Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Thiên Tân, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-7-2018] Hôm nay là sinh nhật chồng, nhưng cô Ca không có đồ gì sang trọng để chuẩn bị cho bữa tiệc mừng. Mà thay vào đó, cô phải đứng ở bên ngoài Nhà tù Tân Hải ở Thiên Tân cả buổi sáng đến tận khi lính gác tới và mang bó hoa cô tặng cho chồng vào. Hôm nay, hai người vẫn không được phép gặp nhau.

Chồng của cô Ca Hưu Lan, ông Hoàng Lý Kiều, bị giam giữ vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện hiện vẫn đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại.

c23dd54ab398ecc51e5e221ed8d1db5a.jpg

Cô Ca cầm bó hoa bên ngoài nhà tù

Cô Ca mang tặng chồng bó hoa Ly, một biểu tượng mang ý nghĩa thuần khiết và kiên định trong văn hóa Trung Hoa. Cô muốn anh biết rằng cô vẫn kiên định tìm tự do cho anh vì anh không làm gì sai khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình theo hiến định.

Nỗ lực gian truân của cô Ca tìm kiếm tự do cho chồng

Cô Ca, cũng là một học viên Pháp Luân Công, và chồng cô đã bị bắt giữ nhiều lần vì tu luyện Pháp Luân Công. Cả hai bị đưa vào trại lao động cưỡng bức năm 2008. Ngày 7 tháng 4 năm 2012, anh Hoàng bị bắt lại và bị kết án 7 năm tù vào 26 tháng 9 năm 2013. Khi bị kết án, anh bị bệnh nặng, nhưng thay vì được tạm tha, anh bị chuyển tới nhà tù ngay sau đó.

Mãi cho tới tận ngày 11 tháng 1 năm 2017, sau gần 5 năm trời, cô Ca mới được phép vào thăm chồng. Chỉ khi đó cô mới biết những lá đơn kháng cáo của chồng cô đã bị nhà tù giữ lại. Cô nói với chồng rằng, vì cố tìm cách để giải cứu anh, cô đã bị giam 25 ngày. Cô Ca thuê luật sư và cùng tới thăm anh Hoàng vào ngày 21 tháng 3 năm 2017. Hôm đó, luật sư đã giúp anh Hoàng gửi đơn kháng cáo lên Tòa án Thiên Tân. Vụ việc được tiếp nhận vào 2 tháng 5 năm 2017 và sáu tuần sau, thẩm phán Hậu Kim Chuyên đã ra quyết định giữ nguyên bản cáo trạng ban đầu.

Ngày 31 tháng 7 năm 2017, cô Ca tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Tối cao Thiên Tân để xem xét lại trường hợp của chồng cô. Tòa tối cao đã tiếp nhận vụ việc sau một tháng. Thẩm phán Triệu Dinh gặp cô Ca và luật sư vào ngày 24 tháng 10. Cô Ca viết một bức thư cho thẩm phán và các quan chức tòa án tối cao sau cuộc gặp đó để thúc giục họ trả tự do cho chồng mình. Ngày 22 tháng 11 năm 2017, tòa tối cao đã ra phán quyết từ chối bản kháng cáo của cô.

0311ee34a68b164c2a6e33a56f6fc682.jpg

Cô Ca và luật sư kháng cáo lên tòa án tối cao Thiên Tân 31 tháng 7 năm 2017

Đơn của cô Ca tới Tòa án Tối cao Thiên Tân

“Ngày 24 tháng 10 năm 2017, tôi gặp thẩm phán Triệu ở phòng số 3 của Tòa án Tối cao Thiên Tân để trao đổi về việc kháng cáo vụ án của chồng tôi. Khi thẩm phán hỏi tôi có thêm bằng chứng nào khác ngoài những điều ghi trong đơn không, tôi không biết trả lời như nào. Thẩm phán sau đó quay sang hỏi luật sư.

Sau khi về nhà, tôi nghĩ thêm về những bằng chứng. Trong phim ảnh, dao, súng, gậy, câu lạc bộ, ma túy thường được mô tả là những chứng cứ tố tụng. Nhưng không có những chứng cứ như vậy để chứng minh Hoàng Lý Kiều đã phạm tội. Anh bị đưa vào tù để chịu đựng những cuộc tra tấn bất tận. Tôi nhìn vào bản cáo trạng ban đầu và thấy rằng những cuốn sách Pháp Luân Công bị tịch thu từ nhà tôi được liệt kê ra để làm bằng chứng bắt anh. Nhưng sự thật là những cuốn sách này là tôi sử dụng, Hoàng Lý Kiều thích đọc sách trên các thiết bị điện tử và máy tính của mình.

Hoàng Lý Kiều bị oan. Để kết tội một người, thẩm phán cần phải kiểm tra xem anh ta có làm hại người khác không. Chẳng phải hành vi của một người là bằng chứng tốt nhất sao?

Tất cả những điều Hoàng Lý Kiều làm là để bảo vệ mọi người và giữ gìn sự thuần khiết và chân chính họ vẫn còn trong sâu thẳm nơi trái tim. Khi một người mất đi sự chân chính, anh ta sẽ trở nên dối trá và gian lận. Và nếu anh ta có quyền lực, anh ta có thể sẽ lạm dụng nó để mưu lợi cá nhân và làm hại người khác. Điều đó giải thích tại sao ngày nay lại có quá nhiều sự dối trá, lừa lọc trong mọi khía cạnh của xã hội.

Năm 2008, Hoàng Lý Kiều và tôi bị chuyển tới Trại Lao động Song Khẩu và Trại Lao động nữ Bản Kiều. Lý Kha Đông, ỏ Ủy ban Giáo dục Lao động Thiên Tân và Ngô Minh Hạnh, sau là đội trưởng Đội 3 ở Trại Lao động Song Khẩu đã hai lần tới Trại Lao động Nữ Bản Kiều để cố gắng thuyết phục tôi. Họ đã thất bại trong việc thuyết phục Hoàng Lý Kiều từ bỏ đức tin của mình và muốn tôi giúp họ để làm nhụt ý chí của anh.

Lần đầu họ tới, tôi nói với họ rằng, đạo đức quan trọng hơn luật pháp và luật pháp phải dựa trên cơ sở đạo đức. Tôi nói rằng một đạo luật không màng tới đạo đức là một đạo luật tà ác và là vũ khí tốt nhất để tấn công hoặc thậm chí giết hại người vô tội. Tôi khuyên họ không được phạm luật khi thực thi luật pháp.

Khi họ đến lần thứ hai, Lý Kha Đông hỏi rằng tôi có biết tôi đang bị giam ở đâu không. Tôi trả lời: “Đây không phải là địa ngục bởi vẫn có ánh sáng chiếu vào. Sớm hay muộn thì những gì diễn ra ở đây sẽ bị phơi bày ra ánh sáng. Bất cứ ai cũng không thể thoát khỏi Luật Trời và những kẻ độc tài cũng không ngoại lệ.”

Họ cáo buộc tôi không tuân theo quy định trại giam. Họ bực tức rời đi nhưng yêu cầu trại lao động bỏ thuốc gây hại cho hệ thần kinh vào trong nước uống của tôi. Tôi suýt nữa đã mất mạng. Điều phiền nhất là họ đã ra lệnh cho những người nghiện và gái mại dâm theo dõi tôi suốt ngày. Có lý nào như vậy?

Tôi được trả tự do vào cuối năm 2009. Vào mùa xuân 2011, tôi nghe tin Trương Xuân Yến, đội trưởng Trại lao động Nữ Bản Kiều đã chết vì bệnh tật và để lại con gái mới 7 tuổi. Tôi buồn vì mình đã không thể giúp được cô ấy hiểu rằng việc bức hại các học viên Pháp Luân Công cuối cùng sẽ chỉ làm hại cho bản thân cô mà thôi.

Tôi cũng cũng nhớ rằng trại lao động đã bán hàng đắt hơn bên ngoài. Khi tôi nói điều này với người đội trưởng, anh ta đã ra lệnh cho người đánh tôi. Tôi suýt mất mạng.

Nếu không trực tiếp trải qua những điều này, tôi không thể tin được rằng lại có người như lính canh trại lao động hung hãn như vậy (trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội). Còn nhiều điều kinh khủng hơn thế nữa mà tôi không thể diễn tả bằng lời.

Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc chồng tôi đã phải chịu đựng nhiều như thế trong suốt những năm qua. Anh ấy tốt nghiệp năm 1988 và nhóm nhân viên đầu tiên của Công ty Ông thép Thiên Tân. Anh ấy đã được ký hợp đồng lao động vô thời hạn.

Anh là một kỹ sư chính trực và trung thành. Anh ấy chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ công việc mà mình yêu thích. Tuy nhiên vào năm 2008, công ty anh, một công ty lớn của nhà nước đã phản bội anh mà anh không biết. Họ đã lừa anh trai anh ký vào giấy chấm dứt hợp đồng vô thời hạn của anh. Chủ mưu đằng sau việc này là Phòng 610 (ghi chú của ban biên tập: một cơ quan ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ tiêu diệt Pháp Luân Công).

Trong suốt những năm bị cầm tù, anh là mục tiêu bị tra tấn và bị từ chối quyền kháng án. Tôi không được phép vào thăm anh trong gần 5 năm.

Tôi không thể tiếp tục diễn tả những điều xảy đã ra với chồng mình. Tôi yêu cầu tòa án điều tra vụ việc độc lập và trả lại sự công bằng cho chồng tôi.

Điều quan trọng hơn cuộc sống chính là bản ngã của con người. Chỉ khi chúng ta nuôi dưỡng sự từ bi trong tâm chúng ta mới trở thành những người nhân từ, thủy chung và chân chính. Nếu chúng ta chân và thiện, chúng ta sẽ khoan dung khi gặp vấn đề. Tôi lớn lên ở nông thôn và thậm chí chưa học hết tiểu học. Nếu việc bỏ tù chồng tôi không vi phạm đạo đức, thì tôi đã không thể đủ dũng cảm để đối mặt với những đe dọa tới sự sống và cái chết của bản thân để kiên trì như thế trong suốt những năm qua.

Thông tin bổ sung về việc tra tấn anh Hoàng

Trường hợp của anh Hoàng đã được báo cáo rộng rãi. Báo cáo mới này có thông tin bổ sung về loại hình tra tấn mà anh đã chịu đựng trong khi bị giam ở Nhà tù tỉnh Hồ Bắc sau khi bị bắt vào ngày 7 tháng 4 năm 2012.

Có một kiểu tra tấn được gọi là “nghiền thịt.” Một lính canh còng chặt tay phải của anh Hoàng. Sau đó, anh ta dùng một tay cầm còng và một tay cầm tay anh Hoàng và quay nó như anh ta đang quay máy nghiền thịt. Kiểu tra tấn này sẽ khiến cho chiếc còng cắt sâu vào cổ tay anh Hoàng. Trong vài ngày, vết thương sẽ mưng mủ. Cho tới tận bây giờ sau hơn 6 năm, vết cắt vẫn còn hằn trên cổ tay anh Hoàng.

Ngày 20 tháng 9 năm 2012, anh Hoàng được đưa tới bệnh viện và bác sỹ kết luận anh đang trong tình trạng nguy kịch. Sáu ngày sau, tòa án địa phương lại chuyển anh về nhà tù.

4a8d73379d0426a479967db9773135d5.jpg

Tình trạng nguy kịch của anh Hoàng được thông báo vào ngày 20 tháng 9 năm 2012

Vào ngày 28 tháng 9 năm 2012, anh bị chuyển tới Nhà tù Tây Thanh, một nhà tù được thiết kế đặc biệt để giam giữ các tù nhân bị bệnh lao. Sau đó, họ chuyển anh tới Nhà tù Tân Hải.

Lính canh ở đó trói anh trên giường trong một tư thế được gọi là “Đại bàng giang cánh”, trước khi đánh vào bụng và chân anh trong 30 phút. Sau đó, họ cởi trói và còng tay anh lại rồi tiếp tục treo anh lên cửa sổ. Lúc này, anh đã bất tỉnh. Sau khi tỉnh dậy, anh thấy mình nằm trên sàn. Lính canh đánh anh thêm một trận nữa và anh ho và thổ rất nhiều máu.

Những bài viết liên quan

https://vn.minghui.org/news/3043-hoc-vien-truong-dao-bao-bi-cam-tu-tai-nha-tu-thanh-pho-dieu-binh-san-tinh-lieu-ninh-hon-50-ngay.html

https://vn.minghui.org/news/28747-mot-ky-su-42-tuoi-bi-day-vao-phong-xet-xu-tren-xe-lan.html

https://vn.minghui.org/news/41-ong-huang-liqiao-bi-tra-tan-tan-bao-trong-cac-trai-lao-dong-cuong-bach-tai-thien-tan.html


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/15/371046.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/27/171285.html

Đăng ngày 16-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share