Tên: Dương Tiểu Tinh (杨小晶)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 45
Địa chỉ: Bắc Kinh
Nghề nghiệp: Nhân viên tính toán Học viện thiết kế máy điện Bắc Kinh (北京供电豕计院计算机室)
Ngày mất: 1 tháng 10 năm 2009
Ngày bị bắt gần đây nhất: 27 tháng 12 năm 2008
Nơi bị bắt gần đây nhất: Một khách sạn ở khu dân cư Lục Lý Kiều, quận Phong Đài, Bắc Kinh
Thành phố: Bắc Kinh
Hình thức bức hại: Chích điện, không được phép ngủ, lao động cưỡng bức, tẩy não, xử án bất hợp pháp, cưỡng ép tiêm thuốc, đánh đập, treo lên, bỏ tù, biệt giam, tra tấn, cưỡng đoạt, hãm hiếp, “ép-ăn”, tống tiền, cho nghỉ việc, giam giữ, bệnh viện tâm thần, nhà bị lục soát, thẩm vấn, giam cầm.
[MINH HUỆ 06-10-2009] (Thông tin từ Bắc Kinh) Lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 10 năm 2009, sau một thời gian dài bị quấy nhiễu, đe dọa, và bị bức hại tàn nhẫn, cô Dương Tiểu Tinh đã mất trong khi chồng cô là anh Tào Đông vẫn bị giam tại Nhà tù tỉnh Cam Túc ở thành phố Thiên Thủy
Ảnh cưới của vợ chồng cô Dương Tiếu Tinh và anh Tào Đông Anh Tào tốt nghiệp khoa tiếng Pháp của Đại học ngoại ngữ Bắc Kinh. Cô Dương Tiếu Tinh và chồng đã cưới nhau được chín năm, nhưng họ chỉ ở bên nhau được vài tuần. Cô Dương đã bị đưa đi lao động cưỡng bức hai lần trong tổng cộng bốn năm; Anh Tào bị giam trong tù hai lần: một lần là 4 năm, một lần là 5 năm.
Cô Dương tốt nghiệp khoa Hệ thống thông tin của Đại học lâm nghiệp Bắc Kinh. Cô kết hôn với anh Tào Đông vào ngày 24 tháng 2 năm 2000. Ngày 5 tháng 3 năm 2000, anh Tào trở về nhà tại thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc để chuyển hộ khẩu từ Khánh Dương đến Bắc Kinh. Trên đường về Bắc Kinh, anh đã bị bắt cùng với học viên Cao Phong ở trên tàu, và họ đã bị giam 17 ngày tại Trung tâm cai nghiện ở Khu tự trị Nội Mông.
Tuần trăng mật của cô Dương tràn ngập nỗi khiếp sợ và lo lắng. Thư kí ĐCSTQ ở nơi cô làm, Vương Tú Nham, đã cố ép cô phải viết thư cam kết dừng việc tập luyện Pháp Luân Công nhiều lần và đã đe dọa cô: ban quản lý có lệnh rằng nếu có một học viên nào ở Học viện không đồng ý bị tẩy não, thì ban quản lý sẽ bị mất tiền thưởng và tất cả tiền thưởng của nhân viên và các lợi tức về nhà ở sẽ bị giảm đi. Để tránh cho nhân viên của cô và đồng nghiệp bị ảnh hưởng bởi niềm tin của cô, họ đã ép cô phải nghỉ việc. Ngày 1 tháng 10 năm 2000, cảnh sát địa phương đã đến nhà cô Dương và đưa cả hai người đến đồn cảnh sát. Hai vợ chồng cô đã từ chối, và họ đã bị buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bắt giữ. Từ sau đó, họ đã mất nhà và không có thu nhập.
Ngày 21 tháng 5 năm 2001, cô Dương trở về nhà để tắm thì đã bị bắt bởi cảnh sát Ô Lợi Á, người đã chờ sẵn cô ở nhà cùng với nhiều cảnh sát khác. Họ đã đưa cô đến một trại tẩy não tạm thời nằm trong khách sạn Phượng Hoàng ở quận Đông Thành. Cô Dương đã tuyệt thực trong bảy ngày để phản đối việc bức hại. Cảnh sát đã dẫn cô đến Nhà tù quận Đông Thành. Họ thấy rằng cô đã từ chối việc tẩy não và sợ rằng cô có thể đi chứng thực cho Pháp Luân Công, nên họ đã đưa cô đến Trại lao động cưỡng bức nữ số năm Bắc Kinh trong thời hạn 18 tháng. Giám đốc Trần Ái Hoa đã trực tiếp chỉ đạo các tù nhân tra tấn dã man cô Dương, ép cô phải đứng trong một thời gian dài, không cho phép cô ngủ, và đưa đồ ăn uống tồi tệ cho cô. Ngày 12 tháng 5 năm 2002, đài truyền hình CCTV đã phát sóng chương trình bịa đặt liên quan đến “Quan Thục Vân làm chết con gái cô” để nói xấu Pháp Luân Công. Quản lý trại đã bắt đầu tăng cường tra tấn với các học viên. Dưới sức ép lớn, cô Dương đã chấp nhận bị tẩy não để giữ niềm tin của mình.
Sau đó, cô Dương tâm trí không rõ ràng đến cuối năm 2003. Cô được trả tự do vào ngày 30 tháng 11 năm 2002. Cuối tháng 12 năm 2002, cô đã không thể hồi phục hoàn toàn do bị tra tấn về thể xác lẫn tinh thần, nhưng cô đã đến thăm anh Tào, bị giam tại Nhà tù Bình Lương ở tỉnh Cam Túc trong bốn năm sáu tháng. Cô đã thuê một phòng ở thành phố Bình Lương trong 11 tháng và đã chịu nhiều gian khổ.
Tháng 4 năm 2004, sáu cảnh sát từ Đồn cảnh sát làng Á Vận Bắc Kinh ở quận Triều Dương và cảnh sát từ Đội an ninh nội địa thuộc Phòng cảnh sát quận Triều Dương đã đột nhập và lục soát nhà cha mẹ cô Dương. Họ cũng lục soát cả nhà của cô Dương. Cô Dương đã lại bị bắt và bị giam tại Trại lao động cưỡng bức nữ số một Bắc Kinh.
Cô Dương đã chịu sự tàn nhẫn của “ Ngăn ngừa tấn công” vào tháng 2 năm 2005. Bắt đầu lúc 5 giờ sáng, cô phải ngồi trên một “ tấm ván cao” (khoảng 60 cm hoặc 23. 62 inches vuông của cái ghế nhựa). Cô chỉ có thể ngồi cùng phía với chân của cô. Hai chân và bàn chân của cô phải ở cùng một phía, hoặc không, cô sẽ bị đánh. Hai tay cô, các ngón tay nắm chặt, phải được đặt trên hai đùi, và hai mắt phải nhìn thẳng. Nếu cô nhắm mắt hoặc ngủ thiếp đi, cô sẽ bị đánh. Cô phải ngồi trên ghế dài cả ngày ngoại trừ lúc cô được ăn. Vài học viên đã ngã từ “tấm ván cao” sau khi ngồi trên nó nhiều ngày. Hai bên mông của họ có nhiều mụn nhọt. Trong thời hạn tù, khẩu phần ăn hàng ngày bao gồm một ít gạo. Học viên bị cấm không được ngủ cho đến 12 giờ đêm. Có hai tù nhân cùng với một học viên trong một phòng, nhiều tù nhân được giao việc canh chừng các học viên. Họ ghi lại tất cả những gì học viên làm. Họ buộc các học viên phải ngồi trên “ tấm ván cao” cho đến họ “ chuyển hóa”. “Ngăn ngừa tấn công” đã không bị giải thể cho đến tháng 8 năm 2005.
Tháng 9 năm 2005, các nhân viên đã đưa cô Dương trở về Phòng giam số một. Cô đã rất yếu, nhưng đội trưởng Trần Lập đã ép buộc cô phải làm việc nặng nhọc mà yêu cầu cô phải cúi đầu xuống trong một thời gian dài, đã khiến cô bị nhiều đau đớn ở cổ.
Để giải thoái cô Dương. Ngày 21 tháng 5 năm 2006, anh Tào Đông đã gặp Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, ông Edward McMillan-Scott ở Bắc Kinh. Anh Tào đã cho ông McMillan-Scott biết về cuộc bức hại tàn nhẫn mà anh, vợ anh, và những học viên khác ở quanh anh đã chịu đựng. Hai tiếng sau cuộc gặp, các nhân viên bảo vệ ĐCSTQ đã bắt anh Tào và đưa anh về tỉnh Cam Túc. Anh Tào bị tuyên án năm năm tù vào ngày 8 tháng 2 năm 2007 và hiện vẫn bị giam tại Nhà tù Thiên Thủy tỉnh Cam Túc.
Cuối tháng 8 năm 2006, cô Dương đã được thả sau khi bị ngược đãi tại Trại cưỡng bức lao động nữ Bắc Kinh. Cô đã tìm kiếm sự giúp đỡ để tạo tiếng nói đến cộng đồng, nhưng nhân viên ĐCSTQ đã đe dọa cô. Anh Tào đã bị tra tấn tàn bạo. Anh đã bị giam giữ bí mật tại Bắc Kinh trong hơn ba tháng. Trong thời gian đó, mắt trái của anh bị đỏ ngầu do bị đánh và anh đã bị còng vào một cái ghế 12 tiếng hàng ngày trong một tháng, anh không được phép ngủ, bị buộc phải xem các phim vu khống kịch liệt, v..v.. Anh Tào đã nôn ra máu, và bị ngất một lần, anh đã ở trong bệnh viện ba lần. Anh đã một lần bị đưa đến Trại tẩy não quận Triều Dương. Để thoát khỏi hình phạt quốc tế, cảnh sát đã đưa anh đến nơi giam giữ bí mật tại Phòng giam an ninh tỉnh Cam Túc vào đầu tháng 9 năm 2006.
Các nhân viên chính quyền đã đưa giấy bắt vào ngày 30 tháng 9 năm 2006 và chuyển đến cho cha mẹ anh Tào ở thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc, nhưng cô Dương đã không được thông báo gì cho đến cuối tháng 10 năm 2006. Để tìm kiếm công lý cho chồng cô, cô Dương đã bắt đầu đi từ Bắc Kinh, thành phố Lan Châu, Bình Lương , và Khánh Dương để tìm kiếm một luật sư bào chữa cho chồng cô.
Tháng 2 năm 2007, anh Tào đã bị xét xử tại thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Luật sư bào chữa đã tranh luận thành công cho việc giảm án tù. Luật sư cũng đồng ý tiếp tục biện hộ cho anh Tào. Tuy nhiên, dưới áp lực của các nhân viên Cục an ninh quốc gia, luật sư đã sợ đề cập đến việc ĐCSTQ mổ lấy cắp nội tạng của học viên trong phiên xử thứ hai, kết thúc với bản thông báo trong tháng 3 năm 2007.
Tháng 8 năm 2007, cô Dương và bạn của anh Tào, nhạc sĩ Vu Trụ, đã liên lạc với nhiều luật sư để được giúp đỡ. Ngay sau đó, ông Vu đã bị bắt. Cô Dương trở nên không nhà cửa và bị buộc phải đi từ nơi này đến nơi khác để tránh bị bức hại.
Cô Dương đã gặp chồng cô tại Nhà tù Thiên Thủy vào cuối năm 2007. Anh đã miêu tả những thử thách của anh cho cô trong những lần đến thăm, khiến cô rất buồn.
Tháng 12 năm 2007, cô Dương trở lại Bắc Kinh. Ngày 27 tháng 12, cô trở về để trả tiền thuê nhà. Các nhân viên ở khu dân cư địa phương, những người đã ở bên ngoài nhà cô, đã tố giác cô với cảnh sát. Cảnh sát Lưu Giang, Lưu Đào từ Đồn cảnh sát Kiến Quốc Môn, Dương Văn Trọng, giám đốc Phòng 610 địa phương và hai cảnh sát khác từ Đồn cảnh sát quận Đông Thành đã xâm nhập vào nhà cô, buộc cô đi xuống nhà, và đưa cô vào trong xe. Họ đã đưa cô đến Đồn cảnh sát Đông Trực Môn. Đội trưởng Lưu Ngọc Cương đã tàn nhẫn nói rằng,” Chúng tôi nhất định giam anh Tào ở một nhà tù ở Tây Bắc Trung Quốc trong khi để cô ở tại Bắc Kinh” Sau đó, nhiều cảnh sát mặc thường phục đã cho cô Dương vào một chiếc xe màu đen và đưa cô đến một khách sạn ở khu Lục Lý Kiều, quận Phong Đài, Bắc Kinh và giam cô ở đó trong một ngày.
Sau khi được thả, cô Dương nhận ra rằng chìa khóa nhà cô đã bị lấy đi, và có hai chiếc xe đỗ ở dưới tòa nhà nơi cha mẹ cô ở. Một lần nữa cô bị buộc phải tha hương trong mùa đông lạnh giá.
Cô Dương đã nghe được tin về ông Vu Trụ và vợ ông là bà Hứa Na bị bắt vào tháng 2 năm 2008. Ông Vu đã chết vì hành động hung ác trong tháng 3, và cô Dương đã khóc cho ông. Nỗi buồn và áp lực là nguyên nhân khiến cho cô bị suy sụp tinh thần, và ngay sau đó sức khỏe cô trở nên yếu đi. Tháng 7 năm 2008, cô bị nổi nhiều cục ở cổ và dưới cánh tay, dẫn đến việc cô được chuẩn đoán mắc bệnh u bạch huyết giai đoạn đầu vào tháng 8 năm 2008 tại bệnh viện Tây Tân ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Cô Dương đã sống trong đau đớn. Cô đã không thể nằm xuống một cách bình thường hoặc không thể ăn nhiều.
Cha mẹ cô Dương đã rất lo cho cô. Giám đốc khu dân cư Lý Hòa Bình thường gọi điện quấy nhiễu và giám sát họ. Các nhân viên đến nhà để quấy nhiễu họ vào những ngày nhạy cảm. Cha cô đã 72 tuổi, đã lại ở thành phố Tây An để chăm sóc cô. Cả hai người đã dùng những khoản hưu trí ít ỏi để hỗ trợ cho cô Dương, người đang đấu tranh với những đau đớn. Cuối cùng, cô bị mắc bện vàng da, hai chân bị sưng, và ngực trái bị nổi nhiều cục. Cô đã không thể nằm từ tháng 7 năm 2009. Cô mất vào lúc 5 giờ sáng ngày 1 tháng 10 năm 2009 tại thành phố Tây An.
Cái chết của cô Dương Tiếu Tinh
Cha cô đã rất đau khổ
Vào lúc 5 giờ sáng ngày 1 tháng 10 năm 2009, cha cô Dương đã lái xe trong bảy tiếng đến Nhà tù Thiên Thủy để cầu xin quản lý nhà tù cho phép anh Tào được nhìn vợ anh lần cuối. Giám đốc Chuẩn và Lưu Giang Đào đã từ chối với lý do vào dịp Quốc Khánh nên không có quản lý ở đây để quyết định. Họ đã nói với cha cô Dương phải đợi đến khi ngày nghỉ kết thúc.
Quách Kiến Trung, Giám đốc Cục nhà giam thành phố Lan Châu, địa chỉ: 222- phố Tĩnh Trữ, quận Thành Quan, thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, mã vùng 730030
Trịnh Chiêm Hải: Địa chỉ Nhà tù thành phố Thiên Thủy: Hòm thư P.O 100 (196- phố Kiến Thiết) quận Tần Châu, thành phố Thiên Thủy tỉnh Cam Túc, mã vùng 741000.
Bài liên quan:
https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/9/110683.html ;
https://en.minghui.org/html/articles/2009/2/7/104607.html ;
https://en.minghui.org/html/articles/2008/5/5/97050.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.cc/mh/articles/2009/10/6/209823.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/8/111400.html
Đăng ngày 12-10-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản