Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại hải ngoại
[MINH HUỆ 6-8-2018] Gần đây tôi có đọc một lá thư gửi từ một học viên nói về việc sử dụng không đúng chữ Trung Quốc trong các tài liệu thông tin Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi.
Người học viên đã viết rằng: “Có một giáo viên tiếng Trung nói rằng cách hành văn của chúng ta không ổn, và trình độ viết còn quá kém. Các bài viết của các học viên thường dùng sai chữ, cụm từ không chính xác hoặc ngữ nghĩa mâu thuẫn.” Ý kiến của cô khiến tôi chú ý, và giờ đây tôi phải cẩn thận xem lại tài liệu trước khi phân phát.
Tôi cảm thấy chúng ta đã quên trau chuốt câu từ hay cải thiện kỹ năng viết của mình. Người phương Tây truyền thống rất coi trọng văn phong, ngữ pháp, bố cục và chính tả; xem đó là phản ánh trình độ học thức của người viết.
Người Trung Quốc có câu: “Kỳ văn như kỳ vi nhân”, nghĩa là phong cách văn chương sẽ phản ánh tính cách và tư duy của người viết.
Tôi cảm thấy rằng các bài báo của chúng ta không nên có những thông tin không chính xác, có ý phóng đại hay cường điệu hóa. Bài của chúng ta nên có nội dung trung thực, xác đáng và cho người đọc thấy được vẻ đẹp của Đại Pháp.
Liên quan đến việc sử dụng sai Hán tự, chúng ta có thể nghĩ nó không phải là vấn đề lớn. Có lẽ chúng ta cảm thấy rằng mình không có thời gian để chỉnh lại cho chính xác hay có nhiều thứ quan trọng hơn để làm, vì thế mà chúng ta không cần chú ý đến điều này. Tuy nhiên, đối với người đọc thì nó phản ánh thái độ của chúng ta đối với họ và mức độ chuyên nghiệp của chúng ta.
Nếu chúng ta chú ý đến mọi thứ, cả việc lớn lẫn việc nhỏ, thì chúng ta sẽ có sức thuyết phục hơn khi giảng rõ chân tướng. Khi các bài viết của chúng ta không có sai sót, thì đó cũng là một hình thức tôn trọng đối với bản thân người viết, người biên tập và độc giả.
Lá thư của người học viên cũng nói: “Viết bài không khó và cũng không đòi hỏi phải có trình độ cao. Vậy thì nó đòi hỏi điều gì? Đầu tiên, viết ra những thông tin cần thiết, sau đó đọc đi đọc lại vài lần. Xem liệu những gì mình viết đã truyền đạt rõ ràng ý của mình chưa, sau đó chỉnh lý và sửa cho phù hợp, đảm bảo thông điệp đưa ra phải rõ ràng và mạch lạc.”
Tôi hy vọng các học viên sẽ nhớ lời dạy của Sư phụ:
“…ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết” (Thánh giả, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Chúng ta cần không ngừng chính lại các hành vi của bản thân và khẳng định sự toàn vẹn và vẻ đẹp của Đại Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/6/372088.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/20/171584.html
Đăng ngày 30-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.