Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại
[MINH HUỆ 2-11-2016] Năm 2004, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) tại Bắc Kinh. Mẹ tôi luôn đọc cho tôi nghe các bài giảng của môn tu luyện. Mặc dù tin vào sự thần kỳ của Đại Pháp, nhưng ham vui chơi lại là một chấp trước nặng của tôi.
Lần đầu tiên thử ngồi đả toạ, tôi chỉ có thể ngồi được trong nửa giờ đồng hồ. Khi lần đầu tiên đọc sách Chuyển Pháp Luân, trong đầu tôi xuất hiện một vài tư tưởng không tin vào Pháp. Tôi hỏi mẹ xem đây có phải là những tư tưởng bất hảo cần được loại bỏ không. Bà nói rằng đúng vậy, nhưng tôi lại không thể bài xích nó được.
Quay trở về thời điểm năm ngoái, câu hỏi tương tự về loại bỏ các chấp trước lại tiếp tục xuất hiện trong đầu tôi. Tôi biết việc tống khứ chấp trước căn bản là rất quan trọng, nhưng chấp trước căn bản của tôi là gì?
Loại bỏ chấp trước
Tôi đã loại bỏ các chấp trước trong suốt quá trình tu luyện của mình, nhưng sau đó chúng lại quay lại và đôi khi còn mạnh hơn trước. Tôi rất lo lắng về điều này. Tu luyện như thế này liệu có hy vọng không? Nếu không, tôi nên làm gì đây?
Tôi đã đọc một số bài chia sẻ trên trang Minh Huệ về cách để loại bỏ chấp trước ích kỷ và tâm không muốn nghe phê bình, điều tôi biết là có tồn tại trong bản thân tôi.
Những chấp trước này đều được hình thành sau khi sinh ra và thuộc về cựu vũ trụ. Tôi biết rằng mình phải tống khứ nó để [có thể] trở thành sinh mệnh của vũ trụ mới. Nó cũng giống như nhân tố vị tư đã kéo tôi xuống và khiến tu luyện của tôi bị chậm lại. Nó ẩn giấu rất sâu.
Tâm vị tư này cũng phản ánh trong quan niệm của tôi đối với các vấn đề của người thường. Chúng ta nên tôn trọng các học viên khác, nhưng tôi lại thích lắng nghe những người có năng lực theo kiểu người thường. Chẳng hạn như, ai đó mua một ngôi nhà, người nào đó có tài chính tốt hơn, hay ai đó có thân phận hợp pháp, hoặc người nào được nhận trợ cấp từ chính phủ. Tôi bị mắc kẹt trong sự ngưỡng mộ cuộc sống của người thường.
Sư phụ đã giảng:
“Hỡi các đệ tử Đại Pháp nào [mang] quá nặng tâm con người: tôi dẫn chư vị đi là trên con đường của Thần, nhưng một số học viên vẫn cố thủ vào quan niệm của con người.” (“Trong Chính Pháp phải chính niệm, không được có tâm con người”, Tinh tấn yếu chỉ III)
“Có thể buông bỏ tâm người thường hay không, đó là ‘tử quan’ dẫn tới người siêu thường chân chính. Đệ tử chân tu ai ai cũng phải vượt qua, đó là giới tuyến giữa người tu luyện và người thường.” (“Chân tu”, Tinh tấn yếu chỉ)
Sau khi ý thức được tầm quan trọng của việc buông bỏ các quan niệm người thường, thân thể tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Những tư tưởng bất hảo và chấp trước vào danh, lợi, tình biến mất. Có một rào cản vô hình đã tách những thứ kia ra khỏi chân ngã của tôi. Tôi có thể nhìn thấy chúng, nhưng chúng đã không thể dẫn động tâm tôi như trước nữa.
Sư phụ đã điểm hoá để tôi nhìn ra được chấp trước căn bản của mình và giúp tôi loại bỏ chúng.
Tống khứ chấp trước vào tình
Tôi cũng bị chấp trước vào tình. Các vấn đề gia đình chiếm dụng khá nhiều thời gian của tôi. Tôi không thể thu xếp để có thể làm tốt ba việc, tôi trở nên bực bội và cảm thấy cuộc sống thật bất công.
Trong tu luyện không có gì là ngẫu nhiên và chấp trước của tôi cần phải được loại bỏ. Tuy nhiên, có một số chướng ngại mà tôi vẫn chưa thể vượt qua.
Tôi luôn gặp phải trở ngại và tiếp tục bị trượt dốc trên con đường tu luyện của mình. Cuối cùng tôi nhận ra rằng tất cả những vấn đề mà tôi gặp đều là để giúp tôi tiêu nghiệp và tống khứ các chấp trước.
Sư phụ giảng rằng:
“Cần làm cho chư vị vứt bỏ những tâm nào mà chưa vứt bỏ được ở nơi người thường. Tất cả các tâm chấp trước, miễn là chư vị có, thì cần phải vứt bỏ tại các chủng hoàn cảnh [khác nhau]. [Sẽ] làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; tu luyện là như thế.” (Chuyển Pháp Luân)
Các mối quan hệ trong gia đình có thể cung cấp [cho tôi] một môi trường tu luyện tốt. Các vấn đề chung nhất giữa tôi và các thành viên trong gia đình mình cũng như với các đồng tu là do tôi cứ luôn nhìn vào chấp trước của họ mà bỏ qua việc hướng nội.
Trước đây, tôi nhớ mình có đọc một bài chia sẻ. Tác giả bài viết nói rằng tình cũng giống như nước vậy. Người thường đều bị ngâm trong tình, giống như cá ngâm trong nước. Họ cảm thấy ở trong đó rất thoải mái, nhưng những con chim thì thấy cá thật khổ vì chúng không thể sống mà không có nước.
Tôi tự nhủ rằng mình cần giống một con chim, chứ không phải cá. Tôi cần nhảy ra khỏi cái tình và thay thế nó bằng tâm từ bi.
Tâm trí tôi cảm thấy thật nhẹ sau khi Sư phụ loại bỏ chấp trước đó cho tôi.
Tôi và con trai mình đều là đồng tu
Con trai tôi cũng tu luyện Pháp Luân Công và chúng tôi giúp đỡ nhau cùng đề cao. Cháu miễn cưỡng đồng ý học hai bài giảng trong Chuyển Pháp Luân với tôi mỗi ngày.
Tuy nhiên, cháu không thể ngồi yên và luôn đi lại xung quanh hoặc nói chuyện khi tôi đang đọc. Tôi phải tự chủ để không mất bình tĩnh. Ban đầu, tôi đưa cháu đến một nơi yên tĩnh để học Pháp trong xe ô tô của mình để cháu không có cơ hội làm gì khác.
Một vài lần cháu bị mất bình tĩnh vì không thể luôn tập trung đọc hoặc đơn giản chỉ là cháu không muốn học Pháp. Một lần cháu đã quá ồn ào khiến tôi không thể học Pháp được.
Tôi biết mình cần giữ vững tâm tính, vậy nên tôi tiếp tục đọc và phớt lờ hành vi đó của cháu. Cháu đã ngừng nghịch ngợm và tham gia học Pháp cùng tôi, như thể là trước đó không có chuyện gì xảy ra. Càng đọc, cháu càng nghiêm túc hơn.
Sau đó, tôi hỏi cháu: “Tại sao con không nghịch nữa vậy?“
Cháu trả lời: “Con sai rồi. Học Pháp cần phải nghiêm túc, như vậy mới thực sự tốt.”
Kể từ đó, cháu không bao giờ gây rối trong khi đang học Pháp nữa.
Tôi cùng cháu luyện năm bài công pháp vào mỗi buổi tối. Kết quả là, cháu trở thành một học sinh giỏi và thường lọt vào tốp năm trong đợt kiểm tra cuối kỳ ở trường.
Giáo viên của cháu gọi cho tôi và nói rằng ở trường cháu cư xử rất tốt. Cháu cũng thích trả lời các câu hỏi và rất có kỷ luật.
Chúng tôi thường chia sẻ thể ngộ về Pháp và chỉ ra các chấp trước cho nhau. Tôi thấy rằng cháu có rất nhiều điểm tốt. Cháu không bị tổn thương bởi những gì người khác nói và cũng không oán giận khi bị ai đó chỉ trích.
Tôi từng nghĩ rằng cháu là gánh nặng của mình. Nhưng bây giờ chúng tôi cùng là đồng tu và cùng giúp nhau tu luyện tinh tấn.
Nhờ nhiều chấp trước được loại bỏ, tôi có thể nhập tâm hơn khi học Pháp và vượt qua khổ nạn dễ dàng hơn. Tôi có thể đạt đến trạng thái tĩnh khi ngồi đả toạ, như thể đang ngồi trong vỏ trứng vậy.
Tôi biết tu luyện không có đường tắt và tôi phải thời thời khắc khắc tu tâm tính của mình một cách vững chắc.
Tôi vẫn có một chặng đường dài cần đi trên con đường tu luyện của mình và còn cách xa yêu cầu của Pháp. Nhưng Sư phụ từ bi chưa bao giờ bỏ rơi tôi. Vậy nên, tôi phải hoàn thành thệ nguyện và sứ mệnh của mình.
Tôi xin trích một bài thơ của Sư phụ để khích lệ bản thân và các bạn đồng tu:
Tâm bất tại yên – Dữ thế vô tranh.
Thị nhi bất kiến – Bất mê bất hoặc.
Thính nhi bất văn – Nan loạn kỳ tâm.
Thực nhi bất vị – Khẩu đoạn chấp trước.
Tố nhi bất cầu – Thường cư đạo trung.
Tĩnh nhi bất tư – Huyền diệu khả kiến.(Đạo Trung, Hồng Ngâm)
Tạm dịch:
Đạo Trung
Tâm không để đây — Không tranh với đời.
Nhìn mà chẳng thấy — Không mê không hoặc.
Nghe mà chẳng theo — Tâm đâu rối loạn.
Ăn chẳng theo vị — Miệng dứt chấp trước.
Làm mà chẳng cầu — Luôn ở trong Đạo.
Tĩnh mà chẳng nghĩ — Thấy được huyền diệu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/2/-337086.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/28/160118.html
Đăng ngày 25-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.