Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 7-9-2018] Sau đợt càn quét của cảnh sát vào ngày 21 tháng 3 năm 2017, 16 cư dân Tề Tề Cáp Nhĩ đã bị bắt giữ và giam cầm phi pháp vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cổ xưa đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại.
Ba học viên Pháp Luân Công đã được trả tự do, còn ba học viên khác đã bị kết án tù, chín học viên còn lại hiện đang chờ phán quyết sau hai phiên xét xử, các học viên còn lại hiện vẫn chưa rõ về tình trạng giam giữ.
Các học viên đã được trả tự do là cô Lưu Huệ Kiệt, bà Chu Tú Mẫn, bà Trương Diễm Hoa. Những người bị kết án là bà Vương Diễm, bà Lưu Minh Anh, và ông Vương Vũ Đông (chồng của bà Chu Tú Mẫn).
Bà Lưu Huệ Kiệt bị bắt giữ vì treo biểu ngữ nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà bị tra tấn khi bị giam giữ trong trại tạm giam. Cảnh sát cũng lấy chìa khóa nhà và lục soát nhà bà.
Khi bà Trương Diễm Hoa đang chuẩn bị đi làm thì cảnh sát đột nhập vào nhà và bắt giữ bà. Sau đó, cảnh sát lục soát nhà, và lấy đi một số tài sản cá nhân của bà. Sau đó bà bị đưa tới đồn công an và bị tra tấn. Ngày 4 tháng 7, bà Trương đã được trả tự do sau bốn tháng bị giam giữ.
Bà Lưu Minh Anh bị Tòa án Long Sơn kết án ba năm tù giam. Sau khi kháng án, tòa án vẫn giữ nguyên phán quyết ban đầu. Từ ngày 17 tháng 1 năm 2018, bà bị giam tại Nhà tù nữ Cáp Nhĩ Tân.
Sau phiên xét xử thứ hai, ông Vương Vũ Đông bị Tòa án Trung cấp Thành phố Thất Đài Hà kết án ba năm tù giam. Ông bị chuyển tới Nhà tù Thái Lai vào ngày 1 tháng 3 năm 2018.
Bà Vương Diễm cũng bị kết án tù, hiện vẫn chưa rõ bản án như thế nào.
Tại thời điểm đăng tải bài viết này, chín trong số 16 học viên đã bị giam giữ một năm rưỡi và hiện đang đợi tuyên án sau hai phiên xét xử, bao gồm ông Lý Thuận Giang, bà Cao Phúc Bình, ông Trương Phúc Hải, ông Điền Dũng và vợ là bà Vương Ái Hoa, ông Triệu Nghĩa, ông Trương Lập Quần, ông Trương Thị Dân, và bà Tống Ngọc Lan.
Tất cả chín người đều bị giam giữ và tra tấn trước khi bị đưa ra xét xử.
Vợ ông Lý Thuận Giang (tên của bà vẫn đang được điều tra) cũng bị bắt giữ, hiện vẫn chưa rõ bà đang bị giam giữ ở đâu.
Phiên tòa thứ nhất
Chín học viên bị đưa ra xét xử vào ngày 26 tháng 12 năm 2017 tại Tòa án khu Thiết Phong.
Sau khi công tố viên Trương Kiếm đọc bản cáo trạng, cả chín học viên cùng luật sư của họ đều yêu cầu toàn bộ nhân viên hội thẩm rút khỏi vụ việc. Lý do đề xuất là vì trong quá trình viện kiểm sát thẩm vấn, ngoại trừ ông Trương Thị Dân và bà Tống Ngọc Lan, bảy học viên còn lại đều nói rằng họ bị tra tấn bức cung. Tuy nhiên viện kiểm sát đã không trả lời cũng như không hề đề cập tới việc thẩm vấn bức cung trong bản cáo trạng.
Bản cáo trạng của ông Trương Phúc Hải đề cập tới việc ông từng bị kết án ba năm trong trại lao động vào năm 2006 và 2007, trong khi thực tế trước đó ông chỉ duy nhất bị kết án một năm trong trại lao động.
Luật sư của ông Trương cũng biện hộ rằng thẩm phán và công tố viên, đều là đảng viên của ĐCSTQ và theo thuyết vô thần, nên sẽ không phù hợp để truy tố thân chủ của ông là người có tín ngưỡng. Luật sư yêu cầu thẩm phán và công tố viên phải rút khỏi phiên tòa.
Sau một thời gian, thẩm phán Phùng Tế Hoành đã bác bỏ yêu cầu của luật sư.
Khi phiên xét xử tiếp tục, luật sư của các học viên đã cùng nhau chỉ ra những điểm sau:
1. Theo luật, không lập án thì không thể điều tra. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các học viên bị bắt giữ, nhà của họ bị lục soát, và sau đó họ bị phi pháp đưa ra xét xử.
2. Tạm giam vượt thời hạn cho phép: Vụ bắt giữ được thông qua sau 64 ngày, vượt quá thời gian tạm giam giữ hình sự theo luật định là không quá 37 ngày.
3. Thẩm vấn bức cung: Chín học viên bị tra tấn tàn bạo và ngược đãi cả thể chất lẫn tinh thần trong khi bị giam tại đồn cảnh sát và trại tạm giam. Họ bị chuyển tới trại tạm giam sau hai đến ba ngày, vượt quá giới hạn 24 tiếng theo luật định.
Trước khi các luật sư kịp tiếp tục biện hộ, công tố viên đã yêu cầu bác bỏ ý kiến của luật sư. Các luật sư phản ứng lại bằng việc yêu cầu công tố viên đó rút khỏi vụ án. Cuối cùng, thẩm phán cũng không chấp nhận yêu cầu của luật sư.
Tiếp đó, luật sư của ông Lý Thuận Giang đã yêu cầu lấy ra đoạn video ghi hình quá trình thẩm vấn thân chủ của ông để làm bằng chứng.
Công tố viên Trương nói: “Thẩm vấn đã hoàn tất. Vu Cương và Thường Suất của Đồn cảnh sát Đông Thị Trường không hề tham gia tra tấn.”
Ông Lý bác bỏ tuyên bố của Trương và kể lại quá trình thẩm vấn trước tòa. Ông Lý kể lại các thủ đoạn tra tấn mà họ áp dụng với ông:
1. Trói hai chân vào một chiếc “ghế sắt”
2. Dùng một viên gạch đặt phía sau hai chân ông sau khi ông bị trói chặt vào ghế.
3. Dùng túi nhựa trùm kín đầu.
4. Dùng giầy tát vào mặt.
5. Dùng nước tiểu chà răng.
6. Sau đó cảnh sát dùng một con dao nhỏ đâm rách chân ông, rồi xát muối và rượu vào vết thương.
7. Cảnh sát bắt ông mang một chiếc mặt nạ phủ mù tạt. Sau đó dùng giày da đánh vào mặt ông. Họ cũng đánh đập ông trong nhiều giờ đồng hồ vào ban đêm. Rồi họ bỏ ông lại một mình với vết thương đầy khắp cơ thể.
Hai ngày sau, khi ông bị chuyển tới một trại tạm giam, trại này đã từ chối nhận ông. Vu Cương liền đưa ông vào bệnh viện để làm giấy chứng nhận y tế giả hòng buộc trại tạm giam phải tiếp nhận ông Lý.
Khi ông Lý gặp nhân viên của viện kiểm sát, ông đã nói về việc thẩm vấn và những gì xảy ra ở đồn cảnh sát. Sau đó Vu Cương đã tới trại tạm giam uy hiếp ông Lý. Ông Lý bị ép ký vào một tài liệu thừa nhận rằng những thương tích trên người ông là vì tai nạn mà thành.
Một số học viên khác cũng kể lại quá trình họ bị thẩm vấn:
Ông Triệu Nghĩa nói rằng ông bị treo ngược người lên với hai chân bị trói và hai tay bị còng ra sau lưng. Các ngón cái bị buộc lại với nhau và bị sốc bằng dùi cui điện, vô cùng tàn nhẫn.
Ông Trương Phúc Hải nói rằng sau khi bị còng tay, bị giẫm lên người, cảnh sát còn dùng đầu ngối nện vào ngực ông. Cảnh sát đe dọa sẽ đánh ông đến chết nếu không thú tội. Khi ông ngất xỉu, cảnh sát đổ nước đóng chai lên người ông. Việc bức cung đó đã để lại những vết sẹo trên cổ tay của ông Trương, khiến ông ho ra máu, và không giơ nổi cánh tay lên.
Ông Trương Lập Quần bị nhốt trong một phòng có điều hòa treo tường mở 24/24 với không khí lạnh liên tục thổi thẳng vào ông trong suốt khoảng thời gian đó.
Bà Vương Ái Hoa bị cấm ngủ trong liên tiếp ba ngày ba đêm. Còn chồng bà, ông Điền Dũng bị cảnh sát dùng khăn ướt phủ lên mũi với hai tay bị còng ra sau lưng, đồng thời, họ liên tục tát vào mặt ông.
Bất đắc dĩ, thẩm phán bắt đầu phải loại trừ đi các bằng chứng không thể chấp nhận và hỏi các học viên có đồng ý hay không. Tám trong số chín học viên đồng ý.
Khi các luật sư yêu cầu một ai đó đi cùng họ để truy xuất đoạn video bằng chứng ghi hình buổi thẩm vấn, thẩm phán không trả lời và còn lớn tiếng rằng nhất định phải hoàn thành phiên tòa vào ngày hôm đó.
Phiên tòa tạm hoãn vào sáu giờ tối cùng ngày.
Phiên tòa thứ hai
Phiên tòa thứ hai diễn ra từ ngày 5 -7 tháng 6 năm 2018.
Hội nghị trước phiên xét xử được tổ chức trong hai ngày 5 và 6 tháng 6. Từng học viên lần lượt có mặt trước tòa và cùng với luật sư của họ để lắng nghe chi tiết tình hình. Khi các học viên nói về những tra tấn mà họ phải chịu đựng, thẩm phán và công tố viên đều không trả lời, cũng như không cung cấp đoạn video ghi hình lại quá trình thẩm vấn.
Vì các luật sư khăng khăng yêu cầu được cung cấp video, thẩm phán nói rằng các luật sư muốn xem video thì phải đến cục công an. Tòa bộ luật sư đi ra khỏi phiên tòa nhằm phản đối quyết định này.
Ngày 7 tháng 6, Vu Cương và Thường Suất đã xuất hiện trước tòa và phủ nhận việc đã tham gia bức hại ông Lý Thuận Giang.
Xem đoạn video [từ camera] giám sát (CCTV), luật sư của ông Lý hỏi họ lý do tại sao lại ra ngoài mua túi nhựa về, dùng chúng vào việc gì? Thường Suất không trả lời.
Luật sư: “Bao nhiêu người trong số các vị tham gia thẩm vấn?”
Thường Suất: “Chỉ có tôi và Vu Cương.”
Luật sư: “Tại sao CCTV lại cho thấy có bốn người có mặt tại hiện trường thẩm vấn? Hai người còn lại là ai?”
Thường Suất: “Một trong số họ là Thiết Nãi Nho của phân đội an ninh nội địa Kiến Hoa.”
Luật sư: “Họ ở đó làm gì?”
Thường Suất im lặng.
Luật sư tiếp tục hỏi: “Vụ bắt giữ này diễn ra vào ngày 20, vậy tại sao không có học viên nào bị đưa tới trại tạm giam vào ngày 23? Trong thời gian ấy các vị đã làm những gì?”
Một lần nữa, Thường Suất giữ im lặng.
Khi luật sư hỏi thêm nhiều vấn đề, Vu Cương và Thường Suất trả lời “Tôi không biết” hoặc “Tôi không nhớ.”
Sau đó ông Lý Thuận Giang hỏi Thường Suất: “Khi trên thân thể tôi đầy rẫy thương tích, trại tạm giam từ chối tiếp nhận tôi. Nhưng tại sao các ông lại cố gắng tống tôi vào đó?”
Thường Suất cúi đầu nói: “Họ không nhận ông.”
Thẩm phán ngắt lời ông Lý không cho ông hỏi thêm.
Sau đó ông Điền Dũng nêu câu hỏi.
Ông nói: “Vụ án này đề cập đến việc treo biểu ngữ. Nhưng trong thời gian đó tôi đang ở nhà dưỡng thương, lúc đó xương sườn tôi bị gãy, cột sống bị thương, gân tay bị đứt. Làm sao tôi có thể treo nổi biểu ngữ đây?”
Thẩm phán và công tố viên không trả lời.
Tiếp đó thẩm phán hỏi bà Vương Ái Hoa tại sao không biết là gì mà bà lại ký tên nhận tội.
Bà nói: “Khi tôi bị bắt, tôi bị đánh đập và không được phép ăn cơm. Tôi bị cấm ngủ trong ba ngày ba đêm nên ý thức của tôi không được thanh tỉnh.”
Sau đó thẩm phán ngắt lời không cho bà nói tiếp.
Khi thẩm phán muốn tiếp tục phiên tòa, luật sư của bà Vương đã chỉ ra rằng nếu các bằng chứng không thể thừa nhận không được loại bỏ, thì phiên tòa sẽ không thể tiếp tục tiến hành.
Trong phiên tòa, thẩm phán ngắt lời các học viên khi họ đề cập đến việc tra tấn và không cho phép bất kỳ ai nhắc tới chữ “Pháp Luân Công.” Khi luật sư của các học viên phản đối, quan tòa và công tố viên từ chối trả lời và phớt lờ những phản đối đó.
Trong phiên tòa ngày thứ ba thẩm phán cũng không hề loại bỏ những chứng cứ phi pháp.
Một luật sư nghiêm túc chỉ ra: “Pháp luật không nói một cách minh xác rằng không cho phép tín ngưỡng Pháp Luân Công. Vậy nếu họ tin vào Pháp Luân Công thì làm thế nào lại là phản nhân loại? Làm sao lại là phản xã hội và phá hoại việc thực thi pháp luật?
Thẩm phán và công tố viên không đưa ra được câu trả lời rõ ràng.
Sau đó thẩm phán nói: “Luật sư biện hộ đang bóp méo pháp luật để bào chữa cho họ. Điều này vi phạm pháp luật. Các vị phải chịu trách nhiệm cho lời nói của mình.”
Nghe vậy toàn bộ luật sư đứng lên kháng nghị.
“Dĩ nhiên chúng tôi có thể hoàn toàn chịu trách nhiệm cho lời nói của mình. Nhưng chúng tôi đã vi phạm pháp luật ở điểm nào? Một trong số các luật sư lên tiếng.
Các luật sư yêu cầu không ghi lại những lời mà thẩm phán vừa nói vào máy tính. Sau đó thư ký phiên tòa nói đã xóa bỏ.
Sau đó hai luật sư đã nên ra bốn điểm, yêu cầu thư ký nhất định phải ghi lại:
1. Mặc dù trong bản cáo trạng có đề cập để một lượng lớn biểu ngữ, nhưng không hề có tấm hình nào cho thấy các tấm biểu ngữ đang được treo hay cảnh sát đang tịch thu chúng.
2. Các đương sự của tôi đều có chứng cứ vắng mặt xác đáng cho những hành vi phạm tội mà họ bị cáo buộc.
3. Các đương sự không thừa nhận việc này, nhưng nguyên đơn lại tuyên bố rằng người làm chứng cho việc họ phạm tội lại chính là chính bị cáo. Hơn nữa cũng có tồn tại bằng chứng cho thấy các bị cáo bị bức cung trong quá trình thẩm vấn.
4. Những án này không có người tố cáo. Vì bằng chứng ghi lại một hành vi đáng ngờ của một bóng dáng mơ hồ và vài bức ảnh mờ mờ, như vậy làm sao có thể xách định rằng những người đó chính là các đương sự của tôi?
Thẩm phán và công tố viên không trả lời. Cuối cùng khi thẩm phán để các luật sư nói ra quan điểm biện hộ của mình, các luật sư đều yêu cầu tha bổng các học viên. Một vài học viên cũng yêu cầu được trả tự do vô điều kiện.
Thẩm phán tước quyền biện hộ của một vài học viên. Nhưng bà Vương Ái Hoa đã kiên trì hết lần này đến lần khác, khiến thẩm phán phải cho phép bà lên tiếng, và bà đã yêu cầu trả tự do cho bà để bà điều trị bệnh lao. Bà nói rằng các quan tòa sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có gì xảy ra với bà. Sau đó thẩm phán đã ngăn không cho bà nói tiếp.
Chi tiết liên lạc của những người tham gia bức hại các học viên:
Dương Hưng Nghĩa, Viện trưởng Tòa án khu Thiết Phong: +86-452-8919001
Khúc Ái Khoa, viện trưởng tòa án: +86-452-8919002
Ngải Dũng, công tố viên của Viện kiểm sát Thiết Phong: +86-13836253388
(Thông tin liên lạc của những người tham gia bức hại được nêu chi tiết hơn ở bản tiếng Hán)
Các bài viết liên quan:
Cô Lưu Huệ Kiệt ở Tề Tề Cáp Nhĩ bị bắt và tra tấn
Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc long giang: Hơn chục học viên bị bắt vì đức tin của họ, 14 người vẫn bị giam
Học viên Pháp Luân Công bị bức thực ở trại giam
Một kỹ sư bị bắt lại sau chín năm bị tù giam và tra tấn
Cặp vợ chồng ở tỉnh Hắc Long Giang bị bắt và bị tra tấn
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/9/370804.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/22/171207.html
Dịch ngày 02-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.