Bài viết của một học viên người Ukraina

[MINH HUỆ 12-7-2018] Tôi đã đọc nhiều bài viết chia sẻ trên trang web Minh Huệ về việc ghi nhớ cuốn Chuyển Pháp Luân. Một số học viên đã học thuộc từng câu một, một số học từng đoạn, và một số khác thì học theo từng phần. Cho dù học theo cách nào, điều cốt yếu vẫn là phải thực sự dung nhập Pháp tận trong tâm.

Khi tôi học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi đã tập trung vào việc đảm bảo mọi từ được dung nhập hoàn toàn trong tâm mình. Tôi nhắm mắt và thấy các từ đó được khắc họa. Chỉ bằng cách như vậy tôi mới có thể nhớ Pháp một cách chính xác và đồng hóa với Pháp.

Ngay khi tôi bắt đầu học thuộc Chuyển Pháp Luân, tôi nhận ra rằng mình đã tử tế hơn. Trước đây, tôi thường tranh cãi với người thân trong gia đình và đồng nghiệp về những vấn đề nhỏ nhặt. Giờ đây, tôi nhẩm những lời Sư phụ dạy khi mâu thuẫn xảy ra và lấy lại được bình tĩnh.

“Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ Tư)

Buông bỏ tự ngã

Tôi đã từng dành thời gian 3 tháng để viết một ấn bản đặc biệt cho hãng truyền thông của chúng tôi. Một học viên đã chỉ trích bản thảo của tôi, nói rằng cấu trúc rời rạc, nội dung chính không rõ ràng và ngôn từ không đủ sức thuyết phục. Tôi đã sửa lại theo những góp ý đó. Cô ấy đã phản hồi lại rằng bản thứ hai tốt hơn bản đầu tiên, nhưng sau đó cô ấy lại chỉ ra một số lỗi chính tả.

Những nhận xét của cô ấy đã chạm đến tự ngã của tôi. Tôi đã viết lách trong hơn 7 năm và tôi nghĩ rằng mình đã làm tốt. Chẳng phải là cô ấy đã quá cầu toàn hay sao?

Sau đó, tôi đã đọc được bài giảng Pháp của Sư phụ:

“Trên thực tế chính là như thế, đều đã được trải thảm [chuẩn bị] tốt cả rồi, chỉ thiếu chư vị dùng chính niệm để làm tốt việc đó mà thôi, vậy mà vẫn chưa có chính niệm ấy.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Tôi ngộ được rằng mình đã không có chính niệm thích đáng. Khi chính niệm của tôi xuất lai, thái độ của tôi đã trở nên tốt hơn. Tôi nhận ra rằng mình thật may mắn khi có một đồng tu tốt, đã cho tôi nhiều góp ý hay để cải thiện bài viết của mình.

Cuối cùng, ấn bản đặc biệt mà tôi viết đã thành công. Người thường có thể nghĩ rằng người viết chính của một ấn bản đặc biệt phải là người quan trọng nhất. Tuy nhiên, khi tôi đang học thuộc Pháp, tôi hiểu rằng tôi chỉ thực hiện hành động viết còn mọi thứ khác là do Đại Pháp cấp cho. Tôi không thể nhận đó là công của mình.

Trở nên khoan dung hơn

Khi tôi đang học thuộc phần “Vấn đề liên quan đến thiên mục” trong Bài giảng thứ Hai của Chuyển Pháp Luân:

“Tâm tính nâng cao lên, các điều khác cũng theo đó mà lên; tâm tính chẳng nâng lên, thì chút khí tinh hoa của thiên mục kia cũng chẳng thể bù đắp lại được; đạo lý là như vậy.” (Bài giảng thứ Hai, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng đôi khi tôi xuất hiện tranh cãi với các học viên khác. Là trưởng nhóm viết bài, tôi thường phải thay đổi – thỉnh thoảng là những thay đổi lớn – để các bài viết phù hợp với ý kiến từ người điều phối chính. Những thay đổi lớn đó thỉnh thoảng gây ra những hiểu lầm và mẫu thuẫn với tác giả của bài viết ban đầu.

Những lời của Sư phụ nhắc tôi nhớ về câu chuyện của Milerepa (người sáng lập Bạch giáo của Phật giáo Tây Tạng). Milerepa được yêu cầu xây một ngôi nhà. Khi ông xây không đúng yêu cầu, Sư phụ của ông ấy đã yêu cầu ông phá nó đi và xây lại. Khi ông xây lại đã đúng yêu cầu, Sư phụ của ông ấy lại vẫn yêu cầu ông phá nó đi để xây lại.

Dưới góc nhìn của một vị Phật, bản thân đúng hay sai không quan trọng. Thậm chí ngay cả khi Milerepa đã xây đúng yêu cầu, để tiêu trừ nghiệp của ông thêm nữa, ông phải phá nó đi và xây lại. Khi cuối cùng ông đã phá đi xây lại tới lần thứ bảy, ông đã được yêu cầu bỏ nó và xây một quán trọ để thay thế.

Mặc dù Milerepa đã mất nhiều thời gian xây đi xây lại các công trình – mỗi lần xây xong lại phải phá hủy – những nỗ lực của ông không hề vô nghĩa, vì nó là một phần trong tu luyện của ông. Đứng từ cơ điểm này thì Milerepa đang phó xuất và do đó nghiệp lực của ông ấy cũng được tiêu trừ và tâm tính của ông được đề cao.

Một buổi sáng, một học viên và tôi đang cùng thiết kế một đồ họa. Hình ảnh trong đồ họa của đồng tu không rõ ràng, vì vậy tôi đề nghị anh ấy làm cho hình ảnh sắc nét hơn. Anh ấy nói rằng xu hướng hiện đại là làm cho hình ảnh mờ đi. Tôi không hài lòng. Tôi nghĩ: “Tại sao anh ấy làm như vậy khi Sư phụ đã giảng rằng nghệ thuật hiện đại đang trượt dốc?”

Anh ấy cũng không vui, nhưng vì tôi cảm thấy mình rõ ràng đúng nên tôi đã không muốn nhượng bộ. Sau đó tôi nhớ ra rằng một Giác giả thì phải bao dung. Giác giả rất từ bi, bao dung đến mức sẽ hỗ trợ bất cứ ai miễn là người đó mong muốn tu luyện, tha thứ cho bất kỳ lỗi lầm nào mà người đó đã mắc phải. Với suy nghĩ như vậy, tôi ngay lập tức nhận ra rằng tôi đã sai và thay đổi thái độ của mình. Một lúc sau, tôi thấy đồng nghiệp kia đang làm cho hình ảnh sắc nét hơn.

Học thuộc Pháp đã khai mở trí huệ cho tôi và cho phép tôi nhìn thấu bản chất của vấn đề, nhảy xuất ra khỏi nhận thức đúng sai trên bề mặt. Đó là lý do tại sao tôi có thể nói rằng tôi đã trở nên khoan dung hơn.

Thể ngộ về Thiện

Trong khi làm việc trong một hạng mục về văn hóa Thần truyền, tôi trở nên chán nản. Tôi hướng nội để tìm xem lý do tại sao tôi lại thấy chán nản. Tôi phát hiện ra rằng có những nhân tố bài xích phần Thần ẩn giấu sâu trong tôi. Khi tôi nhận ra điều này, cảm giác chản nản của tôi đã biến mất.

Hạng mục tiến triển rất chậm, do vậy tôi tự hỏi làm thế nào để thúc đẩy công việc nhanh hơn. Đột nhiên, có một âm thanh đinh tai nhức óc khiến cả tòa nhà náo động. Thông thường, tôi sẽ cảm thấy khá phiền não. Tuy nhiên, tôi đột nhiên nghĩ: “Từ bi là gì? Khi một điều gì đó hay một ai đó làm phiền tôi, nếu tôi vẫn có thể nghĩ cho người khác trước, thì tôi đã đả xuất tâm Thiện.” Khi tôi có suy nghĩ như vậy, tiếng động dừng lại. Tôi cảm thấy thật kỳ diệu, và tôi đã hoàn thành hạng mục ngay sau đó.

Khi tôi đang học thuộc phần “Sư phụ cấp gì cho học viên?” trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã giảng:

“Công mà chư vị tự luyện được, tại mức cực vi quan, các lạp tử của công ấy có cùng hình dạng giống hệt chư vị. Khi tu luyện xuất khỏi thế gian pháp, thì chư vị đã là tu luyện Phật thể. Công đều mang hình dáng Phật thể, trông đẹp vô cùng, ngồi trên [toà] sen; trên mỗi một vi lạp nhỏ đều như vậy.” (Bài giảng thứ Ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi tự nhủ: “Mình sẽ buông bỏ tự ngã ở mọi tầng thứ. Mình sẽ diệt trừ bất kỳ suy nghĩ chứng thực bản thân nào. Chỉ bằng cách làm như vậy, công mình tu luyện được mới có thể thuần tịnh.”

Tôi đã thấy những việc làm sai trái của mình trước đây. Khi bắt đầu một hạng mục, tôi thường nghĩ: “Mình muốn thế này hay thế kia.” Tôi đã đặt truy cầu của mình lên trước nhất. Kết quả là, nhiều lần tôi dường như đã thu xếp mọi việc rất tốt nhưng thực tế lại thất bại khi thực hiện những gì tôi đã lên kế hoạch. Do đó tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian.

Mặc dù các hạng mục của chúng ta cần đến kiến thức chuyên môn và kỹ thuật, kết quả tốt lại không đến từ việc chúng ta thông minh hay có khả năng ra sao. Khi chúng ta tu luyện tốt trên chỉnh thể và khi tâm tính chúng ta cao, kết quả sẽ tự động tốt đẹp.

Sau khi học thuộc cuốn Chuyển Pháp Luân nhiều lần, tôi đã thể ngộ được nhiều tầng ý nghĩa liên quan đến Pháp lý “nghĩ cho người khác”. Chỉ khi tôi tu luyện tốt tôi mới có thể thực sự nghĩ cho người khác. Khi tôi hướng nội vô điều kiện và xem xét các chấp trước của mình, tôi đã nghĩ về nhu cầu của những người khác nhiều hơn. Buông bỏ tự ngã và trở nên từ bi là một tầng ý nghĩa khác của việc “nghĩ cho người khác”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/20/370034.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/27/170916.html

Dịch ngày 10-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share