Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-1-2016] Khi mới học Pháp Luân Đại Pháp, tôi không hoàn toàn hiểu rõ về chữ Tình. Càng tập trung vào cảm xúc và những quan niệm của bản thân thì tôi càng bị hạn cuộc trong những logic và tiêu chuẩn của người thường, và tôi càng gặp nhiều rắc rối.

Một vài sự việc gần đây đã làm tôi thức tỉnh. Chúng cũng cho tôi trải nghiệm trạng thái tinh thần mĩ diệu, tĩnh tại và hài hòa mà tôi có thể đạt được khi buông bỏ tình và tự ngã.

Khủng hoảng gia đình

Nhà mẹ chồng tôi sửa nên bà ở nhà tôi vài hôm. Một buổi sáng, trước khi chồng tôi đi làm, anh đã nói chuyện với bà trong phòng khách. Khi nhìn thấy cái chăn trải trên ghế bành, tôi tiến đến để gấp nó lại.

Chồng tôi quát: “Xem cô kìa, có nhiều thời gian rảnh cả ngày quá đấy! Tôi trải nó ở đấy để phơi khô, còn cô thì đến gấp lại và để việc nhà dở dang như thế.”

Sự quát nạt của chồng làm tôi phát ngượng và tổn thương sâu sắc. Tôi đã không nhận ra rằng sự mỉa mai nhỏ nhen của chồng trước mặt mẹ chồng là một khảo nghiệm.

Tôi đáp lại: “Em không biết anh đang phơi cái chăn. Em thường là người phải gấp và cất chăn vì anh hay quên.” Chồng tôi tức điên lên và bắt đầu văng tục lăng mạ tôi.

Tôi cố giữ bình tĩnh và cãi lý với chồng, điều này càng làm anh tức giận. Anh nhảy chồm lên, chỉ thẳng vào mặt tôi và đe dọa: “Cô mà nói thêm một từ nữa thì …” Tôi hiểu rằng anh sẽ đánh tôi nếu tôi dám nói thêm một từ nữa. Tôi rút kinh nghiệm là không nên làm anh giận dữ thêm nữa và không nên thổi phồng vấn đề lên, vì thế tôi đã lùi lại.

Cái cảm giác bất công đã khiến tôi lại nói tiếp. Anh lại nhảy lên và lại đe dọa tôi: “Một lời nữa…”

Tôi lại rút lui nhưng không thể kìm nén được cái cảm xúc mạnh mẽ ấy, và điều tương tự đã xảy ra lần thứ ba. Cuối cùng, anh bắt tôi đi ra chỗ khác và đe là sẽ ly hôn và bỏ đi làm.

Lòng tự trọng và tự ngã của tôi bị tổn thương ghê gớm. Cái ý tưởng về một gia đình hạnh phúc và một người chồng có thể nương tựa được dường như chỉ là một chuyện hoang đường. Dường như tôi không còn có thể nương tựa được vào bất cứ ai ngoài bản thân. Tôi đã khóc hàng giờ liền.

Khi bình tĩnh trở lại, tôi tự hỏi: “Là một học viên tu lâu năm, làm sao mà mình không thể kiểm soát nổi hoàn cảnh thế này? Mình nghĩ mình có thể chịu đựng mọi khổ nạn rất tốt. Hôm nay đã xảy ra chuyện gì vậy?”

Tôi vô cùng hối tiếc và thất vọng về bản thân. Tôi nhận ra rằng sự chịu đựng của tôi là dựa vào cái tình vợ chồng. Tôi nghĩ rằng tôi nên nhẫn nhịn nhiều hơn nữa để gia đình êm thấm vì chồng nóng tính. Tôi cũng nhận ra rằng việc tu luyện của tôi cũng chỉ dừng ở trên bề mặt.

Sau khi việc này xảy ra, tôi đã có thể xả ở một chừng mực nào đó cái tình, vốn đã lôi tôi xuống trong tu luyện. Tôi bắt đầu đối xử với chồng tốt hơn mà không mong chờ nhận lại bất cứ thứ gì. Tôi có thể hiểu hơn điều Sư phụ dạy chúng ta:

“Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn. Tất nhiên đoạn dứt điều ấy ngay lập tức không dễ dàng gì; tu luyện là quá trình lâu dài, là quá trình lần lần vứt bỏ các tâm chấp trước của bản thân; nhưng chư vị cần phải tự mình đặt yêu cầu nghiêm khắc cho mình.“ (Chuyển Pháp Luân)

Khảo nghiệm này là một cột mốc trong hành trình tu luyện của tôi. Trong những khảo nghiệm tương tự về sau, tôi đã tỉnh táo hơn, đã có thể thoát khỏi cái tình, và nâng cao tâm tính. Tôi không còn cố gắng phân trần cho bản thân, và những tình huống dường như quá sức chịu đựng đã tan đi nhanh chóng.

Mâu thuẫn với các học viên khác

Một sự việc khác liên quan tới các học viên. Khi tôi làm một hạng mục với một học viên, thì học viên thứ hai nói chuyện về tôi với người học viên mà tôi đang phối hợp và tỏ ra quan ngại về cách làm việc của tôi. Sau đó, người học viên thứ nhất hỏi tôi về điều đó, lo rằng những hành xử của tôi không phù hợp với Pháp và hy vọng rằng tôi sẽ chính lại bản thân.

Khi tôi nghe được những điều mà người học viên thứ hai nói về tôi, nó thực sự trái ngược hẳn với tình huống thực tế. Một vài học viên đã truyền qua lại những lời nói không đúng sự thật. Điều này đã khiến tôi tức giận.

Tôi tự nhủ: “Đó là lời buộc tội hoàn toàn sai trái. Vì sao họ có thể làm như thế với mình nhỉ?” Các cảm xúc và suy nghĩ của tôi tập trung vào việc đúng và sai của vấn đề này, vốn chỉ là những thứ trên bề mặt. Tôi đã dùng ý chí để kiềm chế tâm oán hận và những ý niệm bất hảo về người học viên thứ hai.

Cuối cùng, tôi đã tự hỏi: “Cựu thế lực đang dùi vào chấp trước nào ở mình mà xới lên những vấn đề như vậy giữa các học viên nhỉ? Có phải chấp trước vào hư danh không nhỉ? Hay là tâm sợ bị dị nghị và bị hiểu lầm của mình? Hay là do mình không thích mâu thuẫn và, khi mâu thuẫn xuất hiện, mình có xu hướng dùi vào sừng bò và làm phức tạp hóa quá mức mọi việc lên?”

Tôi tìm thấy nguyên nhân căn bản là tâm tự tư. Nếu không phải là người học viên đó thì hẳn sẽ có một học viên khác gây ra mâu thuẫn này. Tôi quyết định tập trung vào những chấp trước của bản thân hơn là cảm giác về đồng tu đó.

Tôi tự nhủ: “Là một học viên, làm sao mà mình có thể đề cao nếu mình ghét hoặc sợ mâu thuẫn? Nếu mình không thể tu bỏ tự ngã và cứ bị dẫn động bởi cảm giác người thường, mình sẽ chẳng bao giờ đạt được tiêu chuẩn của một học viên.” Tôi nhận ra sự nghiêm túc phi thường của việc tu luyện và tầm quan trọng của việc loại bỏ chấp trước. Tôi bắt đầu xem xét lại những suy nghĩ của mình hơn là nhìn vào điểm yếu của người khác.

Khi tôi quyết tâm tu bỏ tự ngã, thì một cách tự nhiên tôi đã hiểu rằng tất cả các sinh mệnh trên thế giới bằng cách này hay cách khác đang phải chịu đựng thống khổ, thế nhưng tất cả đều đến tam giới này vì Pháp; chúng ta nên trân quý và giúp đỡ lẫn nhau.

Kể từ đó, tôi không còn đối xử với những người khác bằng những tư tưởng hậu thiên và tâm oán hận nữa. Thay vào đó, tôi đã cố gắng thay đổi bản thân. Khi có thể đặt mình vào vị trí người khác và suy nghĩ từ quan điểm của họ, tôi đã có thể giữ được tâm thái bình tĩnh, nhẹ nhàng và vui vẻ.

Đối đãi từ bi với người thân chứ không đối đãi bằng quan niệm người thường.

Anh chị tôi luôn kính trọng và giúp đỡ nhau. Tuy nhiên, khi cả đại gia đình cùng ăn Tết ở nhà mẹ tôi, họ đã cãi vã vì những việc nhỏ nhặt. Mẹ và tôi phải can ngăn họ để không xảy ra đánh nhau. Tôi không thể tránh được việc bị cảm xúc dẫn động, và cảm thấy buồn cho họ và mẹ tôi.

Năm nay, tôi không còn có mặt ở bữa ăn Tết của gia đình. Con trai nói với tôi rằng họ lại bắt đầu cãi vã khi chơi bài sau bữa tối. Khi nghe thấy điều này, tôi lại bắt đầu lo lắng cho sức khỏe của mẹ. Tôi đổ lỗi cho anh chị vì những náo loạn họ gây ra trong những lần gia đình họp mặt.

Vài ngày sau, mẹ đến chơi với tôi. Bà nói rằng anh chị tôi đã trở lại bình thường và rằng tôi không nên lo lắng nữa. Đột nhiên tôi nhận ra rằng cuộc cãi vã của họ là do nghiệp. Nghiệp của họ được tiêu mỗi lần một ít khi họ cãi vã với nhau.

Cuộc đời của họ đã được an bài từ trước dựa trên nghiệp của họ, và vì là người thường nên họ sẽ chẳng thay đổi được gì. Đây cũng là khảo nghiệm đối với những chấp trước của tôi. Không may là tôi đã hành xử cứ như tôi là một người trong và ngoài cuộc. Tôi đã phán xét hành vi của anh chị dựa trên quan niệm người thường.

Khi hướng nội, tôi biết rằng mình đã bị chi phối bởi tình và quan niệm người thường. Cuộc sống của tôi là giữa những người thường và tôi suy nghĩ giống như một người thường. Tôi hoàn toàn quên mất mục đích thực sự của một học viên và rằng thậm chí những người thường đến thế giới này cũng là sinh mệnh đến từ tầng cao của vũ trụ.

Gần đây anh tôi đã gọi điện thoại và nói rằng nhà mẹ tôi đã bị đột nhập. Cửa đã bị cậy khóa và đường ống nước đã bị vỡ do trời lạnh. Tôi hình dung cảnh mẹ tôi ở độ tuổi 80 ngồi giữa đống đổ vỡ đó mà đau khổ.

Tôi cảm thấy buồn và lo lắng. Khi tôi sắp sửa bị cuốn theo dòng cảm xúc đó, thì một ý nghĩ chợt bừng lên trong tôi: “Nếu những gì mẹ đang phải chịu đựng là do nghiệp thì chẳng phải đó là hảo sự hay sao? Tại sao mình lại phải lo lắng và buồn bã vì điều đó nhỉ?

Tôi cảm thấy nhẹ người và không còn oán hận tên trộm nữa. Ngược lại, tên trộm là một sinh mệnh và xứng đáng được đối đãi từ bi.

Đại Pháp đã giúp tôi vượt ra khỏi cái tình và những cảm xúc của người thường. Đại Pháp đã dạy tôi nhìn mọi việc từ quan điểm của một người tu luyện. Giờ đây tôi có thể đối xử với mọi người bằng tâm thái bình ổn, trí huệ và từ bi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/22/336608.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/27/160111.html

Đăng ngày 7-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share