Tên: Cát Diễm Chi (葛艳芝)
Giới tính: Nữ
Tuổi: Không rõ
Địa chỉ: Làng Bồ Chì Hà, Thị xã Tây Lưu Thôn, Thành phố Tuân Hoá, Tỉnh Hà Bắc.
Nghề nghiệp: Nông dân.
Ngày bị bắt gần nhất: 23-08-2008
Nơi giam gần nhất: Sở cảnh sát Tây Lưu Thôn (西留村乡派出所)
Thành phố: Tuân Hoá
Tỉnh: Hà Bắc
Bức hại chịu đựng: Giam cầm, cưỡng ép cơ thể, đánh đập, ép ăn, ép dùng thuốc, tra vấn, tra tấn, làm tiền, sống dưới sự theo dõi, tẩy não, lục soát nhà.
Kẻ bức hại chính: Cao Tuấn Kiệt (高俊杰), Nhâm Tiểu Quân (任小军)

[MINH HUỆ 17-09-2009] (Thông tấn viên tại tỉnh Hà Bắc) Bà Cát Diễm Chi đã bị bức hại liên miên bởi các viên chức từ sở cảnh sát địa phương, giam trong các nhà tù và trại tẩy não, và chịu đựng sự tra tấn thể chất và tinh thần. Bà trở nên tinh thần thất thường do hậu quả của tra tấn năm 2002. Ngày 20-07-1999, các viên chức từ sở cảnh sát thị xã cố buộc bà ký tên một bản ‘bảo đảm’ và hăm dọa bắt bà nếu bà từ chối.

Ngày 30-10-1999, bà Cát bị bắt tại Bắc Kinh vì đi thỉnh nguyện cho quyền được tập Pháp Luân Đại Pháp. Sau này, bà bị giam tại nhà tù Tuân Hoá trong 18 ngày, bị làm tiền 2,000 tệ và thêm 540 tệ như tiền ‘thức ăn’. Bà bị còng tay và cùm chân trong lúc ở đó.

Ngày 27-12-1999, bà Cát bị giam tại sở cảnh sát thị xã trong 5 ngày và bị làm tiền 3,000 tệ vì từ chối viết tờ ‘bảo đảm’.

Ngày 04-06-2000, bà Cát bị bắt bởi các viên chức từ Sở cảnh sát Tây Lưu Thôn. Bà bị giam và đánh đập trong 4 ngày trước khi bà bị mang đi vùng Erli tại thành phố Tuân Hoá bởi Phòng 610 và đội an ninh quốc gia. Các viên chức Trần Kiến Quốc, Cao Tuấn, Hà Thư Lan buộc bà đứng thẳng, chạy, xem băng thâu hình lăng mạ Đại Pháp mỗi ngày trong suốt 46 ngày, và làm tiền bà 1,400 tệ để trả ‘chi phí đồ ăn’.

Vào tháng 11 năm 2000, Lý Tân, Cao Tuấn Kiệt, Mã Vinh Phụng từ chính quyền và ĐCSTQ thị xã Tây Lưu Thôn, Nhâm Tiểu Quân, giám đốc sở cảnh sát, các viên chức Đường Ngọc Thư, Từ Chí Hồng và những người khác giam bà Cát nơi sở cảnh sát trong 3 ngày, buộc gia đình bà viết ‘tờ bảo đảm’ tuyên bố rằng bà sẽ không đi Bắc Kinh khiếu nại nữa. Vào tháng 12 năm 2000, bà Cát và hai học viên, bà Trần Thục Cần và bà Lý Hiểu Giang, đi mua đồ cùng nhau. Trần Tú Cô nhìn thấy họ cùng với nhau trong chợ và báo với cảnh sát rằng “học viên đang tụ họp.” Nhâm Tiểu Quân, giám đốc của sở cảnh sát, và các viên chức bắt bà Cát và giam bà tại sở cảnh sát trong 23 ngày.

Ngày 13-03-2001, Mã Vinh Phụng và Lý Tân từ chính quyền thị xã Tây Lưu Thôn mang bà Cát đi trại tẩy não Tề Gia Oa tại thành phố Tuân Hoá nơi đây bà bị buộc xem băng thâu hình nhục mạ Pháp Luân Đại Pháp. Bà và các học viên khác bị buộc bắt chước nhảy như cóc và đi như vịt, buộc phải chạy và đi trong nước vì họ từ chối bị ‘chuyển hóa’. Các viên chức trại, Kỷ Vĩnh Sanh, Lý Tiểu Chung, và Trần Xuân đánh bà nhiều lần, Ngô Trường và Ngô Bảo Ngọc trói bà bằng một sợi dây thừng.

Ngày 18-05-2001, bà Cát bị mang đi nhà tù và bị giam trong phòng giam cô lập trong sáu tháng rưỡi. Sau đó, các viên chức từ Phòng 610 giam bà tại trại tẩy não trong thêm 18 ngày. Chúng làm tiền thêm 1,000 tệ từ bà Cát như là ‘tiền cơm’ trước khi bà được thả ra vào tháng 12.

Ngày 10-06-2002, bà Cát bị bắt vì đi phát tờ rơi Pháp Luân Đại Pháp bởi các viên chức từ Sở cảnh sát Thạch Nhân Câu tại thành phố Tuân Hoá. Bà bị giam tại nhà tù thành phố Tuân Hoá. Các lính canh còng tay và còng chân bà. Bà tuyệt thực. Sau 30 ngày, các lính canh Hàn Nghiễm Sanh, Lý Siêu, Lý Học Đông, Vương Hải Đông, mỗi tên tóm lấy một tay chân của bà, và liên tục ném bà xuống đất. Chúng cũng ép bà uống thuốc cho đến khi bà tinh thần trở nên bất ổn. Bà Cát cuối cùng được thả ra sau khi bị giam trong 46 ngày và bà đã trở nên quá yếu để bị giam.

Ngày 01-10-2002, các viên chức từ Sở Cảnh sát thị xã Tây Lưu Thôn bắt bà Cát. Chúng bắt ông Hạ Tử Lâm, chồng bà Cát, đồng thời nhưng thả ông ra tối đó. Chúng mang bà Cát đến một trại tẩy não. Vào đêm, Từ Vĩnh Cương, giám đốc của trại tẩy não, dùng còng tay và một mẩu giây để trói bà Cát vào một cột điện bên ngoài trời trong 3-4 giờ đồng hồ. Chiếc còng cắt vào cánh tay bà Cát. Tay bà trở nên sưng vù.

Bà Cát bị buộc viết tờ ‘bảo đảm’ ngày 19-10-2002. Sau đó bà được phép đi về nhà để thay đồ. Bà lấy cơ hội đó để trốn khỏi thị xã để tránh bị bức hại hơn nữa. Bà trở về nhà ba tháng sau đó.

Vào khoảng 16-01-2003, các viên chức từ Sở cảnh sát thị xã Tây Lưu Thôn và Trương Liên Hợp, bí thư Đảng của làng lúc bấy giờ, bắt bà tại nhà bà. Các viên chức từ Phòng 610 và các viên chức từ Đội an ninh quốc gia thẩm vấn bà một cách bạo lực tại sở cảnh sát. Sau này, bà bị mang đến nhà tù, nơi đây bà bị thẩm vấn và ngược đãi. Vào tháng 5, cháu bà Cát chết sau khi được sinh ra tám ngày. Bà đã suy sụp khi các lính canh cho bà biết tin này trong tù.

Ngày 23-07-2008, ngay trước Thế Vận Hội Bắc Kinh, Lý Tân từ chính quyền thị xã Tây Lưu Thôn, Mâu Ái Đông, giám đốc sở cảnh sát thị xã Tây Lưu Thôn, Hàn Kế Nghiễm, bí thư Đảng của làng Bồ Chì Hà, Diêu Nghĩa Trung, trưởng thôn Bồ Chì Hà, và hơn mười người nữa lục soát bất hợp pháp nhà bà Cát Diễm Chi và lấy các sách Pháp Luân Đại Pháp của bà và một bộ thu truyền hình vệ tinh. Chúng giam bà tại sở cảnh sát cho đến chiều tối, và làm tiền bà 2,000 tệ tiền mặt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/17/208482.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/26/111115.html
Đăng ngày: 09-10-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share