Bài viết của Nam Trúc, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-7-2017] Các học viên Đại Pháp cần trợ giúp Sư phụ trong thời kỳ Chính Pháp, thay vì chứng thực bản thân, làm những việc mình muốn làm hay hiển thị. Khi một học viên có chính niệm, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu độ chúng sinh. Tuy vậy, chúng ta đang tu luyện trong xã hội người thường, và vẫn có những tâm của người thường.

Nội hàm của Pháp

Chính niệm là gì? Các học viên Đại Pháp đều biết thế nào là chính niệm. Chính niệm xuất phát từ tín tâm vào Sư phụ và Pháp, làm ba việc, tuân theo các Pháp lý trong cả lời nói và hành động, đồng thời không buông lơi. Tuy nhiên, trong thực tế, đa phần lời nói và hành động của chúng ta không phù hợp với các Pháp lý.

Thông qua học Pháp, tôi đã ngộ được nội hàm sâu hơn của “chính niệm”. Như đã được giảng trong Pháp: “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp.” (Đại Viên Mãn Pháp), là “chính Pháp lý” (Đại Pháp viên dungTinh Tấn Yếu Chỉ II), v.v.

Trước đây, tôi chỉ hiểu được tầng nghĩa bề mặt. Sau khi Pháp triển hiện, tôi thấy rằng:

Pháp Luân Công đối với bất kỳ một chính phủ hay dân tộc nào trên toàn thế giới đều là trăm phần lợi không có một phần hại” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ quốc)

Tôi đã ngộ được sâu hơn Đại Pháp chỉ có mặt tích cực và các nhân tố tích cực. Không hề hàm chứa bất cứ nhân tố tiêu cực nào.

Đại Pháp trăm phần lợi không có một phần hại nào

Đại Pháp chỉ mang đến phúc lành cho cộng đồng và toàn thể chúng sinh, và không có bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào. Các lý trong Đại Pháp không giống với các Lý ở nơi người thường, thứ vốn luôn có mặt tích cực và tiêu cực cùng song hành, và bị nguyên lý tương sinh tương khắc chi phối. Khi chúng ta không thay đổi quan niệm của mình và cứ mãi ôm giữ những suy nghĩ của người thường, chúng ta sẽ sản sinh ra những ý niệm và thể ngộ tiêu cực trong tu luyện.

Lấy ví dụ, khi một học viên bị bắt giữ, người đang cố “cải tạo” vị học viên này nói rằng vì anh mà đơn vị nơi anh công tác sẽ bị mất danh hiệu “đơn vị văn minh”, đồng nghiệp của anh bị mất tiền thưởng, công việc của cha mẹ và anh em của anh rồi cũng bị ảnh hưởng, v.v.. Sau khi nghe vậy, một số học viên có thể có suy nghĩ rằng việc tu luyện của họ đã gây hại cho người khác.

Nhưng những thiệt hại này là do Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra nhằm cố gắng đàn áp những người tín ngưỡng vào Chân–Thiện–Nhẫn. Không phải chính ĐCSTQ đang hủy hoại đạo đức con người cũng như gia đình các bạn hay sao? Khi một người chấp nhận thỏa hiệp, điều đó cho thấy họ đã thiếu chính niệm và chính tín vào Đại Pháp, thiếu nhận thức về sự thần thánh và huy hoàng của một người tu luyện, cũng như thể ngộ về Đại Pháp và bản chất tà ác của ĐCSTQ.

Vai trò của các học viên Đại Pháp trong xã hội

Đại Pháp không lấy của ai bất cứ thứ gì, mà chỉ mang đến phúc lành cho con người. Các học viên nên giữ chính niệm. Chúng ta nên hiểu đúng vai trò của mình ở giai đoạn cuối cùng này. Chúng ta nên có nhận thức minh bạch về Đại Pháp, không bị tình thân quyến lung lạc hay trở lại giống như người thường.

Trong hoàn cảnh khi một thân nhân, đồng thời cũng là một học viên, bị bắt giữ, các thành viên khác trong gia đình cảm thấy lo lắng nên đã giấu các sách đọc cũng như tài liệu Đại Pháp, như thể Đại Pháp đã khiến họ gặp tai ương. Họ dựa vào luật pháp và tìm luật sư. Khi giảng rõ chân tướng với các ban ngành liên quan, họ bị cái tình thao túng. Khi tình hình đi theo chiều hướng không như mong muốn, họ phàn nàn và trách móc người khác. Thể hiện qua hành động và suy nghĩ, họ cho rằng toàn bộ những điều xảy đến là việc không tốt. Trong quá trình đó, họ không biết phải tu luyện như thế nào và không tìm ra con đường của mình.

Một số người bị bắt và giam giữ nghĩ rằng: “Tôi bị cảnh sát bức hại phi pháp, vì thế tôi nên ghi nhớ tên họ để có ngày vạch trần họ. Tôi sẽ kiên định và không để bị “chuyển hóa”, và tôi sẽ vẫn luyện công, phản bức hại, tiến hành tuyệt thực và hô to khẩu hiệu. Tôi sẽ viết “Pháp Luân Đại Pháp hảo” lên quần áo tù và cả trên tường, sẽ đọc thuộc Luận ngữ khi cảnh sát bảo tôi học thuộc quy tắc trong tù – Tôi không sợ hãi.“ Những suy nghĩ đó là đều tập trung vào những gì họ muốn.

Sự ích kỷ đã che lấp bản tính của các học viên, ngăn họ thấy mục đích họ đến thế giới này, nỗi thống khổ của chúng sinh và phần biết của tất cả các sinh mệnh đang chờ được cứu.

Quyết định đúng

Ở trong mê, bị những tuyên truyền và thuyết vô thần đầu độc, và sau khi trải nghiệm vô số các cuộc vận động chính trị, một số người ở Trung Quốc sợ hãi tiếp xúc với các học viên Đại Pháp cũng như nghe chân tướng về Đại Pháp. Vì thế họ đã mất đi rất nhiều cơ hội được cứu độ.

Sư phụ đang quan sát cách các học viên hướng nội để loại bỏ chấp trước giữa những khổ nạn và mâu thuẫn, và cách họ giảng chân tướng về Đại Pháp bằng từ bi, lý trí và trí huệ, cũng như cách họ chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng chính. Vì thế, các học viên chỉ nên quan tâm đến điều Sư phụ mong muốn ở chúng ta.

Giảng chân tướng không phải là “đấu tranh” hay “hô hào”, mà là trở thành những người giữ vai trò chủ đạo trong việc cứu độ chúng sinh. Chúng ta gánh vác sứ mệnh này như thế nào? Hãy “tu nội mà an ngoại” (Tu nội mà an ngoạiTinh Tấn Yếu Chỉ)

Trước tiên, chúng ta phải tịnh hoá tâm mình, thiết lập một môi trường thuận lợi và sau đó lý trí giảng chân tướng. Sau khi một sinh mệnh minh bạch chân tướng, người đó sẽ có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Việc duy nhất mà các đệ tử Đại Pháp cần làm hôm nay là cứu độ chúng sinh. Sư phụ đã cứu độ chúng ta và chúng ta muốn trợ giúp Sư phụ cứu độ những người khác. Bất kể môi trường phức tạp như thế nào, đều không phức tạp. Chừng nào mà chúng ta vẫn bảo trì chính niệm thuần tịnh, nhìn nhận về cảnh sát và những việc khác bằng thái độ tích cực, giữ cho ngôn từ và hành động phù hợp để người khác có thể hiểu, thì các tình huống đều sẽ trở nên ít phức tạp hơn.

Mọi sinh mệnh đều vì Pháp mà đến và Pháp sẽ cứu độ họ. Chừng nào mà chúng ta còn nắm giữ mối quan hệ đó, chúng ta sẽ có thể tìm được con đường của mình, biết mình là ai và mình cần làm gì. Cùng với biến hóa của thiên tượng, đại nạn đang đến gần. Chúng ta không ở đây để chứng kiến con người bị trừng phạt; đó không phải là mong muốn của chúng ta. Chúng ta nên có trách nhiệm với người khác và trách bản thân mình đã tu không tốt khi không thể cứu độ được chúng sinh.

Đại Pháp là từ bi, viên dung, bình hòa và mỹ hảo. Các học viên nên triển hiện điều này ra thế gian. Chúng ta nên mang tâm từ bi, hòa ái và vị tha để thức tỉnh toàn thể chúng sinh đến với sự từ bi của Đại Pháp, để họ có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/18/351119.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/14/165406.html

Đăng ngày 27-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share