Bài viết của Đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 23-07-2018] Một đệ tử Đại Pháp mà không kiên định vào Pháp không phải là một chuyện nhỏ. Đạo lý này tôi đã sớm nhận thức được, bởi khi Sư phụ giảng Pháp ở các nơi đều giảng về vấn đề này. Nhưng do học Pháp không sâu, không thực tu, nên nhiều khi rơi vào trạng thái dao động mà cứ tưởng rằng mình vẫn kiên định vào Đại Pháp. Trạng thái này ngược lại cũng ảnh hưởng đến việc học Pháp và thực tu.

Một hôm, có một đồng tu lâu năm từng tham gia lớp giảng Pháp của Sư phụ ở Đại lục đã nói với tôi: “Tôi gần đây luôn cảm thấy cơ thể nặng nề đến mức không thể thẳng lưng. Ngày nào cũng phát chính niệm trường kỳ, mới có thể tạm thời ngủ yên.”

Tôi liền hỏi đồng tu A: “Anh còn nhớ về vấn đề cảm giác trong tu luyện Sư phụ đã giảng như thế nào không?”

Đồng tu A đáp: “Trong tu luyện, cảm giác không là gì cả.”

“Thế nếu theo Pháp của Sư phụ thì anh nên đối đãi với ‘cảm giác’ này thế nào?”

“Đó đều là giả tướng, không thể thừa nhận nó! Nhưng mà, tôi thật sự rất mỏi, mỏi đến nỗi muốn ngã ngay xuống đất.”

“Sư phụ đã giảng như thế nào? Chúng ta nên nghe lời Sư phụ.”

“Tôi đương nhiên là nghe theo lời Sư phụ. Đây đều là giả tướng, không thể thừa nhận. Nhưng thực sự rất mỏi, mỏi đến nỗi muốn ngã ra đất.”

Đồng tu A trả lời trước sau không đồng nhất, đáp đi đáp lại vài lần như thế làm tôi đột nhiên thấy hơi tức giận, không kìm chế được, vẫy tay ra hiệu đồng tu đừng than phiền nữa, giọng cũng cao hơn bình thường: “Anh miệng thì nói là phải nghe lời Sư phụ, nhưng lại cứ để cái ‘cảm giác’ kéo đi! Anh có đúng là đang tu luyện không? Anh có thật sự tin vào Đại Pháp, tin Sư phụ hay không?”

Đồng tu A nói: “Tôi đương nhiên tin Sư phụ. Một giờ trước, tôi không quản mưa to gió lớn đến nhà đồng tu B lấy tập san chân tướng. Đồng tu B còn vô cùng kinh ngạc nói mưa to như vậy vẫn đến. Tôi còn đáp, việc Đại Pháp thì chuyện gì cũng không cản được tôi.”

Khi đồng tu A kích động lên, tôi biết mình đã không phải với đồng tu, bởi nó không phù hợp với tiêu chuẩn làm người tốt theo yêu cầu của Sư phụ, nên vội vàng xin lỗi. Nhưng tôi đã không hướng nội ngay, mà vẫn mang tâm bất bình trở về nhà. Buổi tối phát chính niệm thanh lý bản thân nhớ lại chuyện ban sáng, liền phát hiện ra một số vấn đề, nay muốn viết ra để cùng giao lưu với các đồng tu.

Vấn đề thứ nhất: “Tại sao buổi sáng tôi lại gặp chuyện như vậy?”

Sư phụ giảng:

“Vấn đề này đã nghiêm trọng phi thường, họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi.” (Đối thoại với thời gian, Tinh tấn yếu chỉ)

Từ chuyện lúc sáng nhìn lại bản thân, chẳng nhẽ tôi cũng đang không kiên định với Sư phụ với Đại Pháp sao?

Sư phụ giảng:

“Chừng nào chư vị là một người tu luyện, bất kể là ở hoàn cảnh hoặc bất kể tình huống nào, thì tất cả những việc rắc rối và không vui gặp phải, thậm chí cả công tác vì Đại Pháp nữa, dẫu chư vị nhận thức rằng đó là việc tốt đến mấy, việc thần thánh đến mấy, tôi thảy đều lợi dụng để trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, bộc lộ ma tính của chư vị, và trừ bỏ nó đi.” (Nhận thức tiếp nữa, Tinh tấn yếu chỉ)

Chỉ có hướng nội mới tìm ra chấp trước và diệt trừ chúng, mới có thể đề cao. Tôi không chú ý hướng nội nên khi gặp chuyện liền dao động không kiên định vào Pháp của Sư phụ, phản ánh ở việc bị dẫn động bởi biểu hiện “không phân biệt rõ đúng sai” của đồng tu. Khi dao động đáng lẽ nên dùng chính niệm hướng nội tìm vô điều kiện.

Tôi lại hướng nội thâm sâu hơn nữa…

Khi giảng về kết cấu của vũ trụ Sư phụ giảng pháp lý “cành của một cây” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015). Chính là khi đứng tại góc độ của một nhánh cây, có thể nhìn thấy toàn bộ vũ trụ sao? Sư phụ giảng:

“Cái đúng là họ, cái sai là mình.” (Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm 3)

Buổi sáng, tôi hùng hồn muốn điều chỉnh lại cái gọi là “sai” của đồng tu, đây là điều rất nguy hiểm. Khi đồng tu gặp vấn đề nên nhắc nhở, nhưng phải dùng chính niệm để nói, không nên mang bất cứ ý niệm người thường nào. Chẳng phải trong trạng thái bảo trì chính niệm thì hiệu quả sẽ càng tốt hơn nữa hay sao?

Vấn đề thứ hai: Tại sao tôi gấp gáp muốn đồng tu đề cao?

Gần đây, những đồng tu xung quanh tôi thường hay than thở về các vấn đề khác nhau. Lại có những người đã nhiều năm buông lơi tu luyện nên có biểu hiện bất lực trong tu luyện là điều dễ hiểu. Còn đồng tu A lại bị là người làm tốt ba việc… Tìm kiếm thâm sâu hơn nữa, bản thân tôi ngoài mặt không nói, nhưng ẩn sâu trong tâm lại đang đánh giá tầng thứ cao thấp của đồng tu. Chính niệm mạnh có thể cân nhắc mọi thứ đúng sai, sẽ không dùng nhân tâm xét vấn đề và gặp chuyện phiền phức nào cũng có thể tránh được. Miệng luôn nói Pháp của Sư phụ: “Đệ tử Đại Pháp là chỉnh thể” (Trợ Sư, Hồng Ngâm 3), thực tế sâu trong tâm lại lấy cách đối nhân xử thế hạn hẹp của người thường đi đo lường biểu hiện của đồng tu, đây là không phải chính là không kiên định vào Sư phụ và Đại Pháp hay sao? Đây cũng chính là tâm dao động (không thể dung hòa trong Pháp) hay sao?

Hướng nội sâu hơn nữa, tôi lại tìm thấy bản thân có bệnh thành tích, tâm cầu danh, tâm ỷ lại, sợ chuyện phiền phức vô cùng mãnh liệt. Những tâm chấp trước này tôi chưa tu bỏ hoàn toàn, lại không có biểu hiện trực tiếp giống những tâm chấp trước khác, nên mới lơ là để chúng nổi lên làm loạn.

Vấn đề thứ ba: Tôi dùng cách gì để giúp đồng tu A đề cao?

Tôi đã không cân nhắc đến sức chịu đựng của đồng tu, tôi hy vọng đồng tu đề cao, thực ra lại cũng chính là muốn mình đề cao lên, nhưng tôi lại nhìn vào biểu hiện tại thế gian của đồng tu chứ không dùng tiêu chuẩn của Pháp để đo lường: Luyện công đầy đủ thì thân thể có nhẹ nhàng? Thần sắc ra sao? Tâm thái và giọng nói thế nào? Thậm chí có khi giảng chân tướng, một ánh mắt của đồng tu cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi. Tôi cũng có khi truy cầu kết quả của làm ba việc trong xã hội người thường. Tôi đã không nghe lời Sư phụ giảng: “Làm [công chuyện] mà chẳng mong cầu — mãi luôn ở trong Đạo.” (Đạo trung, Hồng Ngâm) Điều đó cũng thể hiện tôi đã không kiên định vào “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ”. (Chuyển Pháp Luân)

Thực ra, chấp trước vào cảm thụ và nhận thức của chính mình cũng là điều đại kỵ trong tu luyện, Sư phụ từng giảng câu chuyện người bị bịt mắt và nghe tiếng nước nhỏ giọt mà chết. Tôi giờ đã hiểu, những thứ ở thế gian có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm thụ thấy đối với người tu luyện mà nói đều giống như bị bịt mắt. Bản thân mắt người là tốt nhưng bất quá đã bị giả tướng của người thường làm mê hoặc. Sư phụ khai trí khai huệ cho đệ tử cũng giống như không ngừng làm sáng đôi mắt của chúng ta. Là một người tu luyện, chúng ta muốn để những tâm chấp trước kia che kín đôi mắt mình, hay để Sư phụ chỉ dẫn đến ngày càng “minh huệ bất hoặc”? (Kiên định, Tinh tấn yếu chỉ)

Có những đồng tu theo thời gian mà mất dần tín tâm vào tu luyện, hoặc là quá xem trọng cảm thụ của bề mặt dẫn đến mắt bị che mờ. Sư phụ giảng:

“Chúng ta làm người luyện công chân chính, cần phải từ tầng rất cao mà xét vấn đề, không thể dùng quan điểm của người thường mà xét vấn đề.” (Chuyển Pháp Luân)

“Vì quá trình diễn hoá công là cực kỳ phức tạp; cảm giác của con người không là gì hết; không thể dựa vào cảm giác để tu luyện.” (Chuyển Pháp Luân)

Do đó, bất kể rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng bất lực đến đâu, bất kể nhục thân này cảm nhận được gì, bất kể trên thế gian ta đối diện điều gì, cũng chỉ là tình huống nhất thời trong tu luyện mà thôi. Con đường lên thiện thượng đã được Sư phụ trải sẵn rồi, đừng để những giả tướng người thường kia che mắt chúng ta, làm trì hoãn lộ trình, hoặc mất đi tín tâm.

Trên đây là những chia sẻ của tôi ở tầng thứ hữu hạn của mình. Nếu nhận thức có gì chưa đúng với Pháp mong các đồng tu từ tâm chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/23/371432.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/13/171501.html

Đăng ngày 01-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share