Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bulgary

[MINH HUỆ 15-8-2018] Đối với hàng triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới, mỗi cá nhân đều được trải nghiệm huyền năng kỳ diệu của Đại Pháp và đó là sự thật không thể chối bỏ. Đây cũng là lý do tại sao các học viên luôn nỗ lực không lãng phí bất kể giây phút nào để giúp cho nhiều người hơn nhận thức được những tác dụng tích cực to lớn mà pháp môn tu luyện cao tầng này có thể mang lại cho cuộc sống con người.

Các học viên ở Bulgary cũng vậy, và họ đã chịu nhiều thử thách để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho các tù nhân ở Nhà tù Stara Zagora. Có được sự việc này là nhờ ông Nikolai Kolex, aka Koko, một học viên Pháp Luân Đại Pháp đã từng thụ án ở nhà tù nhiều năm trước đây. Ông Koko đã chia sẻ với ông Radost Naydenova, giám đốc Phòng Giáo dục và Hoạt động Xã hội của nhà tù, về các thay đổi to lớn trong cuộc sống sau khi ông gặp và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Chứng kiến sự thay đổi đó, ông Radost Naydenova đã chấp thuận lời đề nghị của ông Koko tổ chức giới thiệu môn tu luyện này ở Nhà tù Stara Zagora, nhằm mang lại lợi ích cho các tù nhân đang thụ án tại đây. Trong vòng hai năm, với sự hỗ trợ vô điều kiện của ban lãnh đạo nhà tù, hàng tuần, các học viên Đại Pháp tại thành phố Stara Zagora đã tổ chức các buổi học Pháp và hướng dẫn luyện công cho những người quan tâm đến môn tu luyện. Hiện tại, ở Nhà tù Stara Zagora đã có 15 học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Bài viết này sẽ kể câu chuyện về một trong số những học viên đó, tên ông là Kostadin- một tù nhân đã thụ án tại nhà tù được 11 năm. Bài viết này cũng được viết cho Osem – một trong những tạp chí danh tiếng nhất ở Bulgary. Đồng thời, bài viết cũng thể hiện một cách rõ ràng huyền năng của Pháp Luân Đại Pháp, và những thay đổi trong cảm xúc khi lựa chọn hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Nó cũng phản ánh sự quyết tâm của sinh mệnh khi tìm đường trở về với tự do mặc dù bị giam cầm phía sau song sắt.

Bản dịch của bài viết như sau:

Tự do trong tù

Chúng tôi thận trọng bước qua các cánh cổng sắt của Nhà tù Stara Zagora, và cố gắng bỏ lại phía sau bất kỳ định kiến nào về “người tự do”. Chúng tôi chuẩn bị gặp ông Kostandin Vassilev, hay Kozento như các bạn tù thường gọi ông, 47 tuổi, người đang thụ án tại đây. Ông mỉm cười chào đón chúng tôi cùng với một món quà: một bông sen giấy gấp thủ công, biểu tượng của tu luyện và đạt đến sự thuần tịnh.

Cao lớn và giản dị, bản thân ông Kostadin cũng toát lên vẻ thuần tịnh. Lúc đó hai lính canh cũng có mặt, nhưng ông Kostadin nhanh chóng tạo cho chúng tôi sự thoải mái và không để ý đến sự có mặt của một tội phạm bị kết án. Ông đã coi nhà tù này như là ngôi nhà của mình, vậy ông có thừa nhận đức tin của mình không? Có! Ông ấy có nổi loạn chống lại pháp luật và hệ thống tư pháp không? Không. Ở ông Kostadin toát lên sự khiêm nhường, vị tha và vô cùng hiểu biết. Choáng ngợp trước biểu hiện mạnh mẽ của ông, chúng tôi bắt đầu trò chuyện.

f77f9bb668f5f384ea6bd895a5393f0a.jpg

Ông Kostadin nói về các trải nghiệm của mình

Một cuộc sống ngập chìm trong Adrenalin

Trước khi vào tù, ông Kostadin có một cuộc sống gấp gáp. Ông lớn lên và trưởng thành nhờ thuốc adrenalin và là người yêu thích mạo hiểm. Ông tốt nghiệp từ một học viện cảnh sát ở Pazardzhik và trở thành một cảnh sát ở Tvarditza, quê hương ông. Với động cơ muốn làm giàu nhanh chóng, ông khởi nghiệp kinh doanh của mình. Ông cũng lập gia đình và có một cuộc sống khá giả, nhưng dường như vẫn thiếu một điều gì đó. Rồi ông trở thành một tài xế xe tải và không chỉ đi khắp Châu Âu, mà còn qua Nga và Kazakhtan, nơi mà lần đầu tiên ông tiếp xúc với văn hóa phương Đông.

“Cuộc đời tôi vô cùng hỗn loạn. Tưởng chậm mà chắc nhưng lại thành rẽ sai đường, anh có biết nó như thế nào không… Anh tham gia vào một nhóm người xấu. Nói tóm lại là tôi đã khiến một người đàn ông phải chết.” Trong lúc rời khỏi Bulgaria, Kostadin đã bị cảnh sát hình sự quốc tế Interpol truy nã trong 4 năm, cho tới khi cuối cùng ông quyết định quay trở về Bulgary, và ông đã tự nguyện quay về. “Tôi không thể sống trong tội lỗi lâu hơn được nữa, tôi phải đối mặt với số phận của mình.”

Là một cựu nhân viên thực thi pháp luật, ông Kostadin không ngạc nhiên với phán quyết dành cho mình. Tại phiên tòa xét xử ở thành phố Rousse, ông lặng nghe lời phán quyết: Án tử hình. Sau khi tuyên án, ông mời vị thẩm phán một hộp sô cô la. Một điều gì đó cho ông hy vọng, mà ông không biết chính xác là gì. Sau khi kháng cáo, bản án đã giảm xuống còn “Tù chung thân”.

“Tôi đã bình thản chấp nhận nó. Từ nội tâm, tôi biết và đến giờ tôi vẫn biết rằng nó sẽ không luôn theo cách đó, và rằng, cuộc sống này sẽ luôn thay đổi.” Ông Kostadin bị kết án chung thân vào năm 2008 và hiện ông đang thụ án năm thứ 11. “Năm đầu tiên, tôi bị giam giữ trong một nhà tù ở thành phố Rousse. Đó là nơi khắc nghiệt nhất, thật kinh khủng, không có ánh sáng ban ngày, nhà vệ sinh cũng không có. Tôi đã chuẩn bị khởi kiện chính quyền.” Sau đó, ông được chuyển tới Lovech, Vratza, Pleven, Sofia, Varna và Bourgas. Đó cũng là lúc gia đình ông tan vỡ. Vợ ông rời bỏ ông và chuyển tới sống cùng một thám tử là đồng nghiệp cũ và là người bạn tốt của gia đình ông. Con cái cũng bị cấm không cho liên lạc với ông. Kostadin trở nên tiều tụy trong sự cay đắng, tức giận và mong muốn trả thù. Sau nhiều lần khiếu nại, cuối cùng ông đã được chuyển tới Nhà tù Stara Zagora, nơi ông có thể gần với gia đình và cha mẹ hơn. Ban đầu, ông bị giam trong khu vực có an ninh nghiêm ngặt, nhưng vài tháng trước, ông được chuyển tới khu vực có mức độ an ninh trung bình.

“Một hôm, tôi có cơ hội tham gia vào hoạt động của một nhóm mới. Tôi đồng ý vì chán nản, nhưng sau khi tìm hiểu xem điều đó là gì, tôi biết rằng đó là điều thật sự trọng đại.” Ông Kostadin đã gặp được Pháp Luân Đại Pháp theo cách như vậy, và ông nhận ra rằng đó không hề tình cờ.

Trong suốt các thời đại, người Trung Quốc đều đang tìm kiếm những phương pháp tu luyện để đạt tới giác ngộ, nhưng hầu hết họ đều tu luyện bí mật. Pháp Luân Đại Pháp là một pháp môn tu luyện truyền thống Trung Hoa của Phật gia, với mục đích đạt được sự giác ngộ về tâm tính và cải biến thân thể. Một người tu luyện cần phải hướng nội và mong muốn bỏ đi những thứ xấu và không cần thiết, coi các khổ nạn trong đời như là một cơ hội để đề cao và tu luyện bản thân. Pháp Luân Đại Pháp gồm có năm bài công Pháp và chỉ đạo người tu luyện bằng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã phát động cuộc bức hại trái pháp luật nhắm vào Pháp Luân Đại Pháp, chà đạp lên quyền hiến pháp của con người về tự do ngôn luận và tín ngưỡng.

Chuyển biến

Khi các học viên Pháp Luân Đại Pháp tới Nhà tù Stara Zagora để giới thiệu môn tu luyện cho các tù nhân, ban lãnh đạo nhà tù đã có những phản ứng tích cực. Bà Radost Naidenove – quản lý bộ phận Quản trị Nội vụ Cốt yếu (CDI) và Nikolay Nikolov- thám tử tại CDI, nhận thấy Pháp Luân Đại Pháp thật đáng tin khi họ chứng kiến sự thay đổi của một cựu tù nhân – ông Nikolay Kolev (Koko), hiện đang sống và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Vương quốc Anh. Ông Koko đích thân gọi điện cho bà Radost Naidenove để kể với bà về môn tu luyện cổ xưa đã làm thay đổi một cách kỳ diệu tâm tính con người. Nhờ có sự tán thành đó, các học viên tại Stara Zagora đã được phép làm các công việc tình nguyện cùng các tù nhân vào thứ Ba hàng tuần.

d7488a3926dba8b7529c284abb1e4bf6.jpg

Ông Kostadin nói chuyện với một trong những tác giả của bài báo

Ông Kostadin đã đọc tất cả các cuốn sách Đại Pháp. Ông đã độc tu trong khoảng một năm và kiên nhẫn chờ đợi các buổi luyện công chung hàng tuần với các học viên và chia sẻ thể ngộ với họ. Một vài tù nhân khác cũng đã tham gia và thử tu luyện. Trong đó, một số người vẫn tiếp tục tu, còn một số đã từ bỏ. Nhưng ông Kostadin thì vẫn luôn luôn ở đó.

“Nhờ có Đại Pháp, mọi thứ như quay ngược 180 độ, nhân sinh quan của tôi đã có thay đổi lớn. Khi ấy, tôi không còn thấy khó chịu nữa, sự thật là tôi đang thụ án trong tù”, ông Kostadin chia sẻ. “Điều quan trọng duy nhất với tôi chỉ là luyện công sau khi thức dậy, đọc và học Pháp, và tu luyện theo nguyên lý Pháp, còn mọi thứ khác đều như mong đợi! Tạ ơn Đại Pháp đã xóa tên tôi khỏi ‘danh sách đen những người cần đối phó sau khi mãn hạn tù.’” Tôi hiểu được tại sao những việc này lại xảy ra và tại sao có những việc đã xảy ra trong đời tôi. Tôi hiểu ra rằng người ta nên kìm nén cảm xúc tức giận và thù hận. Tôi cũng nhận ra rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là một sứ mệnh và bạn phải hành xử theo nguyên lý Pháp. Chỉ như vậy bạn mới có thể tiến về phía trước.”

Theo ông Kostadin, tác dụng của của Pháp Luân Đại Pháp rất nhanh chóng, ông thực sự cảm nhận ngay được điều ấy. “Tôi không để tâm tới các tôn giáo chính thống, chúng ta có tất cả các chính giáo đó ở đây [trong bộ Pháp này], nhưng khi một người tu luyện [Pháp Luân Đại Pháp], anh ta trở nên có thể nhận thức được kết quả và động lực của anh ta cũng tăng lên. Tôi muốn nhiều người hơn nữa biết đến môn tu luyện này. Đây là sứ mệnh của tôi.” Ông Kostadin từng lo lắng cho cha mẹ mình, nhưng sau khi tặng người mẹ già 70 tuổi một cuốn Chuyển Pháp Luân, bà đã bắt đầu tu luyện, và ông không còn phải lo lắng cho bà nữa. Em trai ông cũng ủng hộ ông tu luyện.

Không truy cầu

Bốn tháng sau khi bước vào tu luyện, ông Kostadin đã loại bỏ được các vấn đề sức khỏe và những loại thuốc mà ông đang sử dụng. Ông bỏ hút thuốc, mặc dù từ trước tới giờ ông hút hai bao mỗi ngày. Các dục vọng về thịt, đồ uống có cồn và cà phê đều được tống khứ. Ông tắm nước lạnh bất kể mùa nào trong năm. Nhưng đáng chú ý hơn là những thay đổi trong cảnh giới tư tưởng của ông và nhận thức về thế giới. Ông không còn quan tâm tới những thứ nhất thời và vô nghĩa nữa. Ông nhận ra rằng tu luyện mang lại ý nghĩa nhân sinh. Nhận thức sâu sắc về tất cả những khó khăn và tính cách khác nhau của những phạm nhân trong tù, ông cho biết: “Môi trường ở đây rất thuận lợi cho tu luyện và đề cao cảnh giới tư tưởng của tôi.” Ông đã cố gắng tống khứ cơn giận dữ, oán hận, cũng như mong muốn trả thù trong tâm mình.

“Điều quan trọng nhất đó là, tôi đã có thể tha thứ cho vợ tôi và bạn trai cô ấy, và những người đã phản bội hoặc đối xử bất công với tôi. Tôi đã chế ngự được thái độ bản thân đối với họ.” Ông cũng xả bỏ mong muốn sở hữu và đáp ứng ước muốn của mình. Ông còn nhận ra rằng ông không còn quan tâm tới chiến thắng khi chơi các trò chơi nữa. “Tôi nhận thấy tôi càng ít mong muốn chiến thắng thì tôi lại chiến thắng nhiều hơn.” Kostadin đang cố gắng áp dụng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp vào cuộc sống hàng ngày. “Nguyên lý đầu tiên [Chân] là dễ nhất với tôi. Mọi người ai cũng có thiện lương. Tôi cảm ơn mẹ đã nuôi dạy tôi thành một người tốt. Tôi dễ dàng học nói những điều chân và những điều đó khiến tôi được tự do! Khi một người không phải nói dối, thì sẽ không có rào cản nào hết. Bạn sống đơn giản và bạn được tôn trọng vì điều đó. Thái độ của người khác sẽ thay đổi khi bạn không cố gắng giấu diếm điều gì.”

Ông Kostadin cũng chia sẻ rằng ông còn phải đối mặt với nhiều thách thức khi cần kiên nhẫn. Ông đã rất bốc đồng và nói ra những điều thiếu suy xét, rồi sau lại thấy hối tiếc về những bình luận đó. Nhưng ông vẫn đang tu luyện sự nhẫn nại của mình. Và quản lý của nhà tù trân trọng tinh thần trách nhiệm đó của ông- ông được phép có giá sách và một tấm thảm dùng để luyện công. Ông cũng đã được giao thêm trách nhiệm như chịu trách nhiệm quản lý những người mới đến và giúp đỡ các tù nhân gặp khó khăn trong hòa nhập.

Ông Kostadin nhận thức được rằng, những hành xử đó của ông khiến các tù nhân khác thêm tôn trọng ông. Nhờ thái độ của ông trước bản án cuộc đời, ông được an ủi và cho họ niềm tin rằng họ cũng có thể giải quyết được tình trạng của mình. Ông nhận thấy rằng khi ông bước vào phòng, không khí trong phòng trở nên hòa ái và làm mọi người cũng trở nên điềm tĩnh. Những tù nhân khác chú ý hơn đến lời họ nói khi ông có mặt ở đó và cư xử tử tế hơn. “Ngay cả khi đi qua phòng giam của tôi, họ cũng trật tự hơn.” Ông nhận xét.

Ông Kostadin biết ơn sâu sắc nỗ lực của các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Stara Zagora, những người vẫn thường xuyên tới thăm nhà tù để hỗ trợ ông và những người đi theo Đại Pháp. Hiện tại có khoảng 15 tù nhân đang tu luyện, trong đó, ba người có án chung thân. Một người trong số họ đang bị giám sát nghiêm ngặt đến nỗi ông ta chỉ được phép tham gia phần còn lại sau khi tuyệt thực. “Tôi vẫn không hiểu tại sao anh ta lại biết về nhóm học Pháp Luân Đại Pháp.” Kostadin nói: “Thông thường, các tù nhân nhận án chung thân không được phép tham gia những hoạt động như thế này. Song, Pháp Luân Đại Pháp chính là điều tôi hằng tìm kiếm suốt cuộc đời. Đó chính là điều mà tôi đang còn thiếu.”

a43c328d93628ef212c6562f7233f425.jpg

Ông Kostadin với chiếc áo phông Đại Pháp

Đối với ông Kostadin, Pháp Luân Đại Pháp là món quà tuyệt vời nhất, và trở thành một học viên là một trải nghiệm quan trọng nhất cuộc đời. Ông không sợ hãi tương lai mà có đức tin trong đó: “Tôi biết, điều quan trọng nhất là cố gắng trở thành tốt nhất có thể.” Theo bà Radost Naidenova, quản lý Phòng Giáo dục và Hoạt động Xã hội, thì ông Kostadin là một người hướng ngoại, có tinh thần trách nhiệm và là động lực chính của việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong nhà tù. “Ví dụ về bản thân ông ấy đã thu hút mọi người”, bà khẳng định.

Cánh cửa nội tâm mở ra sự thay đổi

Bà Radost Anatasova chia sẻ rằng ban quản lý nhà tù cố gắng triển khai các mô hình hoạt động mới, tập trung và nhắm đến sự tích cực và chuyển biến tốt của các tù nhân. Bà đặc biệt cảm ơn sự hỗ trợ chuyên môn do ông Ivan Karushkov, Giám đốc Nhà tù Stara Zagora, đề xuất. “Chúng tôi đang tìm kiếm sự thay đổi và cánh cửa cho sự thay đổi đó mở ra từ nội tâm. Nó bắt đầu ở mỗi chúng ta… Tôi đã đọc cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp). Tôi cho rằng cuốn Chuyển Pháp Luân là một phương thức sáng tạo để chạm đến tâm hồn con người. Tôi thật sự ấn tượng với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, vốn là các giá trị [đạo đức] của nhân loại. Môn tu luyện cũng tạo ra một không gian an toàn cho mỗi người khi một mình đối diện với những tư tưởng của bản thân, chính lại chúng, và hiểu mình hơn, việc này đối với trong tù là rất khó…Tôi đề nghị rằng cũng nên giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho các nhà tù khác.”

Chúng tôi rời nhà tù mà không có bất kỳ định kiến nào, và nhận ra rằng giữa những bức tường kia là những con người đang sống và làm việc cùng những giấc mơ. Những giấc mơ của ông Kostadin cũng đang hiện hữu: được tham dự Pháp hội chia sẻ tâm đắc thể hội quốc tế (các học viên Pháp Luân Đại Pháp có mặt ở 114 quốc gia trên thế giới) và được trực tiếp lắng nghe giọng nói của Sư phụ. Ông cũng muốn chia sẻ với nhiều người hơn nữa về những thay đổi trong cuộc sống khi chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn mà cuộc sống của ông đã từng thể nghiệm.

e652efbafb8f5d42db7050a4ff53e334.jpg

Nhà tù Zagora

“Sẽ luôn có sự đấu tranh giữa thiện và ác. Nhưng miễn là có thêm nhiều người biết về Pháp Luân Đại Pháp và hành xử theo nguyên lý của Đại Pháp, thì điều tốt đẹp sẽ được nhân lên. Ngay cả khi không phải tất cả họ đều đạt được sự giác ngộ, thì điều quan trọng là những người thiện lương và những điều tốt đẹp sẽ bao trùm khắp thế giới.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/15/171520.html

Đăng ngày 28-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share