Bài của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-01-2018] Các học viên Pháp Luân Công bị giam ở Nhà tù Nữ Liêu Ninh kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại môn tu luyện từ năm 1999. Họ bị tra tấn cả thể xác và tinh thần. Đây là cách mà ĐCSTQ cưỡng chế học viên Pháp Luân Công “chuyển hóa” và từ bỏ đức tin.

Nhà tù này có 13 phân khu, tù nhân ở đây chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công. Khu 12 là khủng khiếp nhất, gọi là “khu Tập trung và Chỉnh huấn” hay “Khu Y viện”, là nơi các học viên bị ngược đãi nhiều nhất.

Trước năm 2000, nó được gọi là “Nhóm Điên”, đến năm 2010 thì được đặt lại là “Khu Tập trung và Chỉnh huấn” với nhiệm vụ chính là “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công. Bất cứ học viên nào từ chối từ bỏ đức tin sẽ bị lính gác và những tù nhân khác tra tấn.

Khi Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng bị đóng cửa, tất cả các học viên Pháp Luân Công từng bị giam ở đó được chuyển tới Phân khu Mã Tam Gia mới được thiết lập trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.

Những thủ đoạn được sử dụng trong khu chỉnh huấn

Tiêu diệt ý chí của học viên

Trần Thạc, trưởng phân khu chỉ đạo việc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở khu chỉnh huấn, làm cho cuộc sống hàng ngày của các học viên hà khắc, khó khăn, và tồi tệ nhất có thể, ví dụ như tịch thu tất cả các bài viết của học viên, không cho họ dùng nhà vệ sinh khi có nhu cầu, không cung cấp giấy vệ sinh trong nhà vệ sinh.

Họ không được rửa mặt, đánh răng, hay thay đồ lót.

Trong buồng giam chỉ có một chiếc giường, cho nên học viên phải ngủ trên tấm ván, không có chăn, đệm, bất kể là mùa nào.

Các học viên chỉ được cho rất ít đồ ăn, còn bị bắt phải đứng hay ngổi xổm cả ngày. Họ thường bị chửi mắng, đánh đập, sốc điện, biệt giam, và bị ép xem các đoạn phim thóa mạ Pháp Luân Công.

Ai từ chối bị “chuyển hóa” sẽ bị tăng án tù thêm 10 năm, và không có tù nhân nào khác được thả. Quy định này khiến những tù nhân khác sẽ làm mọi cách để hăm dọa và cưỡng chế các học viên.

Các học viên được hứa hẹn giảm án tù và làm ít việc hơn nếu đồng ý “chuyển hóa”.

Lính canh làm mọi cách có thể để gây áp lực lên các học viên ép họ từ bỏ đức tin.

Xúi giục tù nhân tra tấn các học viên

Các lính gác xúi giục Đan Lệ Lệ, Từ Nghênh Mai, Lý Lý, Quan Thúy, Dương Phàm, Vương Thụy, và nhiều người khác tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

Bà Quách Hồng Diễm bị tra tấn dã man đến mức phải nhập viện. Bà Lưu Hiểu Á bị tra tấn tới khi chỉ còn da bọc xương. Bà Trần Á Châu bị sốc điện bằng dùi cui điện. Một phụ nữ đã ngoài 60, ban ngày thì bị bắt lao động khổ sai, ban đêm thì phải ngồi xổm dưới gầm bàn. Sau đó, bà bị biệt giam trong một xà lim nhỏ. Một học viên khác không được rửa mặt, đánh răng hay giặt quần áo suốt sáu tháng ròng, còn bị tù nhân chửi bới vì bốc mùi kinh khủng.

Lính canh chỉ đạo việc tra tấn các học viên và kích động tù nhân chửi bới và đánh đập họ. Vì thế, tù nhân làm rất nhiều điều xấu với các học viên. Những tù nhân nào ngược đãi các học viên sẽ được giảm án. Tù nhân đối xử càng tệ với các học viên thì càng được lợi, chẳng hạn như được cho nhiều hoa quả hơn.

Nhiều tù nhân cố làm hài lòng lính gác và nghe theo họ để bức hại các học viên. Một số còn đối xử với các học viên tệ hơn cả lính gác.

Lính gác và tù nhân lừa gạt các học viên mà nói rằng, nếu “chuyển hóa” thì sẽ được giảm án. Tuy nhiên, khi đến thời hạn thì những học viên này lại bị bắt viết “giấy cam kết” từ bỏ môn tu luyện, nếu không thì sẽ không được giảm án. Khi các học viên ký cam kết, lính canh nói: “Là các vị đồng ý, chứ chúng tôi không ép.”

Chính sách liên đới và thù hận

Khu 12 được chia thành năm nhóm. Nếu bất kỳ học viên nào trong nhóm từ chối “chuyển hóa” thì tất cả mọi người trong nhóm sẽ bị trừng phạt. Họ không được xem TV và phải chép quy định nhà tù ba lần. Vì thế, các tù nhân đều nhục mạ các học viên và Sư phụ Pháp Luân Công. Việc này khiến các học viên vô cùng nhức nhối.

Các học viên từ chối “chuyển hóa” không được mua bất kỳ đồ ăn hay nhu yếu phẩm trong tù, và không được gặp gia đình hay gọi điện, gửi thư. Họ hoàn toàn bị cách ly với thế giới bên ngoài.

Lính canh sử dụng những lời lẽ thô tục để chửi bới các học viên, trong đó có những học viên đáng tuổi bà của họ. Nhiều học viên từ bỏ bởi vì không thể chịu nổi sự nhục mạ và tra tấn. Khi họ “chuyển hóa”, lính canh và tù nhân lập tức thay đổi thái độ và mỉm cười với họ. Môi trường cũng thay đổi, và trở nên thoải mái hơn nhiều.

Nếu học viên nào lấy lại tinh thần và quay lại tu luyện Pháp Luân Công, lính canh và tù nhân sẽ lại nhục mạ người đó.

Bởi vì tù nhân trong khu chỉnh huấn không được giao nhiều việc như những khu khác nên họ làm bất kỳ điều gì có thể để được chuyển đến đó. Gia đình họ hối lộ cho bất kỳ ai có thể để giúp họ khỏi bị lao động khổ sai như các khu khác.

Lính canh ra lệnh cho những tù nhân khỏe mạnh giặt quần áo, thảm, tấm lót ghế ô tô, rèm, (thậm chí là đồ đạc ở nhà của chính họ hoặc bạn bè họ), và nhiều thứ khác. Các tù nhân nấu ăn và dọn giường cho lính canh. Thậm chí giấy vệ sinh mà lính canh sử dụng do những tù nhân đó cung cấp. Nhưng lính canh vẫn không tôn trọng họ, cho nên các tù nhân vẫn than phiền riêng với nhau. Để làm cho môi trường tốt hơn, tù nhân nịnh bợ lính gác, cười và hợp tác với họ để thuyết phục các học viên.

Bức hại ở những khu khác

Ở những khu khác của nhà tù này, lính canh còn xúi giục tù nhân đánh đập và nhục mạ những học viên từ chối “chuyển hóa”.

Họ còn nghe theo chính sách “liên đới”. Chẳng hạn, nếu một học viên nào đó bị phát hiện đang bí mật đọc các bài giảng Pháp Luân Công, lính canh sẽ trừng phạt tất cả các tù nhân trong buồng giam bằng cách không cho họ mua đồ vệ sinh, khiến tất cả tù nhân căm ghét các học viên.

Nếu học viên nào không hoàn thành chỉ tiêu lao động trong ngày, người đó sẽ bị trừng phạt khi trở về buồng giam. Người đó có thể phải ngồi trên va ly của mình hàng giờ đồng hồ hoặc không được nói chuyện.

Bà Trương Vĩ và chị gái là bà Trương Tiểu Bình từ thành phố Đông Cảng

Bà Trương Tiểu Bình ở nhóm 8 thuộc Khu 3 và bà Trương Vĩ ở nhóm 7, Khu 1. Cán bộ Sư Tĩnh là trưởng bộ phận phụ trách việc đàn áp Pháp Luân Công ở khu 1, cùng với trưởng nhóm Lưu Vũ. Hai chị em bà Trương đã thành mục tiêu bức hại nặng. Bà Trương Vĩ tuyệt thực trong vài ngày để phản đối, và bị biệt giam, vốn là phòng thay đồ cho tù nhân, cũng là nơi để hộp cơm của họ.

Một lần bà Trương Vĩ bị đưa tới nhóm 7, và Lưu Vũ cùng một trưởng nhóm khác họ Quách đã đánh đập bà nghiêm trọng. Họ giam bà trong một buồng giam nhỏ và xúi giục tù nhân Lưu Lệ và những người khác thay nhau đánh bà.

Bà Trương Vĩ rơi vào tình trạng nguy kịch 12 ngày sau khi đến nhà tù này. Những người cung cấp tin tức thấy tù nhân Lưu Lệ tới văn phòng của lính gác Lưu Vũ và lấy một chai thuốc trợ tim nhỏ. Buồng giam nơi bà Trương bị đánh đập đã đóng cửa, không cho ai vào nếu không được phép.

Trước khi đánh bà Trương Vĩ, lính canh và tù nhân tới phòng máy ghi hình để xem những góc chết mà máy quay không thấy.

Khi bị đưa ra khỏi buồng giam, bà Trương Vĩ phải lết đi từng bước và không đứng được thẳng. Phải mất hơn một tháng, bà mới đỡ.

Không lâu sau, trưởng khu Quốc rời đi, và Sư Tĩnh (hơn 40 tuổi) nhận nhiệm vụ và tiếp tục bức hại bà Trương Vĩ. Sư Tĩnh, trưởng tiểu Khu 1; Trương Hiểu Binh trưởng khu; và Lưu Ngật Lệ phụ trách lao động khổ sai, cũng liên quan vào việc bức hại bà Trương Vĩ. Bà đã tuyệt thực và bị đưa tới bệnh viện nhà tù.

78bac67dc940971ba838dd24cd361b39.jpg

Mô tả cảnh tra tấn: Đánh đập tàn bạo

Bà Vũ Ngọc Bình và bà Trương Văn Thanh

Sư Tĩnh xúi giục Trương Mỹ Nghiên và Lang Mẫn, tù nhân trong nhóm 10, đánh đập, chửi bới, và “chuyển hóa” các học viên Vũ Ngọc Bình và bà Trương Văn Thanh.

Bà Trương Văn Thanh bị Triệu Kim Hồng và Từ Nhất, tù nhân ở nhóm 13, đánh đập tàn bạo vì đã bí mật đọc các bài giảng Pháp Luân Công.

Những học viên khác

Bà Lưu Bình, bị giam ở nhóm 6, bị suy kiệt vì bị ngược đãi. Bà bị giam trong một buồng nhỏ trong 15 ngày.

Lưu Ngật Lệ, trưởng khu lao động khổ sai, bắt học viên đứng và ngồi bất động vào ban đêm sau cả ngày làm việc vất vả.

Một buổi sáng khi các tù nhân đang trên đường tới công xưởng, họ trông thấy một lính canh kéo lê một học viên trên mặt đất. Một số người còn nói lính canh đó độc ác, vô tâm.

Khi học viên Lưu Diễm Bình bị đưa tới nhà tù này vào tháng 4, Lý Văn Bác, lính canh ở nhóm 4 thuộc Khu 4, đã xúi giục tù nhân Tương Phương, Phạm Ngõa Ninh, Vương Ngọc Kiệt đánh bà và không cho bà ăn, ngủ, sử dụng phòng vệ sinh. Hai bắp đùi của bà tím ngắt vì bị cấu. Tương Phương xúi giục tất cả tù nhân trong nhóm đánh bà Lưu Diễm Bình và bà Hồ Triết Huy, một học viên từ Bàn Cẩm. Hai học viên bị liệt vào diện “giám sát đặc biệt”.

Triệu Tiếu Hồng, một lính gác ở nhóm 3, xúi giục tù nhân “chuyển hóa” học viên Vương Lỵ, 68 tuổi, từ thành phố Bổn Khê.

Tù nhân Thái Lệ Diễm đã từng đánh các học viên tàn bạo. Cô ta ghì học viên Tống Quế Hương từ thành phố Đan Đông xuống và nhét chăn vào miệng bà để bà ấy không thể hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Trương Nham Đồng, trưởng Khu 4, dù đã thấy sự việc diễn ra nhưng lại lờ đi.

Bức hại bí mật

Nhà tù này tỏ ra là “văn minh”, nhưng bí mật trong những phòng biệt giam nhỏ lại là những vụ bức hại các học viên Pháp Luân Công không thương tiếc. Lính canh đặt ra nhiều hạn chế với các học viên và không cho họ nói chuyện với nhau. Họ sợ hành vi hèn hạ của họ sẽ bị phơi bày, cho nên họ không cho các học viên ra ngoài và theo dõi họ chặt chẽ kể cả khi họ đi vệ sinh. Họ không cho các học viên gặp các cán bộ tới thăm.

Lao động khổ sai

Để kiếm lợi nhuận, nhiều tù nhân bị ép phải lao động khổ sai, bất kể tuổi tác. Nếu các tù nhân không thể hoàn thành công việc đúng giờ, họ sẽ bị trừng phạt. Khi nào nhà tù giao việc mới, hầu hết các tù nhân đều không biết làm sao để làm việc đó. Nhưng lính canh ép các tù nhân phải hoàn thành công việc càng sớm càng tốt. Chỉ huy phân khu và lính canh phụ trách sản xuất thường chửi mắng tù nhân và đánh họ ngay lập tức.

Để công việc được hoàn thành đúng lịch, tù nhân chỉ được ăn một bữa và đi vệ sinh một lần trong ngày. Họ không dám uống cái gì. Một tù nhân phàn nàn, “Họ không chỉ yêu cầu chúng tôi làm việc, mà là họ đang đòi sinh mạng của chúng tôi.”

Khi một tù nhân ốm thì còn vất vả hơn. Họ không được điều trị kịp thời. Đến khi đi điều trị thì thường là đã quá muộn.

Các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù ở đây còn tệ hơn. Họ bị tẩy não, ngoài việc lao động khổ sai, còn bị ngược đãi không thương xót. Họ không được nói. Nếu họ nói thì những tù nhân giám sát họ sẽ hét lên. Họ cũng không được sử dụng phòng vệ sinh khi họ cần. Khi họ đi, tù nhân lại phải đi theo họ.

Những gì mô tả trên đây chỉ là một giọt nước trong đại dương. Trong suốt 19 năm ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, vô số học viên đã bị tra tấn. Một số người bị bức hại tới chết. Một số người bị lấy mất nội tạng ngay khi vẫn còn sống. Nhiều gia đình đã bị tan vỡ. Đồng thời, vô số cán bộ hành pháp đã tham gia bức hại và phạm tội ác to lớn.

Có một chân lý vĩnh hằng là thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Những người chịu trách nhiệm sẽ bị đưa ra công lý và sẽ phải hoàn trả những món nợ của họ.

Chúng tôi khuyến nghị các nhà chức trách hãy ngừng việc trợ giúp ĐCSTQ. Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công! Đó là cách duy nhất để có thể lựa chọn tốt nhất cho bản thân và gia đình của mình.

Các bên tham gia bức hại đã nêu trong bài báo này“

Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh

Đường Tân Lộ 7, thôn Bạch Tân Thai, thị trấn Bình La, quận Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, mã bưu cục 110145,
Fax: +86-24-31236026, trụ sở làm việc: +86-24-31236329, +86-24-88093217, +86-24-88092361

Cổ Phúc Quân, trưởng giám thị: +86-24-31236001, +86-15698808121

Từ Mẫn, ủy viên hội đồng chính trị, phụ trách bức hại Pháp Luân Công, máy bàn: +86-24-31236002, di động: +86-15698806633

Diêu Bân, phó giám đốc văn phòng nhà tù; máy bàn: +86-24-31236007, di động: +86-15698805885

Khu Chỉnh huấn, Khu 12

Quách Hiểu Thụy, trưởng khu

Trần Thạc, phó trưởng khu

Các cán bộ tham gia bức hại Pháp Luân Công

Lý Hàm: tiểu đội trưởng, số hiệu cảnh sát 2105503,

Khu 5, nhóm 6: Lãnh Lập Tân, Đoạn Hồng, Lưu Kim Linh, Phan Vân Phi

Khu 5, nhóm 2: Mạnh Mộng, Vương Tô.

Phòng quản lý nhà tù: điện thoại: +86-24-86601800

Trại giam thành phố Thẩm Dương

Thôn Cao Lực, thị trấn Tạo Hóa, quận Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương, mã bưu cục 110148, điện thoại: +86-24-89241894 + 8084, +86-24-89248084

Trương Ba Đào, giám thị: +86-13940119229

Trịnh Cương, giám thị: +86-24-89340098

Phòng 610: +86-24-31236020


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/26/360077.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/8/167860.html

Đăng ngày 21-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share