Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 8-7-2018] Gần đây, tôi có một giấc mơ, trong giấc mơ tôi đã đến Pháp. Các học viên khác trong giấc mơ nói: “Ồ! Bạn tỉnh lại rồi. Bạn ngủ suốt cả dọc đường, nhưng chúng tôi đã không bỏ bạn lại.”

Tôi nhận ra Sư phụ đang điểm hóa cho mình rằng tôi đã tu luyện một cách mơ mơ màng màng và chỉ gần đây mới thanh tỉnh, mới đến “nước Pháp” (trong tiếng Trung là 法国 – Pháp quốc, có chữ 法 nghĩa là “Pháp”).

Chủ ý thức phải mạnh

Trước đây, tôi rất dễ bị mê mờ trong khi đang ngồi đả tọa. Mãi cho đến cách đây hai năm khi Sư phụ an bài cho một đồng tu đến giúp đỡ tôi.

Tôi đã gặp vấn đề này từ trước lúc rời Trung Quốc. Lúc đó, ban ngày tôi đi làm, và làm ba việc sau giờ làm. Tôi ngủ it đi để có thêm chút thời gian.

Vào buổi sáng khi thức giấc, tôi thường cảm thấy buồn ngủ, vì vậy trong khi ngồi đả tọa, tôi rất dễ bị mê mờ giữa chừng. Tôi biết mình không nên có trạng thái này, nhưng tôi đã không chú ý chính lại vấn đề.

Sau khi ra nước ngoài, tôi bắt đầu làm việc cho một trong những công ty truyền thông do học viên Đại Pháp thành lập. Tôi đã rất nỗ lực trong công việc và cảm thấy bản thân khá tốt.

Tuy nhiên, tình huống của tôi chính xác giống như những gì được mô tả trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Vì sao cái gì cũng không tốt: mọi người đối với họ cũng không tốt, lãnh đạo cũng không coi trọng họ, hoàn cảnh tại gia đình cũng trở nên rất căng thẳng. Tại sao đột nhiên xuất hiện nhiều mâu thuẫn như thế?” (Chuyển Pháp Luân)

Thật vậy, trong cuộc sống cá nhân, mọi người đều nhìn tôi theo một cách khá kỳ lạ. Lãnh đạo chỉ trích tôi, và sếp của lãnh đạo cũng vậy. Một học viên đã hạ thấp tôi, khiến tôi cảm thấy bị bẽ mặt. Ngay cả những học viên mà tôi quen thân cũng phàn nàn về tôi. Vợ tôi cũng vậy. Tôi tự nhủ: “Tại sao mình phải chịu đựng thế này? Mình muốn từ bỏ!”

Những khó khăn mà tôi đã trải qua trong những ngày đó đã khiến tôi bật khóc nhiều lần. Áp lực trở nên căng thẳng đến mức thậm chí còn vượt quá cả những gì tôi từng chịu đựng ở Trung Quốc trong giai đoạn đầu của cuộc đàn áp. Tuy nhiên, tôi không muốn từ bỏ những gì mình cần làm. Tuy vậy, ý tưởng về việc từ bỏ công việc liên tục nổi lên.

Lúc đó, tôi cảm thấy hơi bị choáng ngợp và nghĩ: “Mình nên tiếp tục hay từ bỏ?” Tôi đã quyết định rằng việc rời bỏ công việc không phải là điều mà Sư phụ muốn tôi làm, vì vậy tôi đã quyết tâm tiếp tục và đột phá khó nạn.

Khởi đầu lại

Tôi quyết định bắt đầu tu luyện từ đầu, kiên định tín tâm vào Sư phụ và Pháp, và quyết tâm chiểu theo Sư phụ vô điều kiện. Tôi nhận ra rằng những khổ nạn mà tôi gặp trong cuộc sống hàng ngày đến là vì tôi không muốn lắng nghe người khác. Tôi biết những khổ nạn này đến vì Sư phụ đang muốn giúp tôi đề cao.

Tiêu chuẩn hành vi của một học viên là do Pháp định ra. Ví dụ, những việc như thanh tỉnh trong lúc ngồi đả tọa và phát chính niệm.

Tôi nghĩ rằng mình tín Sư tín Pháp, nhưng thậm chí tôi không thể đạt được những yêu cầu cơ bản của Pháp. Như vậy có phải là “tín” thật sự không?

Sau khi chia sẻ những suy nghĩ của mình với các học viên khác, tôi bắt đầu chú ý hơn đến những việc nhỏ. Trong cuộc sống hàng ngày, tôi cố gắng giữ cho tâm trí thanh tỉnh qua việc bài xích can nhiễu, giữ tập trung và cảnh giác. Không lâu sau, tôi sớm trở nên thanh tỉnh hơn khi đang ngồi đả tọa và phát chính niệm. Nếu cảm thấy buồn ngủ, tôi sẽ mở to mắt, hoặc chợp mắt một lúc trước khi bắt đầu ngồi đả tọa.

Tôi nhận thấy mình có xu hướng quá tập trung vào cảm giác của bản thân. Tôi cũng sẽ phàn nàn về các học viên khác và khi tôi cố gắng chỉ ra các vấn đề của họ, họ hoàn toàn không tiếp nhận lời của tôi. Tôi đang hướng ngoại, nhưng dần dần nhận ra rằng thay vào đó tôi nên hướng nội.

Một ngày trong khi đang lái xe, tôi bắt đầu phàn nàn về một số học viên khác. Đột nhiên, một chiếc xe cảnh sát xuất hiện phía sau tôi. Tôi nhận ra rằng suy nghĩ của mình là không chính, và sau đó chiếc xe cảnh sát liền mất hút. Mỗi lần suy nghĩ của tôi không chính thì lại có một chiếc xe cảnh sát xuất hiện. Cuối cùng, tôi đã chân thành xin lỗi Sư phụ vì đã sinh tâm phàn nàn. Sau đó, tôi không còn bị chiếc xe cảnh sát nào theo đuôi nữa.

Sư phụ giảng:

“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Mặc dù tôi biết mình có “Pháp bảo”, nhưng tôi đã không biết sử dụng nó một cách lý trí. Khi gặp mâu thuẫn, trong tâm không hề nghĩ đến dùng “Pháp bảo”. Thay vào đó, trong tâm tôi đầy những quan niệm người thường. Trong khi trên bề mặt, tôi trông giống như người nóng tính, cơn nóng giận trong tâm có thể bùng lên bất cứ lúc nào, vì tôi đã không tu tốt bản thân.

Chỉ khi bắt đầu hướng nội, tôi mới nhận ra rằng mình có nhiều vấn đề. Mãi cho đến khi tôi nhận ra rằng mình nên tập trung vào tu luyện của bản thân và phó thác mọi thứ khác cho Sư phụ an bài, tâm trí tôi mới dần trở nên thanh tỉnh.

Một chấp trước khác mà tôi nuôi dưỡng là truy cầu thoải mái. Có khoảng thời gian, đây là một chấp trước mạnh mẽ, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng khổ nạn là việc tốt đối với người tu luyện.

Tôi chỉ nên duy trì một cuộc sống bình thường và dùng thời gian còn lại để làm tốt ba việc. Khi không tu luyện tinh tấn, tôi cũng có khoảng thời gian khó khăn phải vượt qua khảo nghiệm sắc dục trong những giấc mơ.

Một vài năm đã trôi qua và hiện giờ trạng thái khi ngồi đả tọa của tôi đã tiến bộ rất nhiều – tôi đã trở nên tập trung và thanh tỉnh hơn rất nhiều.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/8/370741.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/10/171462.html

Đăng ngày 20-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share