Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại

[MINH HUỆ 8-6-2018] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1994. Cách đây sáu năm, tôi đã chuyển ra nước ngoài sống. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm tu luyện trong thời gian gần đây của tôi.

Tu luyện tại nơi làm việc

Tôi làm thực tập tại nhà ăn của một viện dưỡng lão. Chúng tôi phục vụ những người cao tuổi gặp khó khăn trong việc đi lại.

Theo quy định, nhân viên chúng tôi phải thanh toán cho mỗi bữa ăn của mình và không được ăn trong giờ làm việc. Tuy nhiên tôi thấy các nhân viên không làm theo quy định này và không trả tiền ăn. Có những người trả một ít tiền, rồi trong khi làm việc ăn rất nhiều đồ ăn; có những người không trả tiền, nhưng họ nếm ở đây một chút, nếm ở kia một chút, đến khi no mới thôi, hơn nữa đều ăn trong giờ làm việc.

Tôi là một học viên Đại Pháp, nếu tôi lấy thứ gì đó không được phép, có nghĩa là tôi đã ăn cắp. Bởi vậy tôi chỉ ăn ở nhà, khi các đồng nghiệp hỏi tại sao tôi không bao giờ ăn ở chỗ làm, tôi sợ các đồng nghiệp xấu hổ nên đưa ra các lý do khác nhau. Sau đó tôi nhận ra rằng tôi cần nói sự thật. Tôi đã nói với họ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và chúng tôi có nguyên tắc của mình, nếu không trả tiền thì sẽ không ăn. Họ vẫn cảm thấy không sao khi chỉ “nếm thử” các đồ ăn trong quá trình chuẩn bị. Tất nhiên tôi vẫn tiếp tục không ăn tại nơi làm.

Một quy định khác là mỗi ngày chúng tôi có một trái cây và một đồ uống miễn phí. Tôi để ý thấy chúng tôi thường bị thiếu trái cây, do đó để có đủ cho mọi người, tôi đã không ăn. Một lần tôi uống sữa sô-cô-la ở nơi làm và bị đau bụng, tôi nghĩ điều đó có nghĩa là không nên dùng đồ uống miễn phí. Tôi chỉ uống nước hoặc trà mang từ nhà đi.

Tôi không có chấp trước vào ăn uống. Tôi dùng thời gian nghỉ giải lao để học Pháp và phát chính niệm.

Trước đây tôi làm việc ở văn phòng. Nơi đó rất dễ khiến con người trở nên lười nhác. Sau đó tôi nhận ra nếu như tôi làm ít việc thì những người khác sẽ phải bù đắp cho sự chậm trễ của tôi. Do đó tôi đã trở thành một nhân viên chăm chỉ. Tôi cũng cố gắng trừ bỏ tính hay để ý người khác và không khó chịu mỗi khi có đồng nghiệp lẻn ra ngoài đi chơi còn tôi phải làm việc vất vả. Tôi cũng nhắc nhở bản thân rằng, đối với người tu luyện, chịu thiệt là việc tốt. Chúng ta không chiếm lợi của người khác. Do đó tôi giữ bình tâm trong những tình huống như vậy.

Tôi không giỏi ngoại ngữ, nhưng tôi cố gắng hết sức để đối xử với mọi người một cách lịch sự. Tôi cố gắng nhớ tên của người Tây phương và thói quen của họ. Do đó những người cao tuổi ở đây tỏ ra khá hài lòng với tôi. Vào dịp lễ Phục sinh, một bà cụ đã tặng tôi sô-cô-la để bày tỏ sự cảm ơn. Tôi nói với bà rằng tôi chỉ làm công việc của mình, nên bà không cần phải tặng quà như vậy.

Khi đồng nghiệp ngồi bàn tán ai tốt ai không tốt, tôi đều không tham gia. Tôi cố gắng sống hoà thuận với mọi người. Có một đồng nghiệp rất ngoan cố và hách dịch. Cô ấy thường bảo tôi đi làm việc này việc kia. Khi cô ấy không đồng ý với cách làm của tôi, cô ấy sẽ nổi cáu. Tôi không nảy sinh suy nghĩ tiêu cực về cô ấy và luôn luôn đối xử lại một cách tử tế và thân thiện. Cuối cùng, thái độ của cô ấy với tôi cũng đã cải thiện.

Tất cả các đồng nghiệp đều thích làm chung ca với tôi bởi tôi luôn vui vẻ và chăm chỉ trong công việc.

Sư phụ đã giảng:

“Như mọi người đã biết, pháp môn này của chúng tôi không tránh né xã hội người thường [rồi mới] đi tu luyện, không tránh, không trốn tránh mâu thuẫn; ngay trong hoàn cảnh người thường phức tạp này, chư vị tỉnh táo rõ ràng, hết sức minh bạch chịu thiệt thòi tại các vấn đề lợi ích vật chất; khi bị người khác lấy mất lợi ích thiết thân, chư vị không giống như người ta mà tranh mà đấu; trong các can nhiễu tâm tính, chư vị chịu thiệt thòi; trong hoàn cảnh gian khổ như thế chư vị ‘ma luyện’ ý chí của mình, đề cao tâm tính của mình; khi có ảnh hưởng của các tư tưởng bất hảo của người thường, chư vị có thể siêu thoát xuất lai.” (Chuyển Pháp Luân)

Gần đây khi học đến đoạn Pháp này, tôi đã có nhận thức sâu sắc hơn.

Trong quá khứ, tôi là người ngại khó ngại khổ. Quan niệm này đã bám rễ sâu trong tư tưởng của tôi trong một thời gian dài. Công việc hiện tại là một cơ hội rất tốt để trừ bỏ quan niệm ấy. Giờ đây, mỗi khi mệt mỏi, tôi liền nghĩ: chịu khổ là hảo sự, là đang chuyển hoá nghiệp lực.

Tất nhiên, sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp là cứu người. Cho dù là khách hàng hay đồng nghiệp, tôi luôn nói với họ về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cũng nói với họ về những việc làm tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi nói với họ rằng một ngày nào đó ĐCSTQ sẽ giải thể. Tôi cảm thấy khi mình chiểu theo những yêu cầu của Pháp và làm người tốt, những hành vi đúng đắn của chúng ta cũng có tác dụng hồng Pháp.

Học Pháp để tăng cường chính niệm và cứu người

Gần đây, tôi học Pháp nhưng không nhập tâm, liền nghĩ đến việc học thuộc Pháp. Tôi tham gia một nhóm “Học thuộc Pháp” trên hệ thống gọi điện giải cứu học viên. Tôi hy vọng có thể học thuộc Pháp cùng các đồng tu.

Sau khi học được một đoạn Pháp, tư tưởng của tôi đã tĩnh lại, từng câu từng câu đều nhập tâm, nội hàm lĩnh hội được khác hẳn so với khi đọc Pháp, đó là một cảm giác rất siêu thường. Trước đây tôi có học thuộc một số bài thơ trong Hồng Ngâm và một số kinh văn ngắn. Tôi đã cố gắng học thuộc một số phần trong cuốn Chuyển Pháp Luân, nhưng tôi đã không duy trì được việc đó. Một số thành viên của nhóm đã cùng nhau học thuộc Pháp được một thời gian, và họ nói rằng rất có tác dụng. Những nỗ lực kiên trì của họ đã khích lệ tôi rất nhiều.

Sư phụ đã giảng:

“Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính. Trong nghiên cứu khoa học [thân] thể người, hiện nay các nhà khoa học đều nhận định rằng tư duy xuất phát từ đại não chính là vật chất.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ cũng giảng:

“Đạo gia xem thân thể người như một tiểu vũ trụ, [điều ấy] rất có lý.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ được rằng nhất tư nhất niệm đều là vật chất, phóng đại lên mà nhìn thì chúng cũng là vật chất rất to lớn. Chúng có thể to lớn như núi hoặc như những tinh cầu. Chỉ khi học Pháp, với uy lực của Đại Pháp, chúng ta mới có thể cải biến những quan niệm hậu thiên cắm rễ sâu trong chúng ta, thanh trừ những thứ bất hảo không phù hợp với Pháp, ví dụ như nghiệp tư tưởng, học Pháp còn có thể cải biến những trạng thái không đúng đắn của cơ thể, ví dụ như nghiệp bệnh.

Vì công việc của tôi không có lịch cố định, nên tôi không thể tham gia các ca trực của nhóm gọi điện thoại giải cứu học viên. Một hôm có học viên hỏi tôi có muốn tham gia vào một ca trực không. Tôi nói nếu có thời gian thì tôi sẽ lên gọi điên, nếu không có thời gian thì sẽ không lên. Nhưng tôi nghĩ rằng mình đang chỉ nghĩ cho bản thân mà không nghĩ cho người khác. Nếu tôi không làm nhiệm vụ của mình, người khác sẽ phải làm nhiều hơn. Họ cũng có những hạng mục Đại Pháp khác và công việc cá nhân của riêng họ. Do đó, tôi đã thu xếp tham gia ca trực cố định, và khi cần thiết tôi có thể hoán đổi với người khác để phù hợp với lịch làm việc.

Như vậy, tôi đã tham gia vào nhóm gọi điện thoại và làm việc cùng mọi người được hơn ba năm. Trạng thái tu luyện của tôi có ảnh hưởng rất lớn đến việc tôi thực hiện các cuộc gọi. Khi có nhiều cuộc gọi không có người nhấc máy hoặc khi đối phương không muốn nói chuyện điện thoại lâu, tôi sẽ hướng nội để tìm nguyên nhân. Thường là do tôi chưa xuất tâm từ bi, hoặc chính niệm cứu người của tôi không mạnh. Do đó, tôi chính lại tâm thái và xác định một cách rõ ràng việc gọi điện thoại của tôi là để cứu người chứ không phải chỉ để hoàn thành công việc. Tôi nhắc nhở bản thân rằng sẽ cố gắng cứu nhiều người hơn nữa và cho họ cơ hội lựa chọn tương lai của bản thân họ.

Khi xuất ra tâm từ bi cứu người, tôi cảm nhận được rằng Sư phụ đang gia trì cho tôi mỗi khi tôi gọi điện. Tôi có trí huệ để nói chuyện và luôn trả lời được những câu hỏi hóc búa. Tôi đã giảng chân tướng, và khi gặp những câu hỏi không liên quan đến Đại Pháp, tôi có thể chuyển hướng đến những chủ đề liên quan đến chân tướng. Bất cứ nội dung chân tướng nào cũng có thể được dùng làm điểm dẫn dắt để tôi có thể giảng chân tướng cho đối phương theo ý mình.

Giờ đây tôi đang hỗ trợ những học viên mới tham gia hạng mục gọi điện thoại. Chúng tôi tập trung để khởi được chính niệm. Khi tôi nhìn thấy có vấn đề, chúng tôi dựa trên Pháp để đối đãi. Một khi họ trở nên tự tin, các chiến lược gọi điện thoại hoặc các khó khăn về kỹ thuật có thể được xử lý dễ dàng. Quá trình này cũng giúp tôi tăng thêm chính niệm. Nhiều lần tôi cảm thấy xúc động vì những học viên mới tham gia. Tôi cảm thấy chúng tôi đang cùng nhau đề cao khi tôi đang tìm cách sắp xếp và đơn giản hóa những việc cần làm khi gọi điện thoại.

Gần đây, khi tham gia vào một khóa đào tạo, tôi đã học được rất nhiều khi nhìn các học viên khác gọi điện thoại. Họ rất bình hòa, ổn định, và đầy thiện tâm. Tôi đặc biệt thu được lợi ích khi quan sát các học viên khác trả lời các câu hỏi và từ bi đối đãi với những câu hỏi thách thức. Thông qua họ, tôi có thể nhìn thấy những thiếu sót của bản thân.

Đến nay tôi đã tu luyện hơn 20 năm. Vẫn còn nhiều điều tôi chưa làm tốt và nhiều phương diện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Sư phụ. Tôi thường nhắc nhở bản thân bằng đoạn giảng Pháp dưới đây:

“Những học viên chưa làm được tốt thì sẽ sao đây? Mọi người đều mong muốn nhìn thấy tôi mỉm cười với mọi người, nhưng chư vị biết đó, ấy là khích lệ, là kỳ vọng; [mà chư vị] đã từng nghĩ chưa, thời gian này cấp bách như vậy, những người tu chưa tốt thì sẽ làm sao? Có người còn có cơ hội, có người đã thậm chí ngay cả cơ hội cũng chẳng có; có người vẫn tới kịp, đối với một số người mà giảng thì chư vị chỉ có thể chạy [mới kịp], nhưng mà, không có cơ sở đó, không thể nhận thức Pháp ở mức độ đó, [thì] làm sao có được động lực kiên trì? Chư vị tinh tấn chăng? Không có cơ sở được lập tốt ở trong Pháp thì chư vị cũng làm không tới. Quyết tâm kia, tín niệm kiên định kia, là đến từ Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/8/在小事中修心性-学法添正念救人-368565.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/13/171099.html

Đăng ngày 25-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share