[Minh Huệ] Trong ngày tết Trung Thu cổ truyền của Trung Quốc, hàng triệu người trở về quê hương để đoàn tụ với gia đình. Có thể bạn không biết, nhưng trong ngày đó, trong hơn 5 năm qua, chính sách khủng bố Pháp Luân Công bởi Giang Trạch Dân và bè đảng đã hủy hoại biết bao nhiêu mái ấm hạnh phúc và làm bao nhiêu trẻ em trở thành mồ côi, vô tội. Đối với các trẻ em mồ côi, đã mất cha mẹ vì chính sách khủng bố, đêm Trung Thu cũng không khác gì những đêm đầy máu, nước mắt và tuyệt vọng. Bạn có thể hỏi “Những đau khổ mà các em đã và đang gánh chịu có thể đánh thức được lương tâm của nhân loại không?”

Mất Mẹ Cha, trẻ em không nhà, sống trong tuyệt vọng

“Không gian như ngưng đọng. Bên ngoài, bạn không nghe chim hót, và một sự im lặng ngột ngạt, khó thở, hãi hùng như bao trùm lấy căn nhà và bám vào tôi như muốn kéo tôi xuống vùng địa ngục sâu thẳm… Tôi chạy đến từng phòng, trèo lên và xuống cầu thang và cảm thấy giống như một con chim sơn ca mà đôi cánh đã bị gãy đứt đang nhảy nhót trong lồng sắt, tối tăm. “Thả tôi ra, nơi có không khí mát ngọt và ca hát!” một tiếng nói từ bên trong tôi đang réo gọi… Giấc ngủ làm cho sự im lặng và sự hãi hùng qua nhanh hơn, giúp thời gian trôi lặng lẽ hơn vì không còn cách nào để giết hết thời giờ được” (Anne Frank: Nhật ký của một bé gái) (1)

Khi Đức quốc xã chiếm Hà lan cách đây 60 năm, một bé gái, Anne Frank, trốn với gia đình em trên một căn gác nhỏ để tránh khủng bố. Vào ngày 29 tháng 10 năm 2943, em diễn tả cảm giác của em như viết ở đoạn trên. Hơn nửa thế kỷ sau, một nhóm trẻ em khác cũng trải qua kinh nghiệm như em: tra tấn, tuyệt vọng, nhưng các em cũng bị mất cha mẹ và gia đình. Có lẽ các em sẽ không có cơ hội để viết về những đau khổ của các em, nhưng khi chúng ta biết được những đau khổ mà các em đã gánh chịu, thì làm sao chúng ta có thể làm ngơ được với những khổ nạn, nhọc nhằn, đau đớn mà các em đang gánh lấy.

Một bé gái 5 tuổi chạy trốn, và trốn tránh trong 3 năm.

https://en.minghui.org/html/articles/2004/3/14/45985p.html

https://en.minghui.org/html/articles/2003/12/21/43340.html

Bé gái 5 tuổi, Huixuan Lin (Xuanxuan) đã không gặp cha em trong 3 năm qua. Khi em vừa 2 tuổi, em đi trốn với mẹ và ông bà của em. Vào tháng 2 năm 2004, khi mẹ và ông bà của em bị bắt tại thành phố Harbin và bị đưa đi tấy não. Xuanxuan bị bỏ rơi không ai chăm sóc trong suốt đêm hôm đó.

Ba của em là Lin Yanqing là một nhà nghiên cứu với bằng Tiến sĩ tại Harbin Institute of Technology. Ông ta bị bắt nhiều lần vì tu luyện Pháp Luân Công. Vào tháng 1 năm 2003, vì thành tín với Pháp Luân Công, và Chân Thiện Nhẫn và giảng rõ sự thật Pháp Luân Công cho người khác, ông bị kết án một cách bí mật 3 năm tù ở. Hiện nay ông đang bị giam tại Lujiang Drug Rehabilitation Center thuộc Fuzhou City, Fujian Province.

Mẹ của Xuanxuan là Xu Leiyuan là phó giám đốc tại một đơn vị tài chánh của Railway Subdivision của China Construction Bank tại Bắc kinh. Vì tu luyện và thành tín với Pháp Luân Công, bà ta bị bắt từ chức vào năm 2000. Ông bà của em cũng là đệ tử Pháp Luân Công. Để trốn tránh chính sách khủng bố, trong 3 năm qua họ đã trốn khỏi nhà, sống lang thang với Xuanxuan. Vào ngày 19 tháng 2 năm 2004, mẹ em và ông bà bị công an bắt một cách vô tội tại Harbin City và đưa đi trại tẩy não tại Bắc kinh. Xuanxuan vừa tròn 5 tuổi, bị tách rời khỏi cha mẹ và bị đưa đến nhà bà con để sống nhờ.

“Anne Frank” của Trung Quốc

en.minghui.org/html/articles/2004/8/21/51602.html

Em sống cô đơn trong một năm dài tại một nhà kho, sợ hãi, buồn tủi và một mình. Em nhớ cha mẹ em lắm, nhưng chú của em nói với em nhiều lần là chú em không biết cha mẹ em nơi đâu. Trong thời gian cô đơn, khốn khổ này, không ai săn sóc cho em cả. Chỉ có đêm tối hãi hùng, đau khổ, nước mắt và nổi cô đơn là bạn đồng hành của em. Nước mắt đã ướt đẫm đôi má em. Và ác mộng hãi hùng vẫn luôn luôn bao phủ lấy em.

Liu Xiaotian sinh tháng 12 năm 1985. Gia đình em sống tại Yongzhou City, Hunan Province. Cha em là Liu Qing một nhân viên tại Zhishan Town Government thuộc Yongzhou City. Mẹ em là Yang Yuan, cũng là một viên chức tại Shanghe Town Textile Factory tại Lengshuitan District. Trước năm 2001, Liu Xiatian và gia đình rất hạnh phúc. Mặc dầu họ không giàu có, họ sống rất hạnh phúc. Cha mẹ em hiếm muộn, sinh em rất trể, mà họ rất thương mến em. Hằng ngày em đi học tại một trường tại địa phương và cuộc sống thật êm ả.

Vào đầu năm 1999. Cha mẹ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và sống theo chân lý Chân Thiện Nhẫn. Họ muốn trở thành người tốt. Khi em 16 tuổi, thì thảm trạng đã đổ lên đầu em. Vào thứ Sáu ngày 23 tháng 11 năm 2001, Liu Xiaotian đang học trong lớp, công an đến trường em và nói với thầy em rằng cha mẹ em đã bị bắt. Chúng muốn gặp em. Một bạn học nghe lén được như vậy, báo cho em biêt rằng cha mẹ em đã bị bắt và công an muốn bắt em. Nghe như thế, em quên hết sợ hãi, chạy ra khỏi lớp mà không cần đem theo gì cả. Em trốn trong một nhà kho của người hàng xóm trong đêm đó. Chừng nửa đêm, em lần mò về nhà xem thử có động tĩnh gì không. Em thấy nhà của em bị lục soát và bàn ghế đổ ngổn ngang. Người hàng xóm thấy em, thương tình cho em ở tạm, nhưng hai ba ngày sau đó, công an lại đến nhà đó để bắt em, và nói với người hàng xóm rằng nếu ông ta gặp em mà không báo cáo với công an thì ông ta sẽ bị trừng phạt. Người hàng xóm không còn cách nào khác hơn là cho em ít tiền và đưa em đến người bà con duy nhất của em, một ông chú là một nông dân tại Fujian Province. Sau đó, ông chú em đi mượn một số tiền rất lớn để lót cho em được đi đường lậu đến Đan mạch.

Vào ngày 1 tháng 7 năm 2003, Liu Xiaotian đến Đan mạch. Bọn buôn lậu đưa em đến Copenhagen Railway Station và bỏ chạy. Vì đã trải qua nhiều thảm cảnh và lường gạt, Liu Xiaotian rất sợ hãi. Em rất sợ khi thấy cảnh sát. Một cụ già người Hoa đưa em vào trại tị nạn. Vì quá sợ hãi, em nói không rõ ràng, hay điền một giấy tờ gì. Điều em sợ nhất là bị đưa về Trung Quốc và rơi vào tay công an Trung Quốc.

Sau đó, chú của em, người vẫn còn sống tại Trung Quốc, nói với em về cha mẹ em lần đầu tiên là họ đã chết vì bị tra tấn vào năm 2002, năm tháng sau khi họ bị bắt. Họ bắt chú của em ký vào giấy tờ nói rằng “ông ta sẽ không có liên hệ gì với Liu Xiaotian và gia đình em”. Điều này có nghĩa là ông ta mất hết quan hệ với em. Công an cũng đe doạ chú của em phải báo cho công an biết nơi mà em đang trốn, nếu không chúng sẽ trừng trị chú của em và cả gia đình ông ta.

Một bé gái 4 tuổi đau khổ vì mất cả gia đình

https://en.minghui.org/html/articles/2002/6/3/22728.html

https://en.minghui.org/html/articles/2003/1/20/31124.html

Rongrong mất cha, mẹ, và ông bà của em, những người thân yêu gần guĩ nhất đời em. Bất cứ khi nào em nhớ lại họ, em đứng lên một cái ghế nhỏ và nhón lên hôn vào cái hộp đựng tro xác của ba em. Đôi khi em nói với người khác là cha em đang ở trên thiên đường.


Rongrong

Cha mẹ của Rongrong: Zou Songtao và Zhang Yunhe

Cha của Rongrong là Zou Songtao nhận bằng Cao học vào năm 1999. Mẹ em trước đây là kế toán trưởng của Qingdao Derui Company, một công ty có gốc tại Đức. Cô ta là một kế toán giỏi. Vào cuối tháng 11, 1999, Zou Songtao đi Bắc kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Anh ta bị bắt giam sau khi anh ta trở về Qingdao. Cho đến tháng 12 anh mơí được thả. Theo tin nhân chứng, vào ngày 3 tháng 11 năm 2000, Songdao bị giết khi công an tra tấn anh bằng ba tông điện liên tục. Trại cưỡng bức lao động lập tức chuyển 3 tên chịu trách nhiệm về cái chết của anh đi nơi khác, bao gồm một tên tra tấn anh và 2 tên công an trợ giúp, để che dấu sự thật. Trại cưỡng bức lao động loan tin là anh tự tử và nhảy từ lầu cao xuống.

Mẹ của em cũng là đệ tử Pháp Luân Công và đã trốn tránh khắp nơi để khỏi bị bắt. Cuối cùng chị ta bị bắt và hiện tại giam giữ tại Dashan Detention Center thuộc Qingdao. Khi Rongrong vừa 2 tuổi rưỡi, em bị đưa đi sống với ông bà. Tuy nhiên, bà em đã ngoài 60 tuổi và không chịu nổi vì sự tình của gia đình con gái và cái chết của con rể, và bịnh rồi chết vào tháng 8 năm 2001.

Bị mồ côi, em bé Kaixing khóc.

https://en.minghui.org/html/articles/2004/8/1/50913.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2004/9/25/84973.html (tiếng Hán)

Cha mẹ Kaixing là đệ tử Pháp Luân Công. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2002, khi Kaixing chỉ một tuổi rưỡi, mẹ em là Luo Zhixiang bị tra tấn đến chết. Cha em Huang Guohua bị chính quyền đe doạ và bắt giam mà không xử án. Kaixing bây giờ đang ở với ông bà em. Mặc dầu Kaixing mới 1 tuổi rưỡi, em không bao giờ nói với bà là mẹ em đã bị chết. (người trong gia đình không bao giờ nói với em là mẹ em bị chết vì họ sợ em không chịu nổi)


Kaixing vào tháng 7 năm 2004

Kaixing ôm hôn tấm hình của mẹ “Con nhớ mẹ”

Khi bà hỏi Kaixing “Mẹ con đi đâu rồi?”

Kaixing trả lời “Mẹ con đi làm ở Quảng Châu”.

Khi bà của Kaixing không có mặt, bất cứ ai hỏi Kaixing “Mẹ cháu đâu rồi?”

Kaixing trả lời “Mẹ cháu bị những người xấu bức hại”

Và nếu họ hỏi “Tại sao cháu không nói điều này với bà cháu?”

Kaixing trả lời “Bà cháu sẽ đau khổ và bà cháu không sống nổi”

Theo báo cáo từ Clearwisdom.net, khi Kaixing thấy hình mẹ em trong danh sách “Các đệ tử Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết tại Quảng Châu” trong tài liệu giảng rõ sự thật “Những Câu chuyện ngắn của Yangchen City (Quảng châu)” tại một nhà của đệ tử khác, em nói rất bình tỉnh, như không có điều gì xảy ra rằng đây là mẹ của em. Sau đó em ra khỏi phòng mà mặt mày vẫn không buồn. Những người chung quanh thấy Kaixing còn rất nhỏ mà đã hiểu sự thật và nghĩ rằng em sẽ không chịu nổi khi nghe tin thật của mẹ em. Khi mọi người đi qua phòng khác, chỉ còn mình em, em lặng lẽ cầm tờ tài liệu và nhìn thật kỹ vào hình của mẹ em, và khóc một cách im lặng.

Hôm nay, 60 năm sau thảm trạng của Đức quốc xã, vô số trẻ em vẫn chịu đựng những đau khổ tương tự. Khi chế độ chính trị và tà ác còn bức hại, khủng bố những người vô tội, mọi người nên tự nhìn vào lương tâm mình, xem thử mình có chịu một phần trách nhiệm nào trong đó không.

Hãy cho chúng tôi kể những câu chuyện của các trẻ thơ này.

Người xưa nói rằng “Một người bạn thật sự, có mặt bên cạnh ta khi ta khốn đốn”. Mặc dầu có rất nhiều người liên quan đến tra tấn và giết hại, những đệ tử trong tuyệt vọng đã nhận được nhiều sự cảm thông, hổ trợ từ nhiều thiện nhân.

Liu Xiaotian, em đã trốn thoát khỏi trung đến Đan mạch, từ từ quên đi những khổ nhục mà em bị bức hại, đau đớn trứơc đây vì sự giúp đỡ của các đệ tử Pháp Luân Công tại nơi đó. Em đi học lại. Với sự giúp đỡ của các đệ tử, Xiaotian bắt đầu nghĩ lại tại sao cha mẹ em đã chịu đựng nhiều đau khổ chỉ vì họ là đệ tử Pháp Luân Công. Em cũng đang tu luyện Pháp Luân Công. Trong quá trình tu luyện, em dần dần hiểu được sự thật cho những đau khổ đó, và lý do mà cha mẹ em đã hy sinh, và học được mục đích tối hậu của cuộc sống. Em bắt đầu trân quý Pháp Luân Công. Mặt em tươi tỉnh hơn và trong lòng nở rộ đoá từ bi. Mặc dầu vẫn còn lắng đọng nhưng đau khổ, nhưng em cũng bắt đầu lành lặn những vết thương đó.

Một em bé mồ côi được hàng trăm gia đình nuôi dưỡng.

https://en.minghui.org/html/articles/2003/11/8/42049.html

Tại nhà máy No. 6 Petroleum Collection Plant, có một câu chuyện làm mọi người xúc động là có hàng trăm gia đình đang nuôi dưỡng một em bé mồ côi mà cha mẹ em là đệ tử Pháp Luân Công đã bị giết hại. Theo báo cáo của Clearwisdom.net, vào ngày 16 tháng 9 năm 2002, đệ tử He Huajiang bị bắt bởi No.4 Mine tại No. 6 Petroleum Collection Plant của Daqing City, Heilongjiang Province, và công an địa phương. Đứa con trai 14 tuổi bị bỏ ở nhà một mình.

Khi những đệ tử tại địa phương biết như thế, họ lập tức mang đồ ăn và giúp đỡ những cần thiết hàng ngày cho em. Họ cũng thay phiên nuôi sống em hằng ngày. Những người hàng xóm thấy vậy, rất cảm động và nói “tôi chưa bao giờ thấy những ngươì nào tốt như thế trong xã hội này. Bây giờ tôi thật sự chứng kiến tận mắt và tôi tin. Chỉ có đệ tử Pháp Luân Công mới làm được như vậy”.

He Huajiang bị tra tấn đến chết vào ngày 23 tháng 12 năm 2002. Giang Trạch Dân và đám hầu đoàn chỉ cho con anh ta hộp tro tàn của anh. Em bé chỉ biết khóc với hộp tro, và trở thành mồ côi từ đó. Các đệ tử Pháp Luân Công lần lượt đến dắt em bé về nhà, và nói với em “Con ơi, nhà của các đệ tử Pháp Luân Công là nhà của chính con. Con là con của mọi người”.

Lòng từ bi thật sự của họ làm cho em yên tâm thật sự. Em không muốn rời nơi mà em đã sống với cha em trước đây, vì thế các đệ tử Pháp Luân Công đã đóng góp tiền để thuê một người trông nom coi sóc em cho em ăn, học. Họ cũng đến thăm viếng và mua quà đủ thứ. Một đệ tử đã về hưu mang cho em chiếc xe đạp của cháu ông ta. Mặc dầu tình trạng tài chính của các đệ tử không tốt mấy, vì khu vực này ai cũng nghèo cả. Một số người, đã về hưu, chỉ chó 50 đồng Trung Quốc một tháng, nhưng họ cũng quyết định nuôi nấng dạy dỗ em được tốt đẹp, không cần biết là họ phải thiếu thốn độ nào.

Trong cuộc thi tại trường vào giữa năm 2003, em được trúng tuyển vào Daqing City Petroleum Mine Vocational College trong khoá tu nghiệp hai năm rưỡi. Các đệ tử Pháp Luân Công đã đóng góp hơn 10, 000 đồng tiền Trung Quốc để bỏ vào quỹ giáo dục cho em. Mặc dầu em sống nội trú, mỗi cuối tuần các đệ tử đều đến thăm em và mang theo đủ thứ quà bánh, và cho tiền. Em không còn lo lắng gì nữa; em trở thành đứa con của hàng trăm gia đình Pháp Luân Công.

Ai biết được tình trạng này, đều nói về em hết. Bất cứ ai nhắc đến con của anh He Huajiang, thì mọi người đều ưá nước mắt và nói “Pháp Luân Công rất hảo! Thật sự Hảo!”

Khi tết Trung Thu, mặt trăng tròn vành vạnh, chúng ta thật sự biết ơn những ai đã giúp các đệ tử Pháp Luân Công và gia đình của họ, đặc biệt khi họ gặp đại nạn. Vì những gì bạn làm được, những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa được nơi để che thân, an toàn và tiếp tục sống. Trong lòng các em sẽ mãi mãi nhớ đến bạn.

Vào năm 1994, người nhận được giải Nobel Hoà bình là nhà văn Elie Wiesel nói trước hội nghị thế giới về chính sách khủng bố của Đức quốc xã rằng “Hãy để chúng ta kể một câu chuyện. Đây là trách nhiệm trước tiên của chúng ta. Câu chuyện của các trẻ em rất thông minh và củ. Câu chuyện của bóng tối mà đã nuốt chửng mãi mãi sự sống và hy vọng”

Ban đêm khi mặt trăng tròn vành vạnh, hãy để chúng ta kể câu chuyện của những trẻ em mồ côi này. Đôi khi có câu chuyện buồn, nhưng có những câu chuyện sẽ làm lòng bạn ấm lại, và sự hy vọng cũng nẩy mầm…

(1) “After Li Siyi, ” bài viết của Ren Bumei, trích trong hồi ký của Anne Frank, tháng 10, ngày 29, 1943 iso.hrichina.org/download_ repository/2/a3_Lisiyi4.2003.pdf

28-9-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/9/28/85281.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/10/15/53484.html.

Dịch ngày 20-10-2004, đăng ngày 21-10-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share