhận ra tôi đã sai. Tôi nhớ đến lời Sư phụ giảng trong bài “Hoàn cảnh trong Tinh tấn yếu chỉ“

“…trong tu luyện thì từng cái tâm cần phải bỏ đều là bức tường chắn, chắn ngang cản trở con đường tu luyện của chư vị,”

4. Giúp đỡ người khác là niềm vui

Một lần tôi đến thăm một người bạn. Vừa hay là con của bạn ấy bị dính líu đến một vụ tai nạn xe máy. Họ rất lo lắng và đang cần tiền. Tôi cố hết sức và đưa cho họ một ít tiền trong khả năng của tôi để giúp đỡ họ. Lần khác khi tôi đến thăm họ hàng; ngay lúc họ đang cần tiền để xây nhà và đang lo lắng về việc phải vay mượn ở đâu. Sau đó tôi đề nghị được giúp đỡ và cho họ mượn tiền của tôi. Tôi nghĩ rằng những tình huống này không phải là ngẫu nhiên. Nó là để cho tôi thấy liệu tôi có thể bảo trì được tâm từ bi và có thể tu bỏ chấp trước vào tiền bạc hay không.

5. Thản nhiên mà xả

Gia đình tôi xây một ngôi nhà mới và chúng tôi đã thanh toán mọi khoản. Tuy nhiên, một năm sau, một vài người thợ xây đột ngột xuất hiện và nói rằng chúng tôi nợ họ 1.300 Nhân dân tệ tiền công. Tôi gọi một số cuộc điện thoại và phát hiện rằng những người thợ này đã lãng phí thời gian trong lúc làm việc và người chủ của họ đã giữ lại khoản tiền ấy.

Theo luật pháp của xã hội, thì tôi không phải trả cho họ chút gì. Nhưng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và tôi nên suy xét chiểu theo những nguyên lý của Đại Pháp. Mặt khác, họ đang kiếm sống bằng một công việc nặng nhọc, lấm lem bùn đất và đẫm mồ hôi; hơn nữa, có thể đây là món nợ của tôi tại những tầng thứ khác nhau mà Sư phụ đang cân bằng lại cho tôi.

Sau đó tôi trả cho họ 1.300 Nhân dân tệ mà không nghĩ ngợi gì thêm. Tôi cũng tận dụng cơ hội này để nói về Đại Pháp. Họ rất vui mừng đến nỗi không nói nên lời. Ngày hôm sau, ông chủ của họ gọi điện thoại cho tôi và nói, “Anh thực sự là một người tốt! Hãy để tôi mời anh đi ăn nhà hàng một bữa nhé!” Tôi nói, “Ông không cần phải làm thế đâu, hãy để tôi mời ông nhé. Hãy nhớ rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Ông ấy liên tục nói, “Tốt! Tốt! Thật là tốt quá! Tôi cũng muốn tu luyện Pháp Luân Công.” Tôi hiểu rằng lần này tôi đã làm đúng và giống như tôi đã tu bỏ được một tầng những chấp trước người thường. Điều đó giống như Sư phụ đề cập đến trong bài “Vô lậu trong Tinh tấn yếu chỉ:

“Đối với người tu luyện ở các tầng thứ khác nhau, Pháp đối với họ là cũng tồn tại yêu cầu của các tầng thứ khác nhau. Xả là thể hiện của không chấp trước vào tâm người thường, nếu là người thật sự có thể thản nhiên mà xả, tâm bất động, thì thực tế là đã ở tầng đó rồi.”

6. Chỉ xét nhân tâm

Con gái tôi quay về nhà sống với tôi khoảng nửa năm. Cháu nhờ tôi giữ tiền cho cháu. Cháu sẽ xin một số tiền khi cần. Nửa năm sau, khi cháu sắp rời đi, cháu nói rằng tiền của cháu hụt mất 5.000 Nhân dân tệ. Tôi nghĩ rằng điều này không phải là ngẫu nhiên; có lẽ tôi đã nợ cháu ở những đời trước. Sau đó tôi đưa tiền cho cháu. Nhưng trong tâm tôi vẫn không buông được. Tôi nghĩ rằng tôi đã nuôi dạy cháu, và cháu đã không cho tôi đồng nào mà ngược lại, cháu còn lấy cả một năm tiền lương hưu của tôi. Phải mất đến nửa năm tôi mới tu bỏ được ý niệm này.

Sư phụ giảng trong “Vô lậu trong Tinh tấn yếu chỉ”

“Trong Nhẫn có xả, có thể xả là thăng hoa của tu luyện.”

Sau khi tôi loại bỏ ý niệm này, vào dịp Tết Nguyên Đán, con rể đã đến thăm chúng tôi; cháu biếu tôi 6.600 Nhân dân tệ và nói rằng đây là quà cho bố mẹ vợ. Tôi nhận ra rằng đây cũng là một khảo nghiệm mà Sư phụ an bài cho tôi. Không phải là để tôi phải mất tiền, mà là để xem tâm tôi.

Trải nghiệm này làm tôi thể ngộ Pháp lý mà Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân,

“…toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.”

Sư phụ an bài cho chúng ta sống giữa người người thường chứ không phải cho chúng ta sống như người thường, để cho chúng ta tu bỏ những chấp trước người thường khi sống trong xã hội. Chúng ta nên trân quý cơ hội vạn năm có một, nhất tư nhất niệm, nhất ngôn nhất hành tại mỗi thời mỗi khắc đều chiếu theo Pháp. Chúng ta đừng để Sư phụ thất vọng!

Xin từ bi chỉ ra những điều chưa phù hợp


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/4/5/47753.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/4/13/34443.html

Đăng ngày 02-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share