[Minh Huệ] Sư phụ viếng thăm Vũ Hán ba lần từ khi ông giới thiệu Pháp luân Công ra công chúng năm 1992, và cho năm lần chín ngày Pháp giảng tại nơi đó. Nhiều đồng tu địa phương được may mắn có cơ hội tham gia Pháp giảng. Khi các đồng tu nhắc lại quảng thời gian này, họ cảm thấy rất hạnh phước đặc biệt và tuyệt vời. Sau đây là một vài câu chuyện của thời đó mà các đồng tu có mặt nơi đó kể cho nhau nghe. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều đồng tu sẽ viết ra những kinh nghiệm chính bản thân họ để minh chứng cho sự lớn lao của Sư phụ chúng ta và Pháp luân Đại Pháp.
1. Khi Sư phụ đến Vũ Hán để giảng Pháp lần thứ nhì, cụ bà Zhang mang theo đứa cháu trai của bà chỉ có mới một vài tuổi. Cháu của bà bị lác mắt (cross-eyed), nên trông không đẹp lắm. Cháu của bà cũng rất e lệ và ít nói. Trước khi rời nhà, bà Zhang dặn đứa cháu bà rằng khi gặp Sư phụ thì nó phải rất lễ phép. Khi còn một khoảng cách giữa họ và giảng đường nơi mà các buổi giảng đang được tổ chức, đứa cháu trai bổng thình lình buông tay bà nó và chạy về hướng giảng đường. Lúc bấy giờ Sư phụ cũng vừa ra khỏi xe hơi. Đứa bé trai chạy đến gần bên Sư phụ và chào ông, kêu lên rằng, “Lý gia gia!” Sư phụ mỉn cười với nó và vỗ lên đầu nó. Từ đó về sau, đôi mắt của đứa bé không còn bị lác nữa. Hơn nữa, con mắt thứ ba (thiên mục) của nó được mở. Đứa bé trở thành một đồng tu rất đẹp trai.
2. Một người đàn bà quảng 70 tuổi có một cái lưng gù. Bà đau đớn nhiều đến độ đôi lúc mong được chết đi. Khi bà tham gia khóa học Pháp, bà hy vọng xin Sư phụ chữa trị cho cái lưng của bà. Sư phụ nói trong bài giảng của ông, “…Có người rất khó chịu và không chịu rời ghế của họ. Họ đang chờ tôi bước xuống khán đài để giúp họ dứt bệnh. Tôi sẽ không làm điều đó…” (Chuyển Pháp Luân). Sau khi nghe lời này, bà cảm thấy rất thất vọng. Tuy nhiên, bà tiếp tục đi đến nghe Pháp và tập Công. Dần dần bà ta buông bỏ được chấp trước này. Một ngày kia, trước khi khóa học chấm dứt, bà đi đến công viên để tập Công với các bạn đồng tu. Thình lình bà nghe đau điếng một cái trên lưng của bà và kết quả bà bị bất tỉnh. Các đồng tu khác cỏng bà về nhà. Bà nằm dài trên giường và không bao lâu nhìn thấy Pháp thân của Sư phụ đi vào phòng bà, theo sau là một bạn đồng tu. Sư phụ kêu người đồng tu lật bà lại trên giường. Sau đó bà thấy Pháp thân Sư phụ điều chỉnh cơ thể của bà. Sau một vài cơn đau và một tiếng cắc, cái xương sống bị lệch của bà được sữa chữa lại và bà cảm thấy nhẹ nhàng và thỏa mái. Ngày hôm sau, khi bà đi đến công viên để tập Công, các bạn đồng tu vỗ vào lưng của bà và thấy rằng cục bứu đã biến mất. Kể từ đó bà có một cái lưng thẳng và không còn bị đau đớn gì nữa cả.
3. Trong lúc giảng Pháp tại Vũ Hán, Sư phụ có mang nhiều đồng tu đi với ông đi Chùa Quy Nguyên ở Hán Dương, thành phố Vũ Hán. Trong khi trong chùa Sư phụ bận bài trừ những linh thể xấu trong những không gian khác — chồn, cáo, ma và rắn — khi một đứa bé con của một đồng tu nhìn thấy qua thiên mục của nó rằng chùa đầy những ông sư đang quì lạy Sư phụ. Sau khi chúng tôi học Pháp, chúng tôi hiểu được rằng Sư phụ đã cứu độ tất cả các ông sư đó.
4. Đồng tu Fang Yun (tên mượn) ở Vũ Hán theo Sư phụ đi nhiều chỗ. Một ngày kia họ đi núi Võ Đang tại tĩnh Hồ Bắc. Khi xe của họ đến cữa vào núi, Fang Yun nhìn thấy nhiều vị thần sắp hàng khắp cả vùng núi. Họ đều tỏa ánh sáng vàng. Họ mặc cỗ phục, mỗi người mặc áo giáp vàng và đội mũ. Một vị Phật lớn dẫn đầu và tất cả đều làm một thủ ấn giống nhau về hướng Sư phụ. Fang Yun hỏi Sư phụ thủ ấn đó có nghĩa gì. Sư phụ trã lời, đó là diễn tả sự chào mừng.
5. Fang Yun cũng đi theo Sư phụ đến Lạc Sơn tại tĩnh Tứ Xuyên. Khi tàu của họ tiến đến tượng Đại Phật (3) tại Leshan, Fang Yun và một đồng tu khác nhìn thấy tượng Đại Phật khóc. Fang Yun nói, “Sư phụ, khi ông ta nhìn thấy Sư phụ, ông ta khóc.” Nhưng khi tàu của họ vượt ngang qua Đại Phật, Sư phụ nói, “Tiểu Fang hãy đến xem này. Khi Fang Yun quay đầu lại thi anh ta thấy Đại Phật đang cười. Một đồng tu hỏi Sư phụ, “Tại sao Đại Phật khóc?” Sư phụ nói, “Đại Phật nói với tôi rằng ngày nay con người trên thế giới không còn kính trọng Phật nữa.” Đại Phật của Leshan đã trở thành một nơi thu hút du khách và người ta bước lên trên Phật. Ông lo cho họ. Sau này các đồng tu được hiễu ra rằng Đại Phật cười là vì ông nhìn thấy Sư phụ đang truyền Pháp trên thế giới, như vậy nhân loại sẽ có hy vọng được cứu độ.
6. Khi Sư phụ đang giảng Pháp tại Vũ Hán, một đồng tu cùng với gia đình đi đến Võ Đang với Sư phụ. Trên đường đi của họ, đứa con gái một tuổi của người đồng tu này có vẽ rất khốn khổ. Nó khóc và ói mữa. Sư phụ bồng đứa bé và ôm nó trong tay. Đứa bé ngay tức thì ngưng khóc và ói mữa. Nó có vẽ thỏa mái và còn cười nữa. Tuy nhiên, Sư phụ lại ói mữa. Người đồng tu hiễu qua sự kiện rằng Sư phụ gánh tất cả nghiệp cho đứa bé.
7. Năm 1994, một đồng tu từ Vũ Hán, với sự giúp đở của một đồng tu Bắc kinh mà cô ta chưa bao giờ được biết, đi đến Cáp Nhĩ Tân để tham gia một khóa dạy Pháp. Cô ta mang theo một đứa con đang bị bệnh nặng với sạn trong thận. Trên đường đi đến tham gia khóa học, họ ngừng lại tại một khách sạn. Đứa bé đã ngũ thiếp, nhưng người đồng tu này vẫn còn thức, vì vậy cô ta bắt đầu đọc “Chuyển Pháp Luân” dưới ánh sáng mờ mờ từ cữa sỗ. Đứa bé chậm chạp dơ hai tay lên đế làm động tác “Ôm Pháp luân trước đầu” (4). Người đồng tu này không ngạc nhiên và dường như đã hiểu được một điều gì. Tại Cáp Nhĩ Tân, sau buổi học đầu tiên, đứa bé gái nắm tay mẹ kéo đi và nói “Chúng ta hãy đi gặp Sư phụ đi.” Sau đó họ đi về hướng khán đài. Khi Sư phụ đi ngang qua đó, các đồng tu đều vỗ tay. Đứa bé cười, nhảy nhót và vỗ đôi tay của nó. Sư phụ mỉn cười với đứa bé. Khi họ trở lại phòng ngũ bằng xe búyt, đứa bé thình lình khóc vì đau và nói, “Mẹ, chân con bị tê và rất đau. Con không đứng được nữa.” Vừa nói đứa bé vừa ngồi xụm xuống đất. Người đồng tu này lẹ làng bồng đứa bé lên. Một chập sau tất cả những triệu chứng của đứa bé biến mất. Ngày hôm sau, Sư phụ nói trong bài giảng, “Sau buổi giảng ngày hôm qua, nhiều người trong chư vị cảm thấy toàn thân được rất nhẹ nhàng. Nhưng có một số rất ít có bệnh nặng đã đi trước những người khác và bắt đầu cảm thấy khó ở ngày hôm qua.” (Chuyển pháp Luân) Nghe như vậy, người này hiễu rằng ngày hôm trước những triệu chứng của đứa bé thật ra là nghiệp được tiêu trừ. Sau buổi giảng, những bệnh nặng của đứa bé đều được trị lành.
……
Nhiều câu chuyện về những khóa dạy Pháp của Sư phụ tại Vũ Hán đã gây hứng cho các đồng tu để tinh tấn hơn trên con đường chứng thực Pháp của họ. Chúng ta cần phải làm tốt ba điều mà Sư phụ kêu chúng ta làm và phải sống xứng đáng với sự chờ đợi của tấm lòng từ ‘Phật ân hạo đãng’ vô lượng của Sư phụ.
Chú thích:
(1) Pháp – Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp
(2) Núi Võ Đang – Vùng núi non này được nổi danh là một thánh địa của Đạo gia.
(3) Lạc Sơn Đại Phật (The Leshan Giant Buddha) được bắt đầu xây cất từ năm 713 trong thời nhà Đường (618-907) và hoàn tất vào năm thứ 19 của Hòang đế Dezong (803 AD). Cao 71 thước (220 feet), đó là một tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới. Nó được đặt ngồi nơi giáp giới (confluence) của các con sông Minjiang, Dadu và Qingyi.
(4) “Ôm Pháp Luân trước đầu” – Đây là động tác thứ nhất trong bài Công Pháp thứ nhì của Pháp Luân Công.
12-8-2004
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/8/12/81552.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/25/51718.html.
Dịch và đăng ngày 12-10-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.