Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 25-7-2018] Theo thông tin tổng hợp từ trang web Minh Huệ, 430 học viên Pháp Luân Công đã bị hệ thống tòa án của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết án trong nửa đầu năm 2018.

Việc kết án các học viên thường theo sau quy trình tố tụng đối với tội vi phạm thủ tục pháp lý của các cơ quan hành pháp, viện kiểm sát và tòa án. Trong khi luật sư của một số học viên tìm cách bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng theo hiến pháp cho thân chủ của họ, các luật sư đó thường bị cấm vào phòng xử án hay liên tục bị cán bộ toà án cắt lời khi đưa ra lập luận biện hộ.

Cũng có những học viên không có đại diện pháp lý hay bị buộc phải sử dụng luật sư do tòa án chỉ định, mà những luật sư này đã được chỉ đạo biện hộ sao cho các học viên phải thừa nhận là có tội. Một số học viên thậm chí còn bị xét xử hay kết án khi mà luật sư hay gia đình họ không hề hay biết.

Một trong những học viên đầu tiên bị kết án vào năm 2015 vì đệ đơn kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân về tội phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Bản án của bà bị gia hạn hai lần, lần lượt vào năm 2016 và 2018, mà không qua bất kỳ thủ tục nào.

Một học viên khác đã bị kết án tù sau khi bị bắt 12 giờ mà không qua truy tố hay xét xử.

Học viên cao tuổi nhất bị kết án là ông Dương Tích Nguyên ở thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô. Cụ ông 82 tuổi này bị kết án hai năm tù giam. Cùng với ông Dương, còn có 33 học viên từ 65 tuổi trở lên bị kết án. Trong khi hầu hết những công dân cao tuổi này nhận mức án từ 1-2 năm, bốn học viên ngoài 70 tuổi lại phải nhận bản án nặng hơn.

Ông Trần Dĩ Nhân ở Trùng Khánh, 75 tuổi, ông/bà Quách Quang Chi ở tỉnh Hồ Bắc, 73 tuổi, bà Tô Thúy Vinh ở tỉnh Sơn Đông, 72 tuổi, ông/bà Quách Tú Thanh ở tỉnh Sơn Đông, 70 tuổi, đều bị kết án 7 năm tù. Bà Tô còn bị phạt 30.000 Nhân dân tệ và ông Trần bị phạt 7.000 Nhân dân tệ.

Không chỉ riêng có bà Tô và ông Trần bị phạt tiền. Tổng cộng còn có 101 học viên bị phạt với tổng số tiền là 984.000 Nhân dân tệ, mức phạt trung bình là 5.000 Nhân dân tệ và cao nhất là 50.000 Nhân dân tệ. Ngoài các khoản tiền phạt của tòa án, cảnh sát Trung Quốc còn tịch thu tiền từ các học viên với tổng số tiền là 147.800 Nhân dân tệ.

Mức án tù trung bình đối với các học viên là 3.23 năm. Tổng cộng có 75 học viên (17%) phải lĩnh án từ 5 năm trở lên, trong đó mức án nặng nhất là 14 năm (1 người), tiếp theo là 10 năm (1 người), 9 năm (5 người), 8 năm (7 người) , 7 năm (19 người), 6 năm (10 người), 5.5 năm (3 người) và 5 năm (29 người).

430 học viên Pháp Luân Công bị kết án trong nửa đầu năm 2018

Việc kết án các học viên diễn ra hàng tháng và cao điểm nhất là vào tháng Giêng với 95 người bị kết án.

Khu vựcSố người bị kết án phi pháp
SƠN ĐÔNG山东51
LIÊU NINH辽宁50
HÀ BẮC河北41
TỨ XUYÊN四川32
HỒ NAM湖南29
HỒ BẮC湖北28
NGHIỄM ĐÔNG广东19
GIANG TÔ江苏19
AN HUY安徽17
HÀ NAM河南16
NỘI MÔNG CỔ内蒙古13
HẮC LONG GIANG黑龙江12
THƯỢNG HẢI上海11
CHIẾT GIANG浙江11
BẮC KINH北京9
CÁT LÂM吉林9
CAM TÚC甘肃9
QUÝ CHÂU贵州8
THIỂM TÂY陕西7
PHÚC KIẾN福建6
SƠN TÂY山西6
TRỌNG KHÁNH重庆6
VÂN NAM云南5
TÂN CƯƠNG新疆5
GIANG TÂY江西4
THIÊN TÂN天津4
NINH HẠ宁夏3

Các học viên bị kết án thuộc 27 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó tỉnh Sơn Đông thụ án nhiều vụ việc nhất (51), tiếp theo là Liêu Ninh (50). 12 tỉnh khác hoặc các thành phố được kiểm soát tập trung cũng báo cáo số trường hợp bị kết án lên đến hai chữ số.

Một bác sỹ ở Nam Kinh hai lần bị gia hạn án tù phi pháp

Bà Cố Tân Phương, 75 tuổi, là bác sỹ tại Bệnh viện Quận 8, Khối Trung Kiến, Thành phố Nam Kinh, Tỉnh Giang Tô. Bà bị bắt vào ngày 15 tháng 10 năm 2015 vì đệ đơn kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Tuy bà Cố được thả khỏi trại tạm giam vào cuối tháng 7 năm 2016, nhưng khi trở về nhà bà mới hay rằng bà chỉ bị kết án một năm tù, với thời hạn tính từ ngày bà bị bắt.

Cảnh sát địa phương đã kéo dài án tù của bà thành hai năm khi bà đến đòi lại số tiền bị lấy khỏi nhà bà trong thời gian bà bị tạm giam. Án tù mới của bà kết thúc vào ngày 15 tháng 10 năm 2018, và bà được lệnh phải thi hành bản án của mình dưới hình thức “quản thúc tại nhà”.

Lời đe dọa của họ đã thành sự thật vào ngày 1 tháng 4 năm 2018, khi cảnh sát và cán bộ tòa án xuất hiện tại nhà bà và thông báo rằng án tù của bà đã bị kéo dài thêm một năm nữa, thời hạn mới sẽ là ngày 15 tháng 10 năm 2019. Họ còn đặt thiết bị giám sát lên người bà.

Một phụ nữ bị kết án 3 năm tù giam sau 12 giờ bị bắt

Bà Triệu Quế Xuân, 52 tuổi, là cư dân thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ. Bà đã nhiều lần bị bắt chỉ vì từ chối từ bỏ đức tin của mình.

2018-7-21-212310-1.jpg

Bà Triệu Quế Xuân

Bà Triệu đã tuyệt thực để phản đối khi bà bị bắt vào tháng 9 năm 2010. Sau đó bảy ngày, bà được thả tại ngoại. Bà phải rời nhà và sống nay đây mai đó để tránh bị bức hại thêm.

Bà Triệu lại bị bắt tại tỉnh Liêu Ninh vào ngày 7 tháng 12 năm 2011, bà bị đưa trở lại quê nhà và bị giam tại Trại giam Kim Sơn. Bà tiếp tục tuyệt thực. Sau đó một tháng, bà bị bệnh trầm trọng nên đã được thả để điều trị y tế.

Bà Triệu lại một lần nữa rời nhà để tránh bị bức hại sau khi bà hồi phục khỏi tình trạng nguy nan. Đồn cảnh sát địa phương tại Khách Lạt Thấm Kỳ liệt bà vào danh sách truy nã, khiến bà bị bắt, lần gần đây nhất vào ngày 18 tháng 5 năm 2018.

Các nhân chứng cho biết cảnh sát đã túm tóc lôi bà ra khỏi một khách sạn nhỏ nơi bà đang trọ ngay sau 8 giờ sáng ngày hôm đó. Bà bị tổn thương nặng đến nỗi bà lên cơn sốc. Gia đình bà đã tới thăm bà tại bệnh viện vào buổi sáng cùng ngày, nhưng họ không được đến gần bà vào buổi chiều.

Vào khoảng 5 giờ chiều, hai cảnh sát và một cán bộ Tòa án Khách Lạt Thấm Kỳ đến và thông báo rằng bà Triệu đã bị kết án ba năm tù. Nhà tù Nữ Nội Mông Cổ tiếp nhận bà vào khoảng 8 giờ tối.

Cho đến nay, vẫn chưa có lời giải thích nào về việc bà Triệu đã bị kết tội trong khi bản cáo trạng chưa hề được ban hành hay tổ chức phiên xét xử.

Gia đình và bạn bè kêu gọi trả tự do cho một người bị kết án 14 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công

Một cư dân ở thành phố Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh, bị một tòa án ở tỉnh Tân Cương kết án 14 năm tù.

Ông Tống Chí Cương đã bị mất một chiếc điện thoại di dộng, có người đã nhặt được nó và giao nộp điện thoại cho cảnh sát. Một cảnh sát phát hiện rằng chiếc điện thoại đó có thông tin về Pháp Luân Công.

Ngày 24 tháng 10 năm 2017, ông Tống bị bắt và bị chuyển đến Trại giam Huyện A Khắc Đào. Đến cuối năm 2017, ông bị chuyển tới Trại giam Huyện A Hợp Kỳ.

Viện Kiểm sát Huyện A Khắc Đào đã trình bản cáo trạng của ông Tống vào tháng 1 năm 2018. Tòa án Huyện A Khắc Đào đã kết án ông 14 năm tù giam. Ông có 10 ngày để nộp đơn kháng cáo. Thông tin chi tiết về phiên xét xử và cáo trạng của ông Tống vẫn đang được tìm hiểu.

Cựu huấn luyện viên không quân bị kết án tù lần thứ hai vì đức tin của mình.

Ông Diêu Thành Húc là một huấn luyện viên ở Học viện Kỹ thuật Hàng không Số 2 tại tỉnh Cát Lâm. Ông bị ép nghỉ việc sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999.

Trong khi làm các việc lặt vặt ở Thâm Quyến, ông Diêu bị bắt và bị kết án một năm ở trại lao động cưỡng bức. Sau khi được thả, ông chuyển tới Thượng Hải, nhưng vào năm 2011 ông lại bị bắt và bị kết án bốn năm tù. Lần ông bị bắt gần đây nhất là tháng 5 năm 2017 và bị xét xử tại tòa vào ngày 30 tháng 1 năm 2018.

Thẩm phán Trần Sỹ Long và công tố viên Chu Thiểu Bằng tìm cách ép ông Diêu ngừng tập Pháp Luân Công. Ông Diêu yêu cầu ông Trần và ông Chu chỉ rõ ông đã vi phạm luật nào khi tu luyện và truyền rộng thông tin về Pháp Luân Công. Hai vị này không trả lời được.

Trong giờ giải lao, ông Trần đã tập hợp ông Chu và các cán bộ Phòng 610 địa phương, một tổ chức ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ tiêu diệt Pháp Luân Công, để thảo luận về vụ việc này. Khi phiên xét xử tiếp tục, ông Trần thông báo rằng họ đã quyết định kết án ông Diêu hai năm tù giam.

Hai phụ nữ ở tỉnh Hà Bắc bị kết án tù mà không có luật sư hợp pháp

Bà Bàng Tiểu Hồng và bà Dương Kim Mai, cùng là cư dân ở huyện Xương Lê, tỉnh Hà Bắc, bị bắt vào ngày 27 tháng 4 năm 2017, khi đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công.

Phiên xử đầu tiên của hai học viên được tổ chức vào ngày 7 tháng 2 năm 2018. Lần lượt các con gái của họ, được cho là nhân chứng thay mặt họ, đều bị bắt vài giờ trước khi phiên tòa bắt đầu. Luật sư của bà Bàng bị đuổi ra khỏi phòng xử án khi ông từ chối giao cặp của mình để kiểm tra an ninh. Theo luật, các luật sư được phép giữ cặp của họ tại tòa án.

Vì các nhân chứng và luật sư đột nhiên vắng mặt tại tòa nên bà Bàng và bà Dương phải tự mình đối mặt với thẩm phán.

Khi phiên xét xử tiếp tục vào ngày 19 tháng 4, thẩm phán chủ tọa hỏi liệu bà Bằng có cần một luật sư do tòa chỉ định không, và bà nói không. Các luật sư do tòa chỉ định thường được hướng dẫn biện hộ sao cho khiến các học viên Pháp Luân Công nhận là có tội. Bà Bằng biết rằng không có luật nào ở Trung Quốc coi Pháp Luân Công là phạm pháp, và rằng, việc bà nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công là không phạm luật. Trong phiên xét xử thứ hai, bà bị tước quyền tự biện hộ cho mình. Sau đó, bà Bằng bà bị kết án 4 năm tù và bà Dương bị kết án 5 năm tù.

Ba cư dân ở Quảng Đông bị kết án tù nặng chỉ vì đức tin của họ

Bà Chu Dục Cầm, bà Thạch Tuyết Mai, và ông Lưu Khánh Cường bị bắt giữ vào ngày 24 tháng 9 năm 2016, và cùng bị xét xử vào ngày 23 tháng 1 năm 2018. Trước ngày diễn ra phiên xử, chính quyền địa phương đã hăm dọa sẽ bắt giữ bất kỳ học viên Pháp Luân Công địa phương nào dám tham dự phiên xử.

Chỉ có tổng cộng năm người thuộc ba gia đình của ba học viên được phép vào phiên xử, toàn bộ số ghế còn lại dành cho công an và người của Phòng 610 địa phương. Rất nhiều công an bên ngoài toà án cùng với hai trực thăng bay phía trên.

Ông Lưu và bà Thạch đã thuê luật sư cho riêng họ, nhưng công an địa phương đã chỉ định các luật sư khác mà không thông báo với họ hay gia đình. Luật sư riêng của hai học viên ban đầu bị cấm vào tòa án, mãi sau, họ mới được cho vào bên trong.

Không rõ là bà Chu có đại diện pháp lý tại phiên toà hay không.

Các luật sư riêng của ông Lưu và bà Thạch đã biện hộ vô tội cho họ. Các luật sư lập luận rằng ở Trung Quốc không có luật nào cấm Pháp Luân Công và thân chủ của họ không nên bị bắt giữ vì thực hiện quyền tự do tín ngưỡng theo hiến pháp.

Công tố viên Vương Tiểu Đức cáo buộc rằng ba học viên đã sử dụng những vật dụng bị tịch thu từ nhà họ, như các máy tính và máy in, để sản xuất và phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Chánh án Chung Huệ Tùng liên tục hỏi các học viên rằng họ lấy máy tính và máy in ở đâu và ai liên lạc với họ để phân phát tài liệu Pháp Luân Công.

Các luật sư riêng của ông Lưu và bà Thạch phản bác rằng sở hữu và sản xuất tài liệu Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp, bởi nó không gây hại cho bất kỳ ai, nói gì đến việc phá hoại thực thi pháp luật.

Ngày 30 tháng 3, gia đình của các học viên được thông báo đến tòa án địa phương để nhận phán quyết vào ngày 2 tháng 4. Họ biết được rằng bà Chu bị kết án 10 năm tù và bị phạt 50.000 Nhân dân tệ, bà Thạch bị kết án 9 năm tù và bị phạt 30.000 Nhân dân tệ, ông Lưu bị kết án 4 năm tù và bị phạt 10.000 Nhân dân tệ.

Danh sách đầy đủ các học viên bị kết án có trong bản gốc tiếng Hán và bản tiếng Anh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/25/371403.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/2/171369.html

Dịch ngày 07-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share