Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đại lục
[MINH HUỆ 29-7-2018] “Từ bi” là một danh từ được sử dụng để nói về nhiều người đắc đạo trong tu luyện, thường nghe nhiều nhất như “Quan Âm Bồ Tát đại từ đại bi” hoặc “Phật tổ vô lượng từ bi”. Từ bi là một trạng thái có được do tu, là một cảnh giới vô tư, là trong cuộc sống ma luyện dần dần mà thành từng chút một qua mỗi một sự việc, hướng thượng nhưng không thể nóng vội truy cầu, không phải người bình thường trong một ngày liền có thể thành được.
Thiện là một dạng biểu hiện của từ bi, thể hiện ra sự thương xót đối với người đang gặp đau khổ trong cuộc sống. Đối với người làm việc ác dẫn đến việc sẽ gặp ác báo thì khuyến thiện và tiếc than. Quan tâm tới người lương thiện, trong từ bi hiển lộ ra sự chân thành, chỉ có sự thuần chân phát ra từ tận đáy lòng mới có thể làm xúc động đến nhân tâm, giáo hóa con người. Đồng thời trong từ bi còn có tấm lòng rộng lớn, đối mặt với các tổn hại sẽ không hề tức giận. Đối mặt với tình cảm sẽ không có thiên vị, có tấm lòng thản đãng có thể dung nạp vạn vật. Vì vậy, trong từ bi có Chân, có Thiện, cũng có Nhẫn. Nói ngược lại, trong Chân Thiện Nhẫn có thể tu xuất ra từ bi.
Có một đoạn về câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa, lưu lại cho con người một khải thị. Trong thời gian Phật Milarepa tu hành tại động Hộ Mã Bạch Nhai, một hôm có một nhóm thợ săn dẫn theo chó săn, khi đi săn không bắt được gì, trong lúc vô ý bước đến trước động của Milarepa, vừa thấy Milarepa, sợ tới mức la lên: “Ngươi là người hay là quỷ? Làm sao toàn thân đều là xanh lục?”
Milarepa đáp: “Tôi là người, bởi vì ăn cây gai lâu ngày, mới biến thành hình dạng như vậy.”
“Lương thực ngươi dùng cho tu hành để ở đâu? Đem lương thực của ngươi ra đây cho chúng ta ăn, sau này chúng ta sẽ trả tiền cho ngươi. Nếu ngươi không lấy ra, chúng ta sẽ giết ngươi!” Thợ săn nhìn khắp nơi một lượt ở trong động, hung hãn nói một cách uy hiếp như vậy.
“Tôi ngoại trừ cây gai ra, cái gì cũng không có. Nếu như có, cũng không cần phải giấu diếm, bởi vì tôi tin rằng đối với người tu hành thì chỉ có cấp lương thực, chứ không bao giờ cướp lương thực từ người tu hành!” Milarepa nói.
Trong đó có một người thợ săn nói: “Cấp dưỡng cho người tu hành có gì tốt không?“ “Cấp dưỡng cho người tu hành sẽ có may mắn”, Milarepa nói.
Người thợ săn cười nói: “Được! được! Ta sẽ cấp dưỡng cho ngươi một lần nhé!” Nói xong, liền túm Milarepa ném từ trên chỗ ngồi xuống dưới đất, rồi lại nhấc quẳng lên trên, ngã xuống, rồi lại ném đi. Cứ quẳng ném như vậy, làm thân thể gầy yếu của Milarepa không thể chịu được, thống khổ vô cùng. Tuy bọn họ vũ nhục Milarepa như vậy, trong tâm của Milarepa lại nảy sinh ra tâm từ bi với họ, vô cùng thương xót bọn họ, nước mắt không ngừng chảy xuống.
Một người thợ săn khác ngồi bên cạnh không hề làm nhục Milarepa liền nói: “Này! Không nên làm như vậy. Ông ta quả đúng thật là một hành giả tu khổ hạnh! Cho dù ông ta không phải là một người tu hành, đem bắt nạt một người xương gầy như que củi như vậy, cũng không tính là một anh hùng hảo hán! Huống chi chúng ta cũng không phải bị đói vì ông ta. Việc làm không kể đến đạo lý như vậy, tốt nhất không nên làm!” Rồi hướng đến Milarepa nói: “Hành giả Yoga à! Tôi thực sự khâm phục ông. Tôi không hề quấy nhiễu ông, mong ông bảo hộ tôi.” Người thợ săn hiếp đáp Milarepa và nói: “Tôi đã nâng lên hạ xuống, cấp dưỡng cho ông tốt rồi. Ông cũng nên bảo hộ lại tôi nhé.” Nói xong, cười lớn rồi bỏ đi.
Trong toàn bộ sự việc, Milarepa cũng không hề sử dụng thần chú trừng phạt ba người kia, ngược lại khi bị người khác mỉa mai làm nhục, lại sinh ra từ bi, đây quả là phong thái đại độ biết bao. Nhưng mà ba người đó cuối cùng nhận ác quả, vì một sự việc nào đó mà quan toà xử nhóm thợ săn tử hình. Ngoại trừ người thợ săn kia nói rằng không được hiếp đáp Milarepa là không chịu tội, số còn lại đều bị trừng phạt rất nặng.
Có thể thấy rõ ràng, với người hiếp đáp người tu hành, ác báo cuối cùng là hại bản thân, chỉ có ôm giữ thiện niệm, theo Thiện bỏ ác, giữ lấy cái Thiện vứt bỏ cái ác, không nên hành động theo cảm tính, cần dùng thiện với bản thân, với người khác để có được kết quả tốt đẹp. Từ bi không phải là cái thiện mà khi người khác đối với bản thân tốt mới biểu hiện xuất ra, từ bi là một loại tình yêu to lớn, là một loại trạng thái vĩnh hằng. Đương nhiên, sự sâu sắc huyền bí của từ bi cũng không phải phàm phu tục tử chúng ta có khả năng thăm dò được, nhưng thật muốn hỏi một câu: “Bạn hữu thân ái, bạn liễu giải bao nhiêu đối với từ bi? Làm được đến đâu vậy?”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/29/371568.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/30/171699.html
Đăng ngày 01-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.