Đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại
[MINH HUỆ 19-10-2016] Tôi may mắn đắc Pháp vào năm 2012. Trong quá trình tu luyện Đại Pháp, tôi còn tồn tại một vấn đề nổi bật, đó là khi gặp mâu thuẫn, ý kiến không phù hợp khiến cho nội tâm bị kích động, thì tôi rất ít khi có thể thực sự làm được “thiện”. Mà nếu dựa vào tiêu chuẩn và yêu cầu của Đại Pháp để đo lường mà nói, thì khi mâu thuẫn xảy ra tôi chưa thực sự vượt qua được một lần nào. Có khi cho rằng dường như mình làm được rồi, nhưng kỳ thực là do chưa bị thực sự kích động mà thôi.
Tôi biết rằng đó không phải đơn giản là tôi tính tình không tốt, không đủ khoan dung mà thôi. Vì thế tôi đã tìm ra được rất nhiều chấp trước như tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm hiển thị, tâm chứng thực bản thân, vân vân. Nhưng mỗi khi kích động xuất hiện, đại đa số là tôi lại lấy cớ “duy hộ Pháp”, “vì chỉnh thể”, “vì có trách nhiệm với đồng tu” mà che chở cho các phản ứng bất thiện thấp hèn của mình. Có lúc bản thân tôi cảm thấy như vậy ít nhất mình làm được “Chân”, có khi cảm giác rằng mình vì “Nhẫn” đã cố gắng hết sức, có khi cảm thấy biểu hiện bên ngoài mình cũng có thể làm được là không để cho người ta thấy có gì không đúng, nhưng thực ra căn bản không phải như vậy. Đừng nói đến đồng tu, ngay cả bản thân mình cũng rất nhanh có thể cảm nhận được sự bất thiện của chính mình. Vấn đề này vẫn luôn vây khốn, dày vò tôi.
Gần đây tôi ngộ ra được rằng: Vì sao đệ tử Đại Pháp nhất định phải tu Thiện? Bởi vì đặc tính bản nguyên của Đại Pháp vốn tạo ra hết thảy chúng sinh chính là Thiện, Thiện của các sinh mệnh không cùng tầng thứ đều có thể viên dung và liên thông với nhau. Mà bản chất của quan niệm, chấp trước và nghiệp lực sản sinh sau khi sinh mệnh biến dị là “ác”, ác thì không thể bao dung lẫn nhau, ác và ác với nhau thì chỉ có thể bài xích lẫn nhau, tranh đấu với nhau, gây hại cho nhau, tiến thẳng đến hủy diệt. Ta mà thiện thì sẽ đối ứng cái thiện của sinh mệnh, động niệm ác thì sẽ kích khởi ác đối ứng. Vì thế trong tu luyện muốn thực sự giải quyết vấn đề thì chỉ có thể dùng Thiện. Mà muốn chân chính làm được Thiện, thì trước tiên phải loại bỏ các tạp chất, bại vật bao chặn bên ngoài bản tính của sinh mệnh. Kỳ thực một người khi đối diện với việc tâm linh bị kích động mà đạt được cấp độ Thiện nào đó, thì người ấy cũng đã đạt được Chân và Nhẫn ở tầng thứ tương ứng, nói cách khác thân và tâm của người ấy đều đã thuần tịnh đến mức độ đó.
Tôi minh bạch rồi. Vì sao tôi vẫn luôn không thể chân chính làm được “Thiện”? Đều là do bản thân mình không thuần tịnh, cho nên không chỉ không làm được “Thiện” mà cũng chưa bao giờ làm được “Chân” và “Nhẫn”.
Mà thân và tâm thuần tịnh chính là kết quả của việc hướng nội tìm vô điều kiện, tu bản thân. Các đồng tu đều biết rõ hướng nội tìm là Pháp bảo. Cái Pháp bảo này giải quyết hết thảy các vấn đề căn bản trong tu luyện. Khi trải qua quá trình liên tục hướng nội tìm với đủ loại trạng thái cũng chính là quá trình tiêu nghiệp, quá trình đó có thể rất đau khổ có khi đau đớn như khoét tim cạo xương, nhưng quá trình đó lại chính là quá trình hình thành thói quen hướng nội tìm. Một khi thực sự hình thành thói quen hướng nội tìm, hướng nội tìm sẽ không còn bị động, gian nan và vô vọng như vậy nữa, cái đó chính là bản tính tự nhiên của sinh mệnh.
Tôi cảm thấy thân là một đệ tử Đại Pháp, ý nghĩa tồn tại sinh mệnh của mình là ở chỗ vô cùng may mắn đắc Đại Pháp ngay tại thời kỳ Chính Pháp, được tham gia chứng thực Đại Pháp, từ đó có thể khiến một sinh mệnh thăng hoa tiến đến vũ trụ mới kim cương bất phá, vĩnh viễn bất diệt, dựa vào chính là – hướng nội tìm vô điều kiện, chiểu theo Đại Pháp tu bản thân, trong học Pháp thực tu mà ngộ rõ Pháp lý, thực sự đồng hóa Đại Pháp.
Hiện nay tôi thực sự nhận thức được rằng hướng nội tìm trong tu luyện là vô cùng trân quý. Như thế nào mới có thể không phụ ân đức của Sư phụ, chân chính kính Sư kính Pháp? Tôi nghĩ chỉ có trân quý tất cả các quan và nạn gặp phải trong con đường tu luyện còn lại có thể là rất ngắn ấy, tranh thủ hết thảy các cơ hội đề cao, trong quá trình tu luyện và vượt quan, chân chính đối diện bản thân, tìm ra tâm chấp trước, nhân tâm, quan niệm. Nói cách khác, chân chính làm được hướng nội tìm vô điều kiện, có thể chứng thực Pháp tốt hơn, hoàn thành thệ ước tiền sử.
Nhận thức thiển cận của cá nhân, mong đồng tu chỉ ra chỗ thiếu sót.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/19/336484.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/11/159907.html
Đăng ngày 24-12-2016; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.