Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 21-3-2018] Tôi là một học viên mới. Tuy nhiên ngay sau khi tu luyện, tôi và nhiều người khác đều cảm giác được sự thay đổi to lớn nơi bản thân, nhất là tính cách của tôi thay đổi quá nhiều so với trước đây. Nhưng kỳ thực tôi biết, đó là so sánh với người thường và với bản thân mình trước đây; so sánh với một người tu luyện chân chính, thì tôi còn kém xa. Bởi vì tôi chưa biết hướng nội tìm, chưa thể thực tu bản thân, vốn dĩ học Pháp không được sâu. Thêm vào đó, biết và làm là hai chuyện khác nhau, khiến tâm tính của tôi đề cao rất chậm, rất nhiều lúc ở trong ma nạn và mâu thuẫn, tôi vẫn quen dùng quan niệm của người thường để nhìn nhận vấn đề, có lúc lời nói và hành động không khác gì so với người thường. Sau khi minh bạch ra, tôi luôn hối hận đau đớn vì điều đó.

Vì thế, tôi không thể không tự hỏi mình: Tại sao mình cứ mãi không giữ tâm tính được vững? Tại sao mình lại trượt ngã tại cùng một vấn đề? Tại sao mình không thể xuất ra khỏi một tầng thứ trong một thời gian dài? Bởi vì trong môi trường tu luyện của mình, tôi không có đồng tu để giao lưu, đối với học Pháp và các vấn đề gặp phải đều dựa vào tự mình ngộ, đôi khi có thể ngộ được, đôi khi không ngộ được; đôi khi ngộ đúng, đôi khi ngộ không đúng. Khi bản thân tâm tình nặng nề, thì không thể tìm ra vấn đề.

Nói đến đây, tôi đặc biệt cảm tạ Sư phụ và Minh Huệ Net. Bởi vì, mỗi lần tôi đọc thấy một bài được đăng trên Minh Huệ Net, chủ yếu là “Tuần báo Minh Huệ”, cho dù là tôi có tiện tay mở bài nào, thì vừa khéo là đều nói lên vấn đề đang tồn tại của tôi lúc bấy giờ, khi tôi thấy được đồng tu trong bài chia sẻ đã tìm trong bản thân như thế nào, tôi tự quay đầu nhìn lại bản thân mình, thấy rằng mình đúng là cũng sai ở đó! Vì vậy, có những lúc tôi không cầm được nước mắt khi đọc bài của đồng tu, cảm giác đó giống như tôi đang lạc đường trong đêm tối, và Sư phụ liền phái một người dẫn đường tới giúp đỡ tôi.

Chính là nhờ có sự giúp đỡ của Sư phụ, các đồng tu chưa bao giờ gặp mặt, tôi đã dần dần học được cách hướng nội để tìm những chấp trước căn bản của mình, thay vì trôi nổi trên bề mặt như trước đây. Tôi học cách đào sâu tìm động cơ thật sự đằng sau mỗi chấp trước, sau đó hiểu được sâu hơn một tầng nữa thế nào là cựu thế lực, thế nào là cái tôi giả, thế nào là quan niệm hậu thiên của con người, khiến cho tôi một lần nữa lĩnh ngộ được sự bác đại tinh thâm của Đại Pháp một cách chấn động cả thân lẫn tâm. Đối với tôi mà nói, chuyển biến to lớn nhất chính là, trước đây, khi tôi gặp mâu thuẫn, ở trong ma nạn, tôi chỉ biết chịu đựng một cách tiêu cực, thường hay vừa khóc, vừa tự nhủ rằng đang trả nghiệp, vẫn luôn cảm thấy “muốn tu Phật phải chịu khổ”, có một loại cảm giác bi tráng, tuy nhiên lại có cảm giác rằng xung quanh tôi từng người từng sự việc đều đang cản trở tôi, làm cho tôi thống khổ. Sau này, sau khi tư tưởng đã có một chút thăng hoa, tôi phát hiện tu luyện không phải chỉ đơn thuần là chịu khổ để hoàn trả nghiệp, điều quan trọng là có thể từ trong đó mà đề cao tâm tính, đúng như Sư phụ giảng:

“‘Khổ cái tâm chí’ mới là then chốt đề cao tầng thực sự. Nếu nói ‘nhọc cái gân cốt’ là có thể đề cao lên được, thì tôi nói rằng nông dân Trung Quốc khổ nhất, [phải chăng họ] đều nên được làm đại khí công sư? Chư vị nhọc cái gân cốt đến mấy cũng không thể như họ, vốn hàng ngày làm việc [ngoài đồng] dưới nắng gắt, vừa khổ vừa mệt; không phải việc đơn giản như thế. Vậy như tôi đã giảng, muốn thật sự đề cao, thì phải thật sự đưa cái tâm này lên cao, thế mới có thể đề cao một cách chân chính.” (Chuyển Pháp Luân)

Điều đáng tiếc là, đoạn Pháp này không biết tôi đã đọc qua bao nhiêu lần, hôm nay mới ngộ được tầng Pháp lý này.

Từ đó, tôi bắt đầu suy xét những ma nạn tôi gặp phải, quan sát xem ở những người và việc khiến tôi thống khổ có tâm mà tôi phải tu bỏ hay không. Tĩnh tâm xuống mà nhìn, tôi mới phát hiện, những “khuyết điểm” của những người khiến tôi khó chịu, lại chính là một “tôi” khác có vấn đề. Tiếp đó, tôi đột nhiên tỉnh ngộ, thì ra những người này được an bài đến quanh tôi, làm những điều khiến tôi kích động như thế, mục đích thật sự chính là muốn tôi nhìn thấy những thiếu sót của mình, sau đó tu chính bản thân.

1.Tấm gương bên cạnh: Những người “có vấn đề” quanh tôi đều là một “tôi” khác

Người ta thường nói: Bạn nhìn người khác như thế nào, nội tâm của bạn chính là như thế ấy.

Trước đây tôi thường cảm thấy bố tôi rất cố chấp, lấn át người khác, dẫn đến việc tôi trường kỳ cảm thấy khó chịu khi sống với ông, bởi vì ông luôn lấy kinh nghiệm lỗi thời can thiệp vào lời nói và hành vi của tôi, còn tự cho đó là vì muốn tốt cho tôi. Loại “chế độ gia trưởng” này từng khiến tôi cảm thấy rất áp lực, cảm thấy không thoải mái, chỉ luôn muốn cách xa ông một chút, nhưng không hề suy nghĩ vì sao lại xuất hiện hiện tượng này.

Tôi biết rằng cảm thấy trong tâm không thoải mái chính là vì tâm chấp trước của mình bị động đến, sau đó tôi tĩnh tâm lại hướng nội và thấy: Tôi xử lý các việc cũng rất cứng nhắc, không uyển chuyển, hễ có một cách nghĩ, là thực hiện mà không tính tới hậu quả, lại còn nghĩ mọi cách để tìm lý do biện hộ, đây không phải cũng là một loại biểu hiện cố chấp và lấn át sao? Do chấp trước vào quan điểm của bản thân, nên không thể nhìn thấy bản chất của sự vật, cuối cùng tự dồn bản thân vào đường cùng, rất nhiều sự việc không được thiện giải. Vả lại rất nhiều ý tưởng đều là dùi sừng bò, nhìn nhận sự việc và người khác đều theo kiểu không trắng thì đen, làm việc cực đoan, những điều tôi quyết định sẽ không thay đổi, cho dù có biến hóa hay không, đều sẽ không tùy cơ ứng biến, bây giờ tôi mới phát hiện ra kỳ thực đây là một loại biểu hiện của văn hóa đảng. Điều còn đáng sợ hơn là sở dĩ tôi có cách ăn nói và làm việc như vậy mà vẫn không phát hiện ra vấn đề, còn có một nguyên nhân căn bản là vì ở đó có một tâm rất không tốt – tâm tự cho mình đúng.

Một người nữa động vào tâm của tôi chính là chồng cũ của tôi. Chồng cũ của tôi không phải là người tu luyện, giống như người thường, có rất nhiều khuyết điểm, với tính cách rất bạo lực, điều nghiêm trọng hơn là chủ ý thức của anh ấy không thanh tỉnh, dễ bị những thứ xấu khống chế. Trước khi ly hôn, anh ấy rất thích đánh tôi, cãi nhau với tôi, sau khi cãi nhau xong lại hối hận, thật sự không biết bản thân mình muốn gì, đang làm gì. Khi tâm tính tôi đang tốt, nhẫn một chút là có thể vượt qua được. Khi tâm tranh đấu, tâm oán hận của tôi khởi lên, tôi cũng cãi với anh ấy, và cảm thấy tâm rất mệt, rất khổ. Có thể là do tôi tu chưa được tốt, chính niệm không đủ, rốt cuộc tôi không thể làm cho anh ấy trở nên tốt hơn, cuối cùng anh ấy thậm chí còn can thiệp vào việc tu luyện của tôi, không còn cách nào khác, hôn nhân của chúng tôi đi đến kết thúc.

Tôi nhớ lại những khuyết điểm của chồng cũ làm cho tôi khó chịu như không khống chế được bản thân, tự ngã và dễ nổi giận, thích tranh đấu. Những vấn đề này tôi đều có, chủ ý thức của tôi cũng không đủ thanh tỉnh, hay bị các quan niệm hậu thiên khống chế, chủ yếu biểu hiện ra là mâu thuẫn trong tính cách, nói nhẹ thì là không chịu thua, nghe không được những lời khó nghe, không ai nói được, hay tỏ ra nghiêm trọng. Nếu nói nặng thì là thường thường miễn cưỡng thích nghi với một số thói quen của người thường, không thể đường đường chính chính là chính mình. Tôi thấy được tự ngã và bạo lực của chồng cũ của tôi, nhưng thực ra trong tâm tôi cũng thích tranh đấu, thường không giữ vững tâm mình mà tranh luận “giảng lý” với anh ấy, dễ bị lời nói, việc làm của người thường chọc giận, không đạt được trạng thái bất động tâm, có tâm oán hận đối với những lời nói và việc làm nhục mạ tôi của anh ấy.

Đôi khi tôi nghĩ rằng, nếu tôi là những đồng tu tu tốt hoặc là người thường, tôi có thể không ly hôn. Người thường vì yếu đuối nên không dám tùy tiện ly hôn, những đồng tu tu tốt sẽ đối đãi với sự việc này từ bi hơn. Nhưng bởi vì trong hôn nhân tôi quá hiếu thắng, tự cho là đúng, thường tự lấy quan niệm của mình phán đoán sự vật đúng sai, sau đó dùng đạo lý người thường để quyết định làm thế nào, có lúc giống như tự biên tự diễn, trên biểu hiện là thoải mái, mà trong cốt lõi là tự ngã, trong vấn đề hôn nhân này chưa hoàn toàn có thể tùy kỳ tự nhiên. Ở đây thực không phải là chấp trước vào hôn nhân, chỉ là hổ thẹn với bản thân trong quá trình này có những quan không qua tốt. Mà tâm chấp trước căn bản đằng sau tất cả những mâu thuẫn này chính là tự đại, muốn tự mình an bài cuộc sống của mình.

Bây giờ tôi đã ngộ ra, một tầng hàm nghĩa khác của thuận theo tự nhiên, là một con người nhỏ bé nên có thái độ khiêm nhường đối với vận mệnh, vũ trụ, bởi vì những điều đó đều đã được Thần an bài cả rồi; người tu luyện phải kính trọng Sư phụ và tôn trọng Đại Pháp, tất cả đều tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ và an bài của Sư phụ.

Tấm gương thứ ba là mẹ tôi. Mẹ tôi cũng là đồng tu, và đã tu luyện hơn 10 năm rồi. Nhưng tôi có tâm không coi trọng mẹ tôi, bởi vì tôi thấy mẹ quá xem trọng lợi ích, tự tư tính toán về vấn đề tiền tài, không nỡ tiêu tiền cho bản thân, cho gia đình. Mặc dù tôi đã chia sẻ với bà, nhưng vì cái tâm không coi trọng kia chưa bỏ, và ngữ khí không thiện, lại còn cho rằng bà là “cầu tài giả tu“, dẫn đến mẹ tôi không thay đổi gì nhiều, ngược lại còn sản sinh ra gián cách giữa chúng tôi. Lúc đầu tôi chỉ cảm thấy bó tay với việc bà không tinh tấn như thế, nhưng tôi nhớ lại một đoạn giảng Pháp của Sư phụ: “Họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi.” (“Đối thoại với thời gian”,Tinh tấn yếu chỉ”)

Sau khi đối diện với bản thân mình, tôi phát hiện vấn đề của tôi không chỉ là có tâm không coi trọng và tâm không thiện với mẹ. Tôi làm việc tốt, đối tốt với người khác thì đòi báo đáp, không nhận được báo đáp, thì trong tâm không cân bằng, sinh ra tâm oán hận, thực ra, đây cũng là thích tính toán. Trước đây khi trong hôn nhân, chồng tôi có tiền nhưng không muốn chi cho tôi, ngược lại tôi tiêu tiền cho anh ấy và cho mọi việc trong nhà, do vậy mà cảm thấy rất không công bằng, đây cũng là một loại tâm lợi ích. Những vấn đề của mẹ mà tôi thấy được ấy, hóa ra tôi cũng đều có, chỉ là phương thức biểu hiện khác nhau mà thôi, đơn giản là “lươn ngắn lại chê trạch dài”. Mà tâm chấp trước căn bản đằng sau tâm chấp trước tính toán và tâm lợi ích chính là – tự tư, không muốn chịu khổ.

2. Những mâu thuẫn xung quanh làm bộc lộ tâm tật đố ẩn sâu của tôi

Về vấn đề tâm tật đố, trước giờ tôi cho rằng tôi không nghiêm trọng lắm, mãi đến khi một loạt các mâu thuẫn xuất hiện, ví dụ như, trước đây không thoát ra được mâu thuẫn gia đình, cứ mãi bị can nhiễu; trước đây có gián cách với bố mẹ, cảm thấy rất mệt mỏi trong tâm; trong công việc luôn có việc không làm được, những người khác đều tranh thủ nghỉ ngơi, chỉ có mình tôi làm, còn thường xuyên bị lãnh đạo phê bình vô cớ, cảm thấy sống thật khổ; bạn tốt trước đây cảm thấy không thể nào chia sẻ tâm tình được nữa, tới thời khắc then chốt, cũng không có ai thật sự quan tâm. Khi nhân tâm nổi lên, thì không ngộ trên Pháp, ngược lại cảm thấy những người này đều là “tiểu nhân” tự tư, thấy tôi là người tu luyện nên mới bắt nạt dễ dàng như thế. Có lúc tôi còn oán hận trách than: làm một người tốt thật khó quá, vì lương thiện mà bị bắt nạt.

Nhưng cuối cùng, tôi minh bạch được rằng những cách nghĩ này đều là không đúng, khi khó chịu, tôi liền liên tục đọc nhẩm Pháp của Sư phụ:

“Kỳ thực, khi chư vị cảm thấy danh-lợi-tình nơi người thường đang chịu phương hại mà khổ não, thì đã là tâm chấp trước người thường đang chưa buông bỏ được đó.” (“Chân tu”, “Tinh tấn yếu chỉ”)

Từ đó tôi tự hỏi bản thân: Vì sao phải thống khổ vì những chuyện này? Nếu như tôi đúng, vì sao lại dễ dàng bị lời nói và việc làm của người thường dẫn động như thế? Nếu như tôi sai, thế thì tại sao không nhanh chóng quy chính bản thân? Rốt cuộc tâm chấp trước nào ẩn sau những mâu thuẫn này?

Cuối cùng, tôi phát hiện ẩn giấu sau những vấn đề này là một nhân tâm trước giờ tôi không để ý tới – tâm tật đố. Sở dĩ tôi không thể thoát ra khỏi những mâu thuẫn trong gia đình, thì trên bề mặt là vì không chịu được việc chồng cũ lười biếng, cách hành xử quá tự tư mà dẫn đến gây tranh cãi, kỳ thực là tật đố với việc anh ấy rảnh rỗi hơn tôi (không chịu được việc anh ấy lười biếng), tật đố anh ấy có nhiều tiền (giận anh ấy tiêu tiền không thương lượng với tôi, trách anh ấy ích kỷ không muốn tiêu tiền cho gia đình, nói anh ấy ngoài tiền ra không có gì cả). Còn việc tạo ra gián cách đối với bố mẹ tôi, cảm thấy không thể nói chuyện được với họ, kỳ thực là tật đố họ trọng nam khinh nữ, thiên vị em trai tôi, rõ ràng tôi hiếu thuận hơn, nhưng bố mẹ đã không cho tôi thứ gì về vật chất, mà cả về tinh thần cũng không quan tâm đến nỗi khổ và khó nhọc của tôi. Trong công việc thì làm đến mức kiệt quệ thân tâm, kỳ thực là cũng có tâm tật đố đối với đồng nghiệp, oán trách rằng đồng nghiệp đi làm không làm việc mà đổ hết việc cho tôi, cuối cùng anh ấy vẫn đạt loại ưu tú, cảm thấy anh ấy không có tài cán gì, cảm thấy cấp trên không công bằng, rất giống với tư duy của Thân Công Báo. Còn oán trách đối với bạn bè, trên bề mặt là không chịu được việc họ “dựa dẫm”, nhưng kỳ thực là trách bản thân không có được điều kiện ban đầu tốt như vậy, đây cũng là một loại tật đố.

Có tâm tật đố, thì rất dễ sinh ra tâm tranh đấu và tâm oán hận, không chỉ là khi bị làm tổn thương không có tâm từ bi đối đãi người khác, mà là dùng tâm người thường đi tranh đấu, còn bắt đầu oán thứ này oán thứ kia. Oán bố mẹ không đứng tại góc độ của tôi suy xét, oán chồng cũ của tôi thật quá đáng và làm tổn thương tôi quá sâu, oán em trai không biết cảm ơn tôi, uổng công tôi đãi tốt với cậu ấy, oán bạn bè kỳ thực không hề để ý tôi khó chịu thế nào, oán trên thế gian không có một người có thể đồng cảm sâu sắc với tôi, nhìn ai cũng thấy ích kỷ, đối với thứ gì cũng có cách nghĩ không tốt, cảm thấy bản thân rất cực nhọc. Lý do tôi đi vào ngõ cụt này, đều là quá để tâm đến cảm thụ của bản thân, đều là vì người khác không xem xét quan tâm đến được cái tự ngã của tôi mà trong tâm tôi sinh oán hận, toàn bộ đều là vì tôi, tôi, tôi! Kỳ thực là do bản thân mình quá tự ngã, vì vậy những thứ xung quanh tôi đều đang đóng chặt, bây giờ nhìn lại là tự tư đến cực điểm.

Giờ đây cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra, những mâu thuẫn kia xuất hiện đều là do tôi có nhân tâm. Sau khi ý thức được những nhân tâm kia, tôi bỏ đi một chút, hoàn cảnh xung quanh liền trở nên tốt hơn một chút. Tuy là rất nhiều mâu thuẫn bây giờ đã được giải quyết rồi, nhưng vì tôi không chú trọng tu tâm của chính mình và đã đi một đoạn đường vòng lớn, hơn nữa trong quá trình đó tôi đã không triển hiện ra phong thái mà người tu luyện nên có, trái lại còn làm hại một số người, ở đây tôi xin được bày tỏ lời xin lỗi sâu sắc.

Nghĩ lại đều thấy đáng sợ, nguồn gốc của những tâm chấp trước kia đều là cái tự ngã và tự đại luôn cho rằng mình đúng. Tâm luôn cho mình đúng, tự đại, tự tư, tất cả đều là để bảo vệ cái tôi giả kia, đây toàn là những đặc tính của vũ trụ cũ. Tôi luôn miệng nói phủ nhận an bài của cựu thế lực, nhưng nếu không đào sâu các chấp trước của mình, thì không thể phát hiện những chiêu mà cựu thế lực đã làm với tôi.

Ngoài ra, tôi còn phải phơi bày nhân tâm của mình. Trước đây tôi không dám viết bài viết này, cho dù phát hiện bản thân mình không đúng cũng không dám công khai thừa nhận. Lý do là vì cảm thấy bản thân quá kém, quá mất mặt, sợ người khác thấy sẽ bôi nhọ Đại Pháp (bởi vì thấy những bài viết của đồng tu trên mạng đều là hình tượng chính diện). Nhưng sau đó tôi phát hiện đây lại là một loại tự bảo vệ, thực ra là không muốn hướng nội tìm, đào sâu chấp trước, dùng quan điểm của người thường mà nhìn thì chính là không dám đối diện với khuyết điểm của bản thân mình, những điều này đều là bị văn hóa đảng “đánh chết cũng không nhận sai” đầu độc.

Tầng thứ cá nhân có hạn, nếu có chỗ nào không thích đáng kính xin Sư phụ tha thứ, xin đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/3/21/363155.html

Đăng ngày 21-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share