Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 10-10-2017] Khi vẫn còn đang trong quá trình tu luyện, chúng ta không thể ngay lập tức buông bỏ hết toàn bộ các tâm chấp trước, sẽ có lúc làm được tốt hoặc không tốt.

Sư phụ giảng:

“Rất nhiều việc trước đây tôi thấy đều tồn tại vấn đề như thế, chư vị cứ vừa tiến vừa va vấp như thế mãi, người nọ tiếp người kia bị vấp ngã như thế. Nhưng tôi mong rằng mọi người sau khi vấp ngã cần tiếp thụ bài học giáo huấn chính diện, không được cứ tiếp thụ giáo huấn phản diện. Tiếp thụ giáo huấn phản diện chính là dùng nhân tâm để xét vấn đề, biến bản thân thành giảo hoạt và viên dung, thế là biến thành xấu rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp Hội New York năm 2010, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Theo thể ngộ cá nhân, tại hoàn cảnh ở Đại Lục, một phương diện đệ tử Đại Pháp đều biết cuộc bức hại này là do cựu thế lực gây ra, ai cũng không muốn đi trên con đường do cựu thế lực an bài; một phương diện khác là dù không muốn thừa nhận bị bức hại nhưng vẫn không tránh khỏi lo lắng, vì vậy mà một trong những đề tài được thảo luận nhiều nhất ở Đại Lục chính là làm sao để không bị bức hại. Trong quá trình bị bức hại cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng cứ cố chấp vào những bài học tiêu cực. Bị bức hại càng nghiêm trọng thì càng có thể rơi vào tình trạng thừa nhận bức hại, từ đó mà tâm sợ hãi cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Chủng tâm này sẽ tạo nên những sơ hở khiến cựu thể lực tận dụng dùi vào, diễn hóa ra đủ các loại các dạng giả tướng.

Hệ quả của cuộc bức hại

Nếu một điều phối viên cứ cố chấp mãi vào một bài học tiêu cực sau khi bị bức hại, điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến việc đường đường chính chính gánh vác sứ mệnh chứng thực Pháp cứu người trong tu luyện Chính Pháp của bản thân người đó, mà còn có thể ảnh hưởng đến chính niệm và phối hợp của các đồng tu ở trong nhóm, từ đó ảnh hưởng đến việc cứu nhiều chúng sinh hơn nữa.

Tôi đã bị bắt và bị kết án tù năm 2002. Tôi đã kháng cáo. Hai thẩm phán đã hỏi tôi có tiếp tục tu luyện hay không, tôi nói rằng công pháp tốt như vậy hà cớ gì mà không tu luyện? Một người trong số họ nói: “Nếu như anh nói sẽ tiếp tục tu luyện, vậy thì anh kháng cáo có tác dụng gì nữa? Chỉ riêng việc anh là một phụ đạo viên Pháp Luân Công, điều đó đã đủ để kết án tù.”

Nhờ có sự bảo hộ từ bi của Sư phụ và sự giúp đỡ của các đồng tu, một năm sau tôi đã được trả tự do, từ đó tôi quyết tâm sẽ không làm phụ đạo viên nữa. Lúc đó tôi nghĩ rằng, trong hoàn cảnh tu luyện đâu cần phải có một người lãnh đạo giống như quan chức nơi người thường, vậy thì mình đâu có cần phải làm người phụ trách. Như thế chẳng phải sẽ có thêm cái cớ để tà ác bức hại hay sao.

Khi các học viên yêu cầu tôi tham gia vào công tác phối hợp địa phương, tôi đã nói với họ: “Tu luyện chỉ cần không ly khai Sư phụ và Đại Pháp, ai cũng đều có thể tu luyện mà không cần điều phối viên.”

Để các học viên nên đi theo con đường riêng của họ, kỳ thực là vì tôi đã từng một lần bị bức hại mà nhận lấy bài học tiêu cực, sợ bị tà ác bức hại lần nữa. Những suy nghĩ này của tôi khi đó đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến các đồng tu điều phối tại địa phương nơi tôi ở. Qua một đoạn thời gian tĩnh tâm học Pháp, hướng nội tu, tôi đã nhận ra tâm cầu danh, tâm hiển thị, tâm chứng thực bản thân, tâm sắc dục, v.v. Trong quá trình tu Đại Pháp của bản thân, bị cựu thế lực dùi vào sơ hở, đây mới là nguyên nhân thực sự khiến tôi bị bức hại. Tôi đã dần dần bước ra khỏi bóng tối ám ảnh của việc bị bức hại.

Không ai muốn làm điều phối vên

Một học viên ở một thị trấn gần đó đã bị bắt và bị kết án, nhưng tôi không thấy tin gì về việc này trên Internet. Vì vậy, chúng tôi đã nói chuyện với các học viên trong khu vực đó và hỏi tại sao họ không báo cáo về điều đó. Người điều phối ở đó vừa mới được thả ra khỏi nhà tù, đã nói chuyện với chúng tôi.

“Các anh không hiểu tình huống ở đây,” anh ấy nói. “Một số học viên đã muốn làm điều đó, và họ thậm chí còn làm cả poster, nhưng tôi đã ngăn họ lại. Theo tôi, họ không tu luyện tinh tấn và chưa trưởng thành trong tu luyện. Tôi muốn chờ đợi cho đến khi mọi người tu luyện tốt. Nếu chúng ta phơi bày cuộc bức hại vào thời điểm này, có thể nhiều người sẽ bị bắt.”

Sau đó, tôi đã nói chuyện với một số điều phối viên cũ và họ nói với tôi rằng không có điều phối viên trong khu vực của họ. Rõ ràng, hầu hết những ai từng là điều phối viên trước khi cuộc bức hại bắt đầu đã bị bỏ tù. Một số học viên sau đó đã đảm nhiệm vị trí điều phối, nhưng họ lại bị bắt vào năm 2002. Một số học viên đứng ra làm điều phối viên vào năm 2005, và rồi họ cũng bị bắt. Vì vậy, các học viên trong khu vực đó kết luận rằng làm điều phối viên có thể dẫn đến bị bức hại. Vì vậy, không ai muốn làm điều phối viên nữa.

Một số điều phối viên giúp các học viên bị bắt thuê luật sư, và sau đó chính họ bị bắt vì tội này. Sau khi làm điều phối viên, họ dường như chỉ gặp những việc không tốt.

Sau khi được thả ra, họ đã có ý kiến ​​tiêu cực về việc thuê luật sư để giải cứu các học viên bị bắt. Ngoài ra, họ từ chối tham gia vào bất kỳ nỗ lực giải cứu học viên nào. “Thật vô ích,” họ nói. “Không chỉ các học viên không được giải cứu, mà còn rất nhiều tiền bị lãng phí. Ngay cả khi nó hữu ích, không thể giải cứu toàn bộ học viên. Nhiều học viên khác vẫn đang bị bức hại.”

Một điều phối viên đã kết luận: “Nếu bạn bị bức hại, đó là vì bạn có sơ hở trong tu luyện. Nếu bạn hướng nội và thoát khỏi những quan niệm của người thường, bạn sẽ không bị bức hại.” Họ chỉ tập trung vào những vấn đề xấu và đặt tu luyện cá nhân lên hàng đầu. Vì vậy, các học viên trong khu vực đó không tham gia các hoạt động giải cứu học viên.

Câu trả lời bất ngờ của Sư phụ

Tại một khu vực khác, cảnh sát đã bắt giữ một vài học viên treo những khẩu hiệu ở nơi công cộng. Một lần nữa, điều phối viên lại rút kinh nghiệm từ bài học này. Cô ấy đã dừng mọi hình thức giảng rõ chân tướng nơi công cộng.

Tôi hiểu rằng nếu bản thân không học Pháp thật tốt, sẽ dễ ôm giữ quan niệm hậu thiên kiểu như: “Mình có sơ hở, mình sẽ bị bức hại.” Nói đúng hơn thì những quan niệm hậu thiên này chính là thừa nhận cuộc bức hại. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã hỏi Sư phụ một câu hỏi tại Pháp hội New York năm 2017.

Đệ tử: Đệ tử Đại Lục xin vấn an Sư phụ. Hơn một năm qua tỉnh chúng con nhiều nơi xảy các vụ bắt cóc đệ tử Đại Pháp trên diện rộng. Câu hỏi của con là, Chính Pháp gần tới cuối rồi, [mà] hôm nay xuất hiện can nhiễu loại này, là [do] chỉnh thể tu luyện có sơ hở chăng? Hay là [do]…

Sư phụ: Không phải là thế đâu. Chính là [vì] vẫn chưa tu cho tốt, chúng bèn ‘tu’ chư vị, chúng chính là muốn làm thế. Nơi Trung Quốc Đại Lục —dùng lời cựu thế lực mà nói— chính là như lò luyện đan của Lão Quân, lửa ấy ắt phải mạnh thế, thì mới luyện ra vàng ròng. Tôi nói rồi, không phải bảo rằng hình thế tốt lên thì hết thảy tà ác cũng biến thành tốt; tà ác sẽ không biến thành tốt đâu, chỉ sẽ bị thanh trừ; trước khi bị thanh trừ thì chúng là sẽ biểu hiện, đặc biệt là lúc giãy chết, chúng là sẽ làm thế, chính như thuốc độc, [dù] chư vị không cho chúng độc, chúng không độc có được không? Chúng chính là thuốc độc..” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])

Khi đặt câu hỏi, tôi nghĩ Sư phụ sẽ nói với chúng ta rằng ở những khu vực đặc biệt đó có sơ hở. Do đó tôi vô cùng ngạc nhiên trước câu trả lời của Sư phụ. Sau khi đọc lại phần giảng Pháp này nhiều lần, tôi hiểu rằng Sư phụ không thừa nhận cuộc bức hại, không thừa nhận coi cuộc bức hại này là phương thức kiểm nghiệm đệ tử Đại Pháp trong việc cứu người. Đây là một khiếm khuyết trong pháp lý của cựu vũ trụ, và Sư phụ trong quá trình Chính Pháp sẽ quy chính lại hết thảy. Cả nhân tâm, chấp trước, quan niệm, v.v. Của đệ tử Đại Pháp cũng sẽ đều được Đại Pháp quy chính.

Hiện tại xem ra, trước đây tôi chỉ là biết Pháp lý này nhưng mà vẫn không thực sự ngộ đạo. Đến nay tôi mới có thể thực sự chứng ngộ từ lý tính: Đệ tử Đại Pháp cần chiểu theo yêu cầu của Sư phụ làm tốt ba việc, tất cả đều nằm ở trong đó, không cần phải nghĩ đến việc tà ác có bức hại hay không.

Sư phụ giảng:

“Không phải là tu luyện trong những ma nạn mà chúng tạo thành, mà là khi không thừa nhận chúng thì chúng ta cũng đang tiến bước thật tốt trên con đường của mình; không thừa nhận ngay cả việc tiêu trừ biểu hiện ma nạn của bản thân chúng. (vỗ tay) Như vậy từ góc độ đó mà xét, thì những sự việc trước mắt chúng ta chính là phủ định toàn bộ cựu thế lực. Về biểu hiện tranh giành khi chúng đang chết, thì tôi cùng các đệ tử Đại Pháp cũng không thừa nhận.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004, Giảng Pháp tại các nơi IV)

Sư phụ biến việc xấu thành việc tốt

Nhiều học viên nói rằng họ không thừa nhận cuộc bức hại. Nhưng khi một đồng tu bị bắt, họ không tập trung vào việc phủ nhận cuộc bức hại và cứu giúp đồng tu. Thay vào đó, họ tập trung vào việc tìm ra những sơ hở của học viên bị bắt, như thể mục đích học Pháp là để quy chính lại các sơ hở đó.

Ngay cả khi chúng ta vẫn còn những khiếm khuyết trong tu luyện, chúng ta cũng chỉ nên chiểu theo Pháp và làm những gì chúng ta phải làm. Chừng nào chúng ta còn chiểu theo Pháp, Sư phụ sẽ tương kế tựu kế giúp chúng ta biến việc xấu thành hảo sự.

Cách đây vài năm, chúng tôi đã cố gắng giải cứu các học viên bị bắt tại trung tâm tẩy não. Một học viên tin rằng cô ấy cần gặp luật sư tại trung tâm tẩy não, nhưng các học viên khác cho rằng điều đó quá nguy hiểm. Cô ấy và luật sư đã bị bắt.

Trước đó, một học viên nói rằng ông nhìn qua thiên mục của mình thấy cựu thế lực sẽ bức hại cô nếu cô cứ nhất nhất tham gia giải cứu và bảo cô ấy đừng đi. Nhưng khi nghe điều này, cô ấy nói: “Nếu tôi sợ hãi, điều đó chẳng phải là tôi thừa nhận sự an bài của cựu thế lực hay sao? Tôi phải đi.”

Cô đã bị kết án hai năm. Trong trung tâm giam giữ, cô và các học viên khác đã tạo ra một môi trường để giảng chân tướng và cứu người. Cô cũng giảng chân tướng tại tòa án. Các bài báo chân tướng của họ đã được phổ biến rộng rãi trên Internet. Câu chuyện của họ khiến rất nhiều luật sư cảm động, đồng thời cũng giúp nhiều học viên củng cố chính niệm.

Những trải nghiệm của cô ấy càng giúp tôi nhận rõ rằng bị bức hại không phải là điều Sư phụ muốn, và nếu chúng ta chiểu theo Pháp, Sư phụ sẽ tương kế tựu kế biến điều xấu thành hảo sự, thành cơ hội để chúng ta cứu độ chúng sinh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/10355271.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/11/167557.html

Đăng ngày 23-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share