Tên: Lưu Đại Cúc (刘大菊).
Giới tính: Nữ.
Tuổi: 56.
Địa chỉ: Thị xã Cao Sa, huyện Đỗng Khẩu, Hồ Nam.
Nghề nghiệp: Không rõ.
Ngày thả ra gần nhất: 05-10-2007.
Nơi giam gần nhất: Nhà tù nữ Trường Sa (长沙女子监狱).
Thành phố: Trường Sa.
Tỉnh: Hồ Nam.
Sự bức hại đã chịu đựng: Giam cầm, lao động cưỡng bức, đánh đập, buộc vào những vị thế không bình thường trong thời gian lâu, để đói, biệt giam, và cấm ngủ.

[MINH HUỆ 28-08-2009] Trước khi tập luyện Pháp Luân Công, bà Lưu Đại Cúc bị nhiều bệnh. Không bao lâu sau khi bà bắt đầu tập luyện năm 1997, tất cả các bệnh của bà biến mất. Nhưng bà bị bắt năm 2000 vì từ chối từ bỏ đức tin của bà. Bà bị kết án đến bảy năm tù, trong thời gian đó bà chịu đựng sự tra tấn vô nhân đạo.

Dưới đây là câu chuyện của bà Lưu Đại Cúc, qua chính lời của bà, về sự bức hại mà bà đã chịu đựng:

Không bao lâu sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi cuộc bức hại bắt đầu, Tôn Lập Chí, trưởng của thị xã; Lưu Thự Quang, giáo viên chính trị của sở cảnh sát địa phương; và khoảng 20 cảnh sát viên xông vào nhà tôi và lục soát nó. Chúng lấy đi tất cả các sách Pháp Luân Đại Pháp của tôi và các khoản giành cho buôn bán của gia đình tôi. Tôi nói với chúng về cái tốt lành của Pháp Luân Đại Pháp và cách nào tôi đã biến đổi từ một người với nhiều bệnh tật thành một người rất khỏe mạnh. Chúng không nghe tôi. Tôi đi đến chính quyền địa phương và sở cảnh sát để làm sáng tỏ sự thật, và tôi cũng nói với dân chúng địa phương các sự kiện về Pháp Luân Công. Kết quả, tôi bị giam trong 15 ngày. Bà Tiếu Diễm, một bạn học viên đi với tôi, bị giam trong hơn 20 ngày.

Ngày 28-05-2000, tôi đi Bắc Kinh để chứng thực cho Pháp Luân Đại Pháp. Lưu Thự Quang, dẫn đầu một nhóm viên chức từ sở cảnh sát Đỗng Khẩu, đã lên máy bay để đi theo chúng tôi. Vào chiều ngày 1 tháng 6, chúng tìm thấy chúng tôi tại Quảng trường Thiên An Môn và mang chúng tôi đến Khách sạn Thiệu Dương. Một tuần lễ sau, chúng tôi bị nhốt tại nhà giam Đỗng Khẩu. Qua ngày hôm sau, Tương Quan Liên, chỉ huy của đội lính canh nữ, lục soát mình của hơn 20 học viên và lấy cắp hết tất cả tiền bạc trong túi chúng tôi. Lúc bấy giờ tôi có khoảng 500 đến 600 tệ, và bà Tiếu Diễm có hơn 1,000 tệ. Chúng không đưa cho chúng tôi biên nhận gì cả. Tương Quan Liên tra tấn chúng tôi bằng nhiều cách. Một số trong chúng tôi bi còng tay trong những tư thế khác nhau và bị buộc ngồi xổm hoặc quì gối, hoặc bị buộc trong những tư thế đau đớn khác như là “nửa đứng nửa ngồi.” Chúng tôi bị nhốt trong những xà lim nhỏ, bị buộc đứng trong một thời gian lâu, và bị đá tàn bạo. Chúng cũng kéo lôi chúng tôi bằng tóc và đập đầu chúng tôi vào tường và vả vào mặt chúng tôi. Sau này tôi bị chuyển đến nhà tù số 1 Thiệu Dương, và bà Tiếu bị gửi đi nhà tù số 2. Mỗi người trong hai chúng tôi bị buộc phải trả một số tiền ‘cọc’ là 3.500 tệ, mà không có biên nhận.

Ngày 5-10-2000, Lưu Thự Quang từ Sở cảnh sát Cao Sa đi vào tiệm bán áo quần của tôi vào khoảng 8:00 giờ sáng và đẩy tôi vào một xe cảnh sát. Tôi bị giữ tại nhà tù Đỗng Khẩu trong ba tháng và sau đó chuyển đến nhà tù số 2 Thiệu Dương. Hai tháng sau, tôi bị chuyển đến nhà tù Hoãn Ninh.

Trong nhà tù có những nơi đặc biệt được trang bị với còng tay và còng chân để tra tấn các học viên. Vì tôi từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, ba ngày sau tôi bị còng tay và còng chân. Các còng tay và còng chân này cân nặng khoảng 40 đến 45 kg (88 – 99 lbs). Qua ngày thứ tư tôi bị thẩm vấn và chúng cố áp lực tôi để ký một tờ ‘bảo đảm’. Từ nhà tù đến phòng thẩm vấn là nửa cây số . Trên đường đi có nhiều hàng rào cây cản đường. Vì các còng tay và còng chân nặng nề, tôi cử động một chút là rất khó khăn. Hơn nữa, tôi không được cho ăn một chút gì trong bốn ngày qua. Tôi không biết cần bao nhiêu thời gian để đi hết nữa cây số đường này. Sự tra tấn này kéo dài trong 21 ngày. Tôi bị bất tỉnh hai lần. Cân nặng của tôi xuống dốc, từ 68 kg (khoảng 150 lbs.) còn lại một nửa.

Ngày 17-07-2001, tôi bị mang từ nhà tù Đỗng Khẩu đến một phiên tòa xử. Những người mà biết tôi, họ khóc khi nhìn thấy tôi. Họ không thể tin là tôi tàn tệ như vậy.

Cái gọi là “phiên tòa” nói rằng tôi bị kết án bảy năm tù vì “làm rối loạn trật tự xã hội.” Ngày 8 tháng 9, tôi bị chuyển đến Nhà tù nữ Trường Sa.

Hai tháng sau, tôi bị gửi đi tiểu đội 5 của Xưởng Đồng phục Cảnh sát, nơi nổi tiếng vì sự bức hại tàn bạo các học viên Đại Pháp. Đặng Thanh Quần, lính canh tù trực, gọi tôi lên văn phòng và ra lệnh cho tôi ký một tờ cam kết. Tôi từ chối. Chúng vả vào mặt tôi, buộc tôi đứng im trong một thời gian lâu, đá tôi, và còng hai cánh tay tôi ra sau lưng. Tôi nói về sự tốt lành của Đại Pháp cho các lính canh tù nhưng chúng không nghe. Chúng treo tôi lên thành cửa sổ của nhà tắm và mở cửa sổ, phơi tôi dưới gió Đông lạnh như cắt. Lúc bấy giờ, thời tiết xuống hơn âm 10 độ dưới không độ. Toàn cơ thể tôi trở nên sưng lên và các còng tay cắt sau vào thịt tôi. Hai cườm tay tôi bị sưng đến độ các còng tay không còn nhìn thấy. Tôi bị treo ở đó trong 15 ngày. Khi các lính canh mở còng tay tôi ra, tôi không còn có thể cử động bàn tay tôi nữa và té xuống các chất dơ của nhà vệ sinh mở nắp. Tôi không thể để tay xuống vì nó bị dính vào lưng tôi. Phải một thời gian lâu tôi mới có thể cử động hai tay tôi từ sau lưng ra trước. Trong một thời gian rât lâu, tôi không thể cầm lấy một cái gì với tay tôi. Tôi chịu đựng sư tra tấn bất nhân này tại Xưởng Đồng phục Cảnh sát trong nửa năm.

Năm 2002, nhà chức trách thành lập cái gọi là Đội “Giáo dục và chuyển hóa”. Lý Xuân Huy, phụ trách lính canh tù, gom tất cả các học viên và chọn một vài tù nhân có học thức để giám sát và theo dõi chúng tôi. Chúng tôi không có tự do cá nhân nào cả. Cả khi chúng tôi đi nhà vệ sinh chúng cũng đi theo chúng tôi. Những người mà hợp tác với các chính quyền nhà tù được cho ít công việc hơn để làm, những ai mà từ chối hợp tác với chúng là bị giao thêm công việc để làm. Chúng tôi bị buộc ngồi bóc hạt dưa. Mọi người phải bóc hơn 30 kg mỗi ngày. Thậm chí nếu các bạn làm việc 24 giờ đồng hồ không ngừng thì vẫn không thể đạt được tiêu chuẩn này. Vì chúng tôi không hợp tác, lính canh tù Ngao Cần và đồng lõa của cô, Chu Tân Nguyên, còng tay bà Dịch Kiến Hoa, một học viên từ thành phố Hành Dương, vào chắn song trong hành lang. Cô bẻ gãy bàn tay mặt của bà Bao Thành Anh từ thành phố Hoài Hóa và còng cánh tay bà Cổ Thúy Anh ra sau lưng trong cách tra tấn gọi là ‘mang kiếm trên lưng’. Đây là một hình thức tra tấn rất đau đớn, mà một cánh tay vắt ngang vai ra sau lưng và cánh tay kia đi ngược từ phía dưới lên trên. Hai bàn tay bị còng vào nhau, khiến đau đớn không chịu nổi. Bà Chu Tân Nguyên cũng bị cùng cách tra tấn này. Tôi bị còng với hai chân giang ra và cánh tay tôi đưa ra phía ngoài. Sau đó chúng buộc tôi đứng quay mặt vào vách tường và sốc điện tôi với dùi cui điện.

Lính canh tù Ngao Cần là người đầu tiên sốc điện tôi bằng dùi cui điện. Cô sốc điện vào mặt, miệng, và hai bàn tay. Cô cũng ra lệnh cho lính canh Chu Xán và Trịnh Cần, người chỉ mới bắt đầu làm việc trong nhà tù, cũng như hai lính canh khác với cùng tên là Tằng, để nhìn xem cô làm sao và sau đó thay phiên nhau sốc điện tôi. Hai tay bà Cổ Thúy Anh trở nên sưng không bao lâu sau khi bà chịu đựng sự tra tấn ‘mang kiếm sau lưng’. Hai bàn tay bà xem đỏ và bóng láng. Bà từ thành phố Cát Thủ và là một người mà chịu sự tra tấn nặng nề nhất. Vào nửa năm đầu của 2004, bà gần chết. Chỉ khi đó nhà chức trách của nhà tù đồng ý để cho con trai của bà mang bà về nhà. Một vài ngày sau, bà Cổ Thúy Anh bị chết, mà không được làm sạch những tội giả mà bả đã bị buộc.

Vào giữa đêm 19 tháng 4, đội trưởng của các lính canh tù chọn hai đồng lõa, Tập Tiểu Hồng và Lưu, mang tôi đến một phòng học, nơi đây chúng dùng đầu đầu gối chúng thúc vào bụng tôi. Tôi bị bỏ đói nhiều ngày và tôi bất tỉnh vì cơn đau. Sau đó chúng dùng vải bao đầu tôi và đập nó vào tường. Chúng cũng đấm vào đầu tôi, và tôi bị chảy máu miệng. Các học viên mà bị nhốt trong phòng 201 nghe tiếng đập vào tường và la lớn, “Đừng đánh người tốt. Bà ta là một học viên Pháp Luân Công!”

Tôi bị buộc chạy vòng nhiều trăm lần quanh sân nhà tù bắt đầu từ 5:00 giờ sáng mỗi ngày. Khi tôi không thể chạy nữa, lính canh Tập Tiểu Hồng và Lưu buộc tôi phải chạy bằng cách lôi kéo tôi. Khi chúng bị mệt, chúng còng tay tôi theo cách nói trên và buộc tôi phải đứng im quay mặt vào tường.

Mỗi ngày tôi quan sát một học viên mà đã bị còng tay và treo lên thành cửa sổ ở tầng lầu năm. Tôi biết được bà là Mạc Tiểu Diễm từ thành phố Nhạc Dương tại tỉnh Hồ Nam và đang bị giữ trong Đội Đồng phục Cảnh sát. Bà bị sốc điện với dùi cui điện bởi 3-4 lính canh nam sau khi bà cố ngăn các lính canh thoái mạ Pháp Luân Đại Pháp trong một lớp học. Chúng sốc điện giựt vào mặt bà cho đến khi máu chảy ra từ miệng bà. Học viên bà Đại Dục Vân từ thành phố Gia Châu cũng bước lên để bảo vệ Pháp.

Ngày 5 tháng 5, vì tôi từ chối mặc đồng phục nhà tù, trưởng đội Điền ra lệnh tôi bị còng tay vào tư thế ‘mang kiếm sau lưng’. Lính canh Chu Tân Nguyên ra lệnh cho 7-8 tù nhân hình tội thực hiện mệnh lệnh. Chúng treo tôi lên đỉnh của hành lang. Cái còng sắt ép vào cổ tôi chặt đến nổi tôi bị đứt hơi thở và chảy máu. Hai tay tôi bị sưng và mặt tôi vô cùng xanh. Lính canh Điền sợ rằng tôi bị chết nên ông ta dùng điện thoại cầm tay để gọi các lính canh đặc biệt. Các lính canh nam không mở được còng ra và làm gảy hai cái chìa khóa. Cuối cùng chúng phải hạ tôi xuống và sau đó mở các còng với cái chìa khóa thứ ba. Hai tay tôi bị dính vào lưng tôi ngay cả sau khi được thả ra. Cả sau một thời gian lâu sau, tôi vẫn còn không thể cử động hai cánh tay và bàn tay tôi.

Vào tháng 6 nhà tù tổ chức một cuộc họp với sự có mặt của 3,000 người. Giám đốc và phó giám đốc của nhà tù công khai thoái mạ vị sáng lập Pháp Luân Công cũng như Đại Pháp. Chúng tôi các học viên tất cả đều đứng lên bảo vệ Đại Pháp. Các lính canh còng tay những người đứng lên. Bà Trương Á Vĩ từ thành phố Chu Châu, mà ngoài 60 tuổi và là một kỹ sư lớn tuổi; bà Hà Lệ Giai từ thành phố Thành Đức; bà Liêu Thúy từ thành phố Nhạc Dương; bà Nghiêm Hồng từ Trường Sa; và tôi bị còng tay và nhốt trong phòng giam nam. Phòng chỉ có 2 mét bề dài và 1.5 mét bề ngang. Rất đen tối và hôi hám và rất nhiều muỗi. Toàn thân bà Trương Á Vĩ bị sưng lên vì muỗi cắn. Chúng tôi bị nhốt trong phòng giam này trong một tuần lễ.

Sau sáu tháng tại Đội “Giáo huấn và Chuyển hóa,” tôi bị chuyển đến Đội số 3 của Xưởng Đồng phục Cảnh sát. Khi tôi vừa đến, chúng ra lệnh tôi viết một tờ bảo đảm. Khi tôi từ chối, chúng còng tay tôi ra sau lưng trong 15 ngày.

Một ngày tháng 6 năm 2004 trời rất nóng nực. Các lính canh dùng một hình thức dã man để tra tấn dùng đến một tấm vải thật dài, gọi là “khổn bản phục.” Trên tấm vải có 12 vòng sắt, và một miếng vải dài 1 mét buộc ở mỗi vòng sắt. Các lính canh vặn hai cánh tay tôi ra sau lưng và cột các miếng vải trên tay áo tôi vào ba vòng sắt trên vai tôi. Có chín vòng sắt trên ngực tôi. Chúng cột toàn thân tôi với tất cả các miếng vải trong chín ngày đêm.

Ngày 3 tháng 5 năm 2005, tôi bị chuyển đến Đội số 2. Chiều ngày 7 tháng 6, lính canh tù trực, Lưu Xuân Cầm, bắt gặp tôi đang đọc một bài kinh văn mới của Sư Phụ Lý. Cô nhảy vào trong giường tôi và cố giựt lấy bài kinh văn. Tôi nhét nó vào trong miệng và cố nuốt nó. Trong khi đánh tôi, Lưu la lớn, “Chúng tao phải có cái chứng cớ!” Lý Vĩnh Nga, người được chỉ định để theo dõi tôi, và khoảng một chục lính canh đồng chạy vào. Chúng đá và đấm tôi và dùng đầu gối thúc vào bao tử tôi. Lê Tiểu Bình, mà là trưởng nhóm phụ trách tẩy não, nắm lấy tóc tôi và đập tôi vào bất cứ thứ gì cứng. Trương Lệ, người phụ trách về kỷ luật các học viên, nắm lấy cánh tay tôi và Lưu Xuân Cầm cố cạy miệng tôi để lấy ra bài kinh văn với ngón tay cô. Tôi gần nghẹt thở vì đó. Sau đó lính canh La Kiên ra lệnh cho các tù nhân Lê Tiểu Bình và Trương Lệ kéo lôi tôi vào phòng học.

Tôi có máu khắp mình tôi khi tôi nằm dài trên đất. Lính canh La Kiên lấy hai còng tay và nói với các lính canh còng tay tôi, một còng cho mỗi tay, và sau đó kéo lôi tôi đến phía kia của phòng giam nơi có một cửa sổ sắt. Chúng treo tôi lên đỉnh của cửa sổ và sau đó dùng gậy gỗ đánh vào bụng, hai chân và hai tay tôi. Trương Lệ nói rằng cô định đánh tôi đến chết và tôi phải chuẩn bị để có thời hạn tù của tôi gia tăng thêm hai năm. Lê Tiểu Bình vả vào mặt tôi. Mặt tôi sưng lên vì bị đánh khiến hai mắt tôi lõm vào trong. Đến sáng sớm chúng lau máu và che dấu tội ác. Sau đó chúng chuyển tôi đến phòng trực, và La Kiên gọi một lính canh nam tên Tống tiếp tục tra tấn tôi. Khi y đi vào phòng, y buộc tội tôi là cắn vào ngón tay của Lưu Xuân Cầm và làm gãy nó. Kết quả, tôi được cho biết là tôi phải trả 155 tệ tiền thuốc men. Y nói rằng tôi chỉ có 150 tệ và vẫn còn thiếu cô 5 tệ. Tất cả đó đều toàn là dối trá.

Lính canh tuyên bố trong một buổi họp của tiểu đội 5 rằng tôi đã làm gãy ngón tay của Lưu. Học viên bà Lý Liên Xuân đòi xem vết thương. Điều mà bà quan sát thấy thể hiện rằng các lính canh tù đã nói láo, và cuộc họp kết thúc mà chẳng có kết quả gì. Các học viên đòi gặp mặt tôi, nhưng chính quyền nhà tù từ chối. Vào chiều tối, Tiếu đi đến một cuộc họp của tiểu đội 5 và nói rằng các vết thương của tôi có lẽ đã tạo bởi sự đánh đập hoặc có thể tạo nên bởi tôi ‘đụng vào một cái gì đó.’

Ngày 5-10-2006, lính canh tù trực Lão Trần la lên rằng có người muốn gặp tôi. Khi tôi đi xuống cầu thang, tôi nhìn thấy hai cảnh sát viên với các cây còng tay trong tay họ. Một người trong họ nháy mắt ra hiệu và Hạ Bách Lâm đến với 7-8 người. Chúng giữ đầu tôi xuống và nhét một miếng vải hôi hám vào miệng tôi. Sau đó chúng kéo lôi và đẩy tôi vào một khóa tẩy não. Chu Xán được thăng chức lên làm trưởng đội vì “công lao” bức hại các học viên. Các tên trộm cướp mà cô chọn để tẩy não các học viên đều tà ác và bạo lực. chúng diễn tả phong cảnh lúc bấy giờ như là “một đàn chó sói đang một con cừu.”

Chúng cột chặt hai chân tôi và buộc tôi đứng lên. Sư tra tấn này kéo dài trong sáu ngày đêm. Trong thời gian đó, chúng không để cho tôi ngủ hoặc đi nhà cầu. Hai chân tôi bị sưng lên như thùng nước. Năm người trong chúng thay phiên nhau để trong chừng tôi trong 20 phút lúc bấy giờ. Đó là để chắc rằng tôi không thể chợp mắt. Mỗi khi chúng nhìn thấy hai mắt tôi híp lại, chúng lấy que diêm để đẩy chúng mở ra. Chúng cũng ra lệnh cho tôi đọc thuộc lòng các “hành vi quy phạm” và cố buộc tôi viết những lời thóa mạ về Sư Phụ. Tôi cương quyết từ chối. Qua ngày thứ tư, sau đó chúng còng tay tôi vào một thành giường bằng sắt từ sau lưng tôi, khiến mắt cá phía phải của tôi bị gãy. Chúng cố áp lực để tôi ký vào bản bảo đảm và nhận rằng tôi đã làm gãy ngón tay của Lưu Xuân Cầm bằng cách cắn vào đó. Sau 60 ngày tra tấn, tôi chỉ còn có da và xương. Tôi tự nghĩ rằng nếu tôi ra khỏi nhà tù còn sống, tôi sẽ phơi bày sự tra tấn dã man các học viên và cứu chúng sinh. Tôi thật sự đi về nhà ngày 5 tháng 10 năm 2007.

Đăng ngày 12-09-2009.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/28/207295.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/12/110749.html
Đăng ngày: 14-10-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share