Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 18-12-2017] Tháng trước, một vị đồng tu bất ngờ đến nhà và nhờ tôi giúp anh ấy phát chính niệm giải thể bức hại của tà ác, vì khi anh giảng chân tướng thì thấy có lậu, sợ bị cựu thế lực dùi vào sơ hở mà bức hại.

Những lời đồng tu kể thường thêm những giả tưởng, phỏng đoán không có thật của mình nên tôi đã khuyên anh ấy nên bỏ những tư duy phụ diện đó đi, đừng để vì tư duy người thường của mình mà chiêu mời rắc rối. Lúc ấy, vị đồng tu cho rằng tôi không giúp anh ấy, nên đã khóc, cầu xin, nói năng hỗn loạn, nói những lời đệ tử Đại Pháp không nên nói, khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Tôi mãi mới có thể giải quyết hiểu lầm của anh ấy và đáp ứng phát chính niệm hỗ trợ anh ấy hai lần mỗi ngày, buổi sáng và buổi chiều.

Sau đó anh ấy lại nhờ tôi phát chính niệm cho mẹ anh ấy (cũng là đồng tu) bị bắt phi pháp. Tôi hỏi những thông tin cơ bản về đồng tu đó rồi cũng đáp ứng. Khi đồng tu rời đi, tôi mới bình tâm xem xét lại sự việc vừa rồi, đột nhiên nhận ra vấn đề. Sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi quyết định viết ra mấy lời muốn chia sẻ để nhắc nhở tất cả mọi người .

1. Khi gặp khó khăn nguy hiểm, niệm đầu tiên là cầu cứu Sư phụ

Sư tôn đã sớm giảng cho chúng ta:

“Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.” (Chuyển Pháp Luân)

Từ đoạn Pháp trên tôi ngộ ra rằng có tin tưởng tuyệt đối vào Đại Pháp hay không chính là khảo nghiệm đối với mỗi đệ tử. Sau thân mỗi đệ tử đều có Pháp thân của Sư phụ mà không chỉ có một Pháp thân, Sư phụ luôn bên cạnh chúng ta. Nhưng đồng tu ấy khi gặp vấn đề, niệm đầu tiên nghĩ đến là mẹ của anh ấy, sau đó đến đồng tu khác, từ đầu đến cuối đều không nghĩ đến Sư phụ. Đây chẳng phải tư duy lộn ngược sao? Sư phụ không gì không làm được, Đại Pháp uy lực vô biên, tại sao không cầu cứu Sư phụ? Đây chính là vấn đề căn bản của tu luyện. Lúc đến điểm và trong khi giảng chân tướng đồng tu không hề sợ hãi. Nhưng khi về nhà nhớ lại cảnh giảng chân tướng lại thấy sợ hãi. Việc đồng tu làm là đường đường chính chính cứu người, đương nhiên sẽ được Sư phụ bảo hộ. Như thế tại sao khi về nhà lại thấy sợ cho được? Thực ra tôi cũng từng có cảm giác giống đồng tu, mà không chỉ có một lần. Nhưng cuối cùng cũng chính là tự mình làm mình sợ hãi.

Tại sao sau khi giảng chân tướng về nhà lại thấy sợ hãi, theo tôi có hai nguyên nhân: Thứ nhất, chính là chúng ta chưa vứt bỏ hoàn toàn các nhân tố vật chất sợ hãi, khi làm không tốt việc gì đó, các nhân tố đó liền khởi tác dụng, tạo giả tướng không an toàn, tâm sợ hãi nổi lên. Thứ hai, những tà ác ở không gian khác thấy bạn sợ, liền lợi dụng hoàn cảnh đó để khuếch đại nỗi sợ hãi trong bạn, làm bạn càng ngày càng thấy sợ, càng nghĩ càng sợ, ngăn cản bạn tiếp tục đi giảng chân tướng. Mục đích của tà ác là kéo chúng ta xuống và hủy hoại chúng ta. Do đó, tuyệt đối phải thanh tỉnh trước những lừa dối của chúng.

Thực ra, lúc này, điều đầu tiên chúng ta cần làm là xin Sư phụ gia trì, áp chế tâm sợ hãi, hướng nội tìm chấp trước và tiêu diệt chúng, đồng thời phủ định mọi an bài của cựu thế lực, phát chính niệm thanh trừ những hắc thủ lạn quỷ ở không gian khác. Sư phụ giảng: “Đệ tử chính niệm túc, Sư hữu hồi thiên lực.” (Sư đồ ân, Hồng Ngâm 2) Tâm sợ hãi không còn, chính niệm đầy đủ, Sư phụ có thể làm mọi thứ giúp chúng ta. Nếu tà ác vẫn còn dám bức hại, Sư tôn cũng quyết không cho phép.

Chúng ta đều là những người tu luyện Đại Pháp, là đệ tử của Sư phụ, là đồng tu chứ không phải quan hệ người thường, nên giúp đỡ hay vì ai làm điều gì đó thì đều là việc nên làm và không đòi hỏi phải báo đáp, bởi đó đã là an bài của Sư phụ. Trên con đường tu luyện không có chuyện ngẫu nhiên. Đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể, bề mặt là giúp đỡ đồng tu, nhưng thực tế là làm gì cũng chính là làm cho bản thân, cũng không có uất ức, không than phiền. Bạn không hề chịu thiệt mà đang dựng lập uy đức vô tỷ cho chính mình. Bởi vì tư tưởng của tân vũ trụ là vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.

2. Thực sự độ nhân, cứu người là do Sư phụ làm

Sư tôn sớm đã giảng cho chúng ta:

“Kỳ thực ấy là Pháp đã độ nhân, làm việc ấy là chỉ có Sư phụ, chư vị chỉ là dẫn dắt người có duyên đến đắc Pháp, còn có thể thật sự độ được không thì còn phải xem người ấy có thể tu viên mãn hay không thì mới định ra được.” (Đừng phát biểu bừa bãi, Tinh tấn yếu chỉ)

Thời gian tu luyện của các đồng tu là khác nhau, có người từng được tham gia lớp giảng Pháp của Sư phụ, có người không, có người tinh tấn, có nhiều người lại tu cũng được không tu cũng xong, có người chính niệm mạnh, có người tư tâm nhiều, có người khai thiên mục hoặc có năng lực nào đó, có người có cảm giác có người không, có người làm tốt ba việc cũng có người tâm sự hãi lớn nên ít khi giảng chân tướng, v.v. Tổng kết lại, tầng thứ khác nhau, cảnh giới khác nhau, trạng thái tu luyện cũng không giống nhau.

Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, kỳ thực tu luyện chính là tu bản thân. Trước năm 1999 là giai đoạn tu luyện cá nhân, chủ yếu là học Pháp, tu tâm, luyện công và hồng dương Đại Pháp. Trong khi tu luyện cũng sẽ biểu hiện lên các chủng nhân tâm nên có những khảo nghiệm để tu bỏ chúng. Sau năm 1999, tu luyện cá nhân thay bằng tu luyện thời kỳ Chính Pháp, cụ thể ở làm ba việc. Học Pháp, tu tâm, luyện công là trực tiếp đồng hóa với Pháp, đây là một phương diện tu tâm tính, chính là phải tu bản thân. Phát chính niệm và giảng chân tướng cứu người cũng đồng dạng là một phương diện tu tâm tính. Từ trên pháp lý mà biết rằng cần phải nghe lời Sư tôn dĩ Pháp vi Sư, cũng phải nhìn rõ sự nguy hại của việc học theo người khác mà không học Pháp.

Nhưng có một số đồng tu lại quên mất đi nguyên tắc này, dẫn đến khi giảng chân tướng, thấy có người làm tốt ở phương diện nào, liền hết lời tán dương và học theo. Các đồng tu đã từng nghĩ chưa, những lời hay tiếng đẹp, muốn học theo đồng tu kinh nghiệm hoặc cách thức của đồng tu khi giảng chân tướng cứu người. Nếu tâm đồng tu không chính (có tâm sùng bái, dựa dẫm) bất kể là vô tình hay hữu ý đều sẽ đẩy đồng tu xuống vực. Những đồng tu nhận được tán dương, hoặc được học hỏi kinh nghiệm giảng chân tướng, cũng cần mang tâm thái bình hòa, phải biết rõ rằng những năng lực mình có được đều là Sư phụ ban cho và được Đại Pháp giao phó. “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân), bản thân chỉ có dùng chân để đi, dùng miệng để bảo cho con người chân tướng, còn chân chính độ nhân cứu người chỉ có Sư phụ. Nếu không giữ vững bản thân, cho rằng mình làm tốt hơn người khác, nhận được khen tụng của đồng tu, thì cũng cho là đúng, trong tâm vui vẻ, có cảm giác lâng lâng, tưởng mình cao hơn người khác, liền cao hứng trong tâm: Tôi tốt, các bạn không tốt, các bạn phải học theo tôi.

Sư phụ giảng:

“…tâm hiển thị cộng thêm tâm hoan hỷ là dễ bị ma tâm lợi dụng.” (Kết luận chắc chắn, Tinh tấn yếu chỉ)

Bất kể tự giác hay không, khi ở trạng thái tiềm ý thức thì rất dễ xuất hiện vấn đề, bởi vì đó chỉ là lời kiếm cớ.

Đương nhiên còn có những yếu tố bề mặt khác, như là những người tham gia phát tài liệu ở điểm giảng chân tướng cũng phải nghiêm khắc đối đãi với việc này. Những phương diện này đã có giáo huấn nhiều rồi, cái giá phải trả cũng quá lớn. Do đó phải luôn biết khiêm tốn, như biển cả luôn đứng ở vị trí thấp nhất và bao dung những dòng sông. Bản thân đệ tử Đại Pháp cũng cần được Sư tôn cứu độ, không có Sư tôn và Đại Pháp, thì sẽ không có đệ tử Đại Pháp của ngày hôm nay, rời xa Đại Pháp và Sư phụ, chúng ta sẽ không là gì cả. Đừng nghĩ bản thân tài giỏi – đây chính là tối kỵ trong tu luyện, cũng là nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất. Đặc biệt là trong trường bức hại tàn khốc này, khi đã đến ngày hôm nay thì càng phải biết trân quý cơ duyên và bước đi cẩn thận hơn nữa.

3. Giúp đồng tu phát chính niệm, không nên khởi tác dụng phụ diện

Khi tôi và đồng tu thống nhất niệm đầu phát chính niệm, tôi chợt hỏi đồng tu: Bạn phát chính niệm cho mẹ bạn thế nào. Đồng tu nói cho tôi nội dung phát chính niệm: Vì mẹ của anh ấy luôn nghĩ vì mình tu luyện nên sẽ bị bắt, do đó phát chính niệm để loại trừ cuộc bức hại chỉ có trong tưởng tượng này. Tôi đã rất kinh ngạc: Vì sao có thể có nhiều những tư duy phụ diện như vậy? Sự bức hại không có thật, thì tại sao phải phát chính niệm. Đều là giả tướng mình tạo ra. Đây không phải là tự tìm phiền phức sao? Lời đệ tử Đại Pháp đều mang năng lượng, và lưu lại trong thời gian dài nên có thể biến chuyện không thể thành sự thật. Đây không phải cấp thêm cho tà ác cơ hội bức hại sao?

Tôi từng đọc được một bài chia sẻ trên Minh Huệ về việc một học viên thông qua sự giúp đỡ của đồng tu mà vượt quan, trong đó có đoạn: “Tôi nghĩ làm thế nào mới có thể vượt qua quan nghiệp bệnh đây? Chỉ có học Pháp cho tốt, mọi thứ đều giao phó cho Sư phụ, hướng nội tìm, tu bỏ chấp trước, mới có thể vượt qua. Buổi tối, tôi và một người khác đến nhà một đồng tu lâu năm tu luyện tinh tấn, tôi vừa ngồi lên giường, chân tự nhiên có thể ngồi song bàn (bởi chân sưng rất to, nên lúc học Pháp chỉ có thể duỗi chân), ba người chúng tôi mỗi ngày đều học Pháp, phát chính niệm. Ở nhà đồng tu này, tôi có thể ngồi song bàn, ở nhà khác thì không như thế, người khác hỏi tôi đã đỡ hơn chưa, tôi liền trả lời là đã tốt rồi, tránh cho đồng tu có thêm bất kỳ những suy nghĩ tiêu cực khác. Hai đồng tu đã giúp tôi tăng thêm chính niệm, mỗi lần học Pháp xong chúng tôi đều giao lưu chia sẻ, mỗi lần cô ấy đều khích lệ tôi: Hôm nay đã tốt hơn hôm qua, chân cũng hết sưng rồi, khiến tôi tăng thêm tín tâm.“

Có thể thấy, trong trường ma nạn, chính niệm của đồng tu vô cùng quan trọng. Chính niệm và các tư duy phụ diện sẽ mang lại kết quả hoàn toàn trái ngược. Sư phụ từng giảng: “tướng do tâm sinh” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009]). Suy nghĩ của đệ tử Đại Pháp sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường bên ngoài. Do đó giữ tâm cho chính mới là điều quan trọng nhất. Nhất động chế vạn động. Sư tôn cũng giảng:

“[Dẫu] có chuyện gì trọng đại đến mấy xảy ra [thì] vẫn cứ như là không có gì cả, cứ bình thường mà làm những gì mà đệ tử Đại Pháp cần làm; đó chính là con đường mà chư vị đang đi hôm nay; đó chính là uy đức mà chư vị lưu lại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2004)

Sống trong xã hội đầy những tư tưởng biến dị, các đệ tử Đại Pháp càng phải chú ý hơn nữa, đặc biệt nhất là tu bỏ thói quen hoài nghi mọi thứ do nhiều năm sống trong văn hóa đảng dưỡng thành. Khi giúp đồng tu phát chính niệm, nhất định phải có niệm đầu đúng đắn, phù hợp và tính nhắm thẳng với từng tình huống cụ thể, phát xuất ra đều là chính niệm: phát chính niệm nhất định phải dựa trên Pháp , chính niệm gia trì cho đồng tu , chính niệm thanh trừ tà ác, trong lúc phát chính không được có nửa điểm hoài nghi hay các tư tưởng phụ diện khác. Những tư tưởng tiêu cực phụ diện sẽ làm tăng mức độ bức hại của tà ác lên đồng tu, nói nghiêm trọng hơn là đã không thể giúp đỡ đồng tu mà đang giúp tà ác. Do đó, chỉ gây thêm phiền phức không cần thiết. Không chỉ lúc phát chính niệm như vậy, trong các trường hợp tiếp xúc, giao lưu, sinh hoạt cũng cần phải luôn giữ mình cho chính. Một phát hiện sai sót cần lập tức thanh trừ.

Đây là chút thể ngộ cá nhân, có điều gì không phù hợp với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/18/358028.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/13/171503.html

Đăng ngày 01-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share