[MINH HUỆ 21-7-2017] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã được bảy năm. Không từ ngữ nào có thể diễn tả được lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ vĩ đại, bởi Ngài đã cho tôi một cuộc sống mới. Tôi muốn chia sẻ những nhận thức của mình về cái tôi phụ diện, với hy vọng có thể giúp các bạn đồng tu trong quá trình tu luyện của mình.

Sư phụ đã giảng trong “Chuyển Pháp Luân”:

“Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người;”

Nhưng đâu là là lý do chính khiến chúng ta xa rời chân ngã của mình?

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới.”

Theo nhận thức của tôi, nhân tố chính của giả ngã là “vị tư”. Sư phụ đã chỉ ra rằng bản chất của cựu vũ trụ là dựa trên vị tư, và chúng ta cần phải thoát ra khỏi nó để có thể trở thành chúng sinh của vũ trụ mới.

Đời này qua đời khác, chúng ta đã hình thành những niềm tin và những quan niệm hậu thiên, chân ngã của chúng ta đã bị chôn vùi trong những quan niệm và niềm tin tích dồn lại đó. Trong quá trình tu luyện của mình, tôi nhận thấy rất nhiều giả ngã tồn tại trong mình, chúng điều khiển chân ngã của tôi ở các tầng thứ tu luyện khác nhau, và ngăn cản tôi kết nối với chân ngã của mình.

Sư phụ đã giảng:

“Mang theo chấp trước mà học Pháp thì không phải chân tu. Nhưng có thể trong tu luyện dần dần nhận thức ra chấp trước căn bản của mình, vứt bỏ nó, từ đó đạt đến tiêu chuẩn người tu luyện. Vậy chấp trước căn bản ấy là gì? Tại thế gian người ta hình thành rất nhiều quan niệm, đến mức bị quan niệm chi phối, truy cầu những điều [mình] theo đuổi.” (Tiến đến viên mãn – Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)

Trong quá trình tu luyện, mỗi khi một tầng giả ngã của tôi được loại bỏ đi, tôi lại thấy một tầng vị tư khác ở mức vi quan hơn, khó nhận ra hơn.

Nhưng việc nhận ra giả ngã này không hề dễ dàng, bởi nó ẩn mình trong chân ngã, nó nghĩ thay cho chúng ta, quyết định thay chúng ta, nó tức giận khi bị mất mát gì đó, nó vui khi nhận được lợi ích, và nó chỉ nghĩ đến việc bảo vệ bản thân. Trong quá trình tu luyện, tôi nhận ra rằng dù tôi vẫn đang làm ba việc, nhưng một cách vô thức tôi vẫn đang chứng thực bản thân trong những việc mình làm.

Bằng cách học Chuyển Pháp Luân nhiều hơn, tôi nhận ra giải pháp để trừ bỏ tâm vị tư này chính là đối chiếu chính xác bản thân theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn.

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân về con đường phản bổn quy chân:

“Nếu chư vị muốn phản bổn quy chân, chư vị muốn tu luyện lên trên, thì chư vị cần chiểu theo tiêu chuẩn ấy mà làm. Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu. Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt. Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy.”

Một trong những tiêu chuẩn cơ bản của Pháp Luân Đại Pháp là Chân. Như vậy, việc đầu tiên là phải phân biệt được giữa chân ngã và giả ngã. Hướng nội chính là Pháp bảo giúp chúng ta phân biệt chúng. Trước hết chúng ta phải nhận thức được rằng ai đang tức giận, ai đang cư xử không đúng mực, ai là người đấu tranh vì lợi ích bản thân. Đó không phải là chân ngã.

Sư phụ giảng trong “Hồng Ngâm 3”:

Thuỳ thị thuỳ phi
Tu luyện nhân
Tự trảo quá
Các chủng nhân tâm khứ đích đa
Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc
Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma

Tạm dịch

Ai thị ai phi (ai đúng ai sai)
Người tu luyện
Tự tìm lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa ”

Khi nghĩ tới bài thơ này, tôi nhận ra rằng Sư phụ đang nói đến giả ngã của chúng ta và chỉ cho chúng ta cách bài trừ nó. Sau đó tôi đã hiểu rằng tại sao mình nên luôn luôn chấp nhận từ trong tâm rằng mình là sai và người khác là đúng. Bởi vì cái “tôi” đó thực ra là một quan niệm giả được tạo ra và nó là chướng ngại lớn nhất của chúng ta trên con đường tới viên mãn. Và cũng chỉ bằng cách này mới có thể trừ bỏ tâm vị tư của chúng ta.

Chân ngã của chúng ta là hài hoà với thế giới xung quanh, và nó không có bất cứ mâu thuẫn gì với các sinh mệnh khác. Nếu bạn khen tụng nó, nó không thấy vui. Nếu bạn đối xử tệ với nó, nó cũng không tức giận. Nó luôn ở trong trạng thái tĩnh tuyệt đối và không đòi hỏi thứ gì.

Do đó chúng ta nên nhận ra rằng chúng ta không bao giờ đúng với chân ngã của chúng ta. Tất nhiên, nói ra thì dễ, nhưng rất khó để thực hành được trong thực tế. Thông thường, mặc dù nhận thức được vấn đề này, tôi vẫn không thể vượt qua được cảm giác khi bị đối xử bất công. Nhưng dần dần, cùng với việc kiên trì học Pháp và từ sâu trong nội tâm mong muốn bài trừ giả ngã, chấp trước này càng ngày càng trở nên yếu đi. Cảm tạ Sư phụ, giờ đây tôi đã có thể vượt qua nó ở một mức độ nhất định.

Một tiêu chuẩn cơ bản khác trong Pháp Luân Đại Pháp là Thiện. Tôi nhận thức rằng đó có thể là lý do vì sao Sư phụ luôn nhắc đi nhắc lại rằng mọi việc mà các học viên làm, cần nghĩ tới người khác trước tiên. Bằng cách làm như vậy, chúng ta có thể đi ngược lại với sự vị tư và giả ngã của mình. Nếu chúng ta cố gắng hình thành thói quen luôn luôn thực hành Thiện trong cuộc sống hàng ngày, và luôn luôn nghĩ cho người khác trước, chân ngã của chúng ta sẽ có thể giành kiểm soát.

Một tiêu chuẩn cơ bản nữa của Pháp Luân Đại Pháp là Nhẫn, đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để trừ bỏ sự vị tư. Sư phụ đã giảng trong “Chuyển Pháp Luân”:

“Thế nào là tâm Đại Nhẫn? Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn.”

“Trong tương lai có khi đang ở trước mặt người mà chư vị không muốn mất mặt nhất thì chư vị bị người ta tát cho hai cái, không cất đầu lên nổi; chư vị đối đãi vấn đề ấy như thế nào, xem chư vị có thể Nhẫn được hay không.”

Trong thực tế, khi chúng ta bị công kích, bị nhục mạ nặng nề hay bị ngược đãi thậm tệ trong những người thường, giả ngã của chúng ta sẽ thấy rất tức giận, nó muốn tự vệ và phản kháng lại.

Nhưng theo lời giảng ở trên, Sư phụ đã chỉ cho chúng ta con đường ngược lại với sự vị tư, bởi chân ngã của chúng ta chỉ hiển lộ ra khi cái vỏ bọc giả này bị phá vỡ.

Theo nhận thức của tôi, tiêu chuẩn thứ ba, Nhẫn, là phần khó nhất trong khi loại bỏ sự vị tư. Bởi vì giả ngã của chúng ta tồn tại như nghiệp lực, khi ta muốn loại bỏ nó thì nó chống trả lại. Là người tu luyện, chúng ta cần phải cẩn thận bởi giai đoạn nguy hiểm nhất trong tu luyện là khi giả ngã của chúng ta đang trong quá trình bị tiêu huỷ. Bởi vì sinh mệnh ấy không muốn bị tiêu huỷ, nó sẽ làm cho ta cảm thấy tức giận. Vào lúc đó, một số học viên dường như hay làm ra những sai lầm nghiêm trọng trong tu luyện. Nếu chúng ta mất đi chính niệm vào thời khắc đó và để cho giả ngã kiểm soát, tầng thứ của chúng ta sẽ bị rớt và chúng ta sẽ thất bại, không vượt qua được khảo nghiệm. Do đó, tu Nhẫn rất quan trọng.

Sư phụ đã chỉ cho chúng ta giải pháp trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”:

“Nhưng đại đa số người ta có thể lấy tư tưởng chủ quan rất mạnh (chủ ý thức mạnh) để bài trừ nó, phản đối nó. Như thế, minh chứng rằng cá nhân ấy có thể độ được, có thể phân biệt rõ tốt xấu, cũng chính là ngộ tính tốt; Pháp thân của tôi sẽ giúp đỡ họ tiêu trừ đại bộ phận loại nghiệp tư tưởng này.”

Tất nhiên Nhẫn có hàm nghĩa khác nhau tại các tầng thứ khác nhau. Trước hết, chúng ta phải cố gắng để tránh làm việc sai trái. Tiếp đó, chúng ta cố gắng để không nói những lời gây tổn thương, và sau cùng, bằng cách kiểm soát ý niệm và giữ tâm ở trạng thái vô vi, chúng ta cố gắng không nghĩ điều gì và không đòi hỏi điều gì.

Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân”:

“Các tăng nhân trong quá khứ coi việc này rất [quan] trọng, bởi vì hễ động niệm là họ đang tạo nghiệp. Do đó họ giảng “thân khẩu ý”. ‘Tu thân’ mà họ giảng ấy, chính là không làm điều xấu. ‘Tu khẩu’ chính là không nói. ‘Tu ý’ chính là luôn cả nghĩ thì cũng không nghĩ nữa.”

Nếu trong cuộc sống thường ngày, chúng ta có thể cẩn thận đối chiếu từng hành vi, lời nói, từng niệm của bản thân với tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn, chúng ta sẽ có thể xác định được giả ngã của mình và không cho phép chủ ý thức bị nó điều khiển, vậy thì chúng ta có thể thực sự trợ Sư Chính Pháp.

Trên đây là những nhận thức của tôi tại tầng thứ hữu hạn. Xin hãy chỉ ra những gì không thích hợp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/21/164729.html

Đăng ngày 1-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share