Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Nội Mông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 8-7-2018] Tôi sinh ra trong một gia đình rất nghèo, [nên] từ nhỏ đã sợ nghèo sợ khổ. Lớn lên tôi bị thuyết vô thần của Đảng Cộng sản tẩy não và không tin vào Thần Phật. Mọi nỗ lực của tôi đều dồn vào việc kiếm tiền.

Chấp trước mạnh mẽ vào tiền bạc

Năm 1990, sau khi kết hôn tôi chuyển từ nông thôn lên thành phố sống. Thu nhập của chồng tôi không đủ, vì vậy tôi phải kiểm soát việc chi tiêu của chúng tôi.

Một tháng sau đám cưới của chúng tôi, chồng tôi bị chẩn đoán mắc bệnh viêm gan cấp tính và đã phải nghỉ phép trong gần một năm. Sau khi đứa con đầu lòng của chúng tôi ra đời, nó bị viêm phổi và viện phí thì rất cao. Cuộc sống thật khó khăn!

Tôi đã dựng một quầy bán hàng rong trên phố chuyên bán các loại dép và đồ lót. Thời điểm đó Trung Quốc mới mở giao thương với phương Tây và hầu hết mọi người đều không mặc cả khi mua đồ. Vì vậy, rất dễ kiếm tiền, và tài chính của chúng tôi đã cải thiện.

Tôi làm việc chăm chỉ hơn và hy vọng kiếm được nhiều tiền. Tôi cố gắng tích cóp từng đồng. Tôi thà nhịn đói còn hơn phải trả một tệ để mua một bữa trưa giản tiện. Tôi thậm chí còn kiếm tiền từ bạn thân của mình, khi họ nhờ tôi mua vài thứ đồ vào dịp tôi lên Bắc Kinh để lấy hàng.

Sư phụ giảng:

“Vi lợi giả lục thân bất thức”

(Tố NhânHồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

Người vì lợi, chẳng còn nhìn nhận sáu thân;

Trả lại tiền thừa

Tháng 9 năm 1998, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Khi tôi mua rau ở chợ, một người bán hàng đã trả nhầm cho tôi 50 nhân dân tệ thay vì 10 nhân dân tệ.

Sư phụ đã dạy chúng ta chiểu theo nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn và luôn nghĩ cho người khác trước. Tôi đã trả lại số tiền thừa cho người bán hàng. Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì có lẽ tôi đã giữ số tiền này.

Vì chấp trước vào lợi ích cá nhân của tôi rất mạnh, tôi đã gặp những khảo nghiệm như vậy hết lần này đến lần khác.

Năm 2003, tôi đã lên Bắc kinh để mua một số áo sơ mi. Tôi chọn một kiểu và hỏi thêm một số kiểu khác, rồi sau đó tìm loanh quanh trong các tiệm khác. Tôi không tìm thấy bất cứ thứ gì mình thích cả, vì vậy tôi đã mua thêm 20 cái áo sơ mi nữa, nhưng người phụ bán hàng chỉ lấy tôi chưa tới 560 nhân dân tệ.

Tôi bảo với người phụ bán hàng rằng cô ấy đã tính tiền không đúng. Cô trông không mấy hài lòng, vì vậy tôi mới nói với cô ấy rằng cô đã quên không tính thêm 20 chiếc áo sơ mi mà tôi vừa mới mua. Tôi rất tiếc khi không nói với cô ấy lý do tôi chỉ ra sai lầm của cô là vì tôi là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tối hôm đó khi tôi quay về nhà trọ, khi thanh toán tiền khách sạn người lễ tân đã đưa thừa cho tôi 10 nhân dân tệ. Tôi không nghĩ gì về nó và chỉ bỏ vào túi của mình. Tôi nghĩ rằng nó chỉ là số tiền nhỏ và chỉ đủ để trả một bữa ăn của tôi.

Khi vào phòng tôi cảm thấy có gì đó không đúng. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy giận bản thân. Tại sao tôi lại hạ thấp chính mình và phá hoại hình ảnh Đại Pháp? Tôi cảm thấy xấu hổ vì vượt qua được khảo nghiệm lớn mà lại thất bại ở một khảo nghiệm nhỏ.

Sư phụ giảng:

“Học Pháp đắc Pháp,

Tỉ học tỉ tu,

Sự sự đối chiếu,

Tố đáo thị tu.”

(Thực tuHồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

Tu thật sự

Học Pháp được Pháp,

So sánh việc học việc tu với nhau,

Mọi việc cứ thế mà đối chiếu,

Làm đến thế tức là tu.

Trên thực tế những khảo nghiệm nho nhỏ như thế có thể phản ánh cảnh giới thực sự của người tu luyện. Chấp trước vào lợi ích cá nhân của tôi rất mạnh. Nó giống như cái bóng luôn bám theo tôi mọi lúc, và xuất hiện trong mọi việc tôi làm. Khảo nghiệm lớn hay nhỏ đều cho thấy liệu chúng ta đã đạt được tiêu chuẩn của Đại Pháp hay chưa.

Đôi lúc tôi nhận được tờ tiền giả 100 nhân dân tệ. Tôi sẽ xé nó ngay, vì tôi không muốn nó được lưu hành nữa. Nhưng khi mua đồ tôi thích mặc cả và không muốn bị thiệt một chút. Đây chẳng phải là chấp trước vào lợi ích cá nhân sao?

Có vài lần, tôi thấy tờ tiền 100 nhân dân tệ rơi trên mặt đất – niệm đầu tiên của tôi là vui sướng. Sau đó tôi nghĩ về lý do tại tôi lại gặp tình huống này. Đó chính là một khảo nghiệm xem tôi có thể bỏ được chấp trước vào tiền bạc của mình hay không.

Làm điều đúng đắn

Năm 2006, tôi đến ngân hàng để đổi 3.000 nhân dân tệ. Nhân viên ngân hàng vừa nói chuyện với mấy người đồng nghiệp vừa đếm tiền và trong lúc nhầm lẫn đã đưa tôi thừa 2.000 nhân dân tệ. Trên đường về nhà tôi cảm thấy cô ấy đã trả dư tiền cho mình nên đã đếm lại tiền.

Tôi nghĩ rằng Sư phụ muốn tôi buông bỏ chấp trước của mình và có cơ hội nói chuyện về Đại Pháp. Tôi quay lại ngân hàng. Tôi nghĩ rằng người nhân viên ngân hàng sẽ rất lo lắng nếu cô ấy phát hiện ra số tiền bị mất này và cô ấy sẽ phải dùng tiền của mình để bồi thường cho chuyện này.

Tại ngân hàng, người nhân viên ngân hàng đã không vui khi tôi đề cập đến việc cô ấy đã đưa thừa tiền cho tôi. Khi họ kiểm tra và phát hiện rằng họ đã đưa thừa 2.000 tệ, giám đốc ngân hàng nói rằng: “Đây là một người tốt!”

Tôi đáp: “Pháp Luân Đại Pháp mới là tốt. Sư phụ của tôi đã dạy tôi hành xử như vậy. Pháp Luân Đại Pháp dạy tôi nghĩ cho người khác trước khi làm mọi việc, dạy tôi trở thành một người tốt và chiểu theo nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn. Đừng tin những điều giả dối mà họ đã nói trên truyền hình về Pháp Luân Đại Pháp.”

Tôi nói tiếp: “Bất cứ học viên Pháp Luân Đại Pháp nào cũng sẽ mang tiền trả lại cho các bạn. Các bạn hãy nhớ rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo và Chân–Thiện–Nhẫn hảo.”

Tôi thật may mắn khi đạo đức trong xã hội hiện đại đang ngày càng suy đồi, thì Pháp Luân Đại Pháp đã dẫn tôi đi trên con đường chân chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/8/370750.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/14/171517.html

Đăng ngày 24-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share