[MINH HUỆ 10-9-2016] Có một câu chuyện cổ của Trung Quốc về kỳ thẩm định Thần. Có một thư sinh tên gọi Ngô Tân đã chuẩn bị quần áo mới đến tham dự kỳ thi. Trên đường đến địa điểm thi, anh bị một phụ nữ đổ nước bẩn lên người. Ngô Tân không hề phàn nàn hay ôm hận, thay vào đó anh đã hướng nội. Anh tự hỏi tại sao mình lại gặp sự cố này và liệu có phải mình bị chấp trước vào quần áo mới hay có tâm hiển thị hay không.

Anh trở về nhà và thay một bộ quần áo sạch sẽ mà bình thường anh vẫn mặc. Trên đường đi, anh lại bị một cậu bé đi tiểu vào người. Ngô Tân đã không hề phàn nàn mà tiếp tục hướng nội. Anh tự hỏi tại sao mình lại gặp một sự cố mang tính xúc phạm như vậy và phải chăng mình thiếu sự khoan dung.

Anh trở về nhà rồi thay một bộ quần áo cũ kỹ và rách rưới. Anh nghĩ: “Mình sẽ không thay quần áo nếu như chúng bị làm bẩn lần nữa vì tâm của mình đã được kiền tịnh mặc dù quần áo có thể bị bẩn.”

Với suy nghĩ này, anh đã đến trường thi mà không gặp thêm rắc rối nào. Lúc anh tới nơi, đã có nhiều người tụ tập. Mọi người đều mặc quần áo sạch sẽ. Chỉ có quần áo của Ngô Tân là rách rưới. Mọi người đều chế nhạo anh và nói rằng anh không tôn trọng giám khảo. Ngô Tân bất động tâm và không có chấp trước tranh đấu hay hiển thị.

Giám khảo nói: “Bây giờ kết quả của cuộc thi sẽ được công bố. Bảng vàng thuộc về Ngô Tân.” Nhiều người thấy chấn động: “Anh chàng này trông nhếch nhác như vậy. Sao có thể như thế được?”

Quần áo rách rưới của Ngô Tân bỗng nhiên biến thành bộ y phục lộng lẫy của một vị thần. Vị giám khảo xuất hiện với diện mạo của một vị thần và nói: “Hôm nay, ta đã kiểm tra mỗi người trên đường mà các ngươi tới đây. Mỗi cá nhân có bài kiểm tra khác nhau. Nhưng chỉ có Ngô Tân hoàn thành trọn vẹn bài thi.

Anh chàng với vẻ ngoài nhếch nhác này đã thực sự bỏ đi tất cả các chấp trước hiển thị, nóng giận, tranh đấu, hiếu thắng, oán hận và mang chứa trong mình sự từ bi, thiện lương, lòng khoan dung, hòa ái và trí huệ. Vì thế cậu ấy [xứng đáng] được nhận bảng vàng (thủ khoa của kỳ thi).”

Từ câu chuyện này, tôi nghĩ về cách mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp chúng ta đối đãi với tất cả những gì mà mình trải qua trong [quá trình] tu luyện của bản thân. [Có lẽ tất cả] chúng ta đều hiểu câu chuyện này nhưng quan trọng là liệu chúng ta có thể liên tục hướng nội và tự hành xử theo Đại Pháp hay không.

“… Tố đáo thị tu”

(Thực tu, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“… Làm đến thế tức là tu.”

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp chân tu đều hiểu được sự nghiêm túc trong tu luyện tại giai đoạn cuối cùng của Chính Pháp. Chúng ta đều có một cảm giác cấp bách và cảm thấy thiếu thời gian, nhất là sau khi đọc xong bài giảng Pháp của Sư phụ tại Pháp hội New York vào tháng Năm năm nay. Chúng ta không thể buông lơi trong tu luyện [cá nhân] của mình, ngay cả khi chúng ta đang nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Chúng ta phải tự đặt yêu cầu nghiêm khắc cho bản thân chiểu theo Đại Pháp.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị biết chăng? Chừng nào chư vị là một người tu luyện, bất kể là ở hoàn cảnh hoặc bất kể tình huống nào, thì tất cả những việc rắc rối và không vui gặp phải, thậm chí cả công tác vì Đại Pháp nữa, dẫu chư vị nhận thức rằng đó là việc tốt đến mấy, việc thần thánh đến mấy, tôi thảy đều lợi dụng để trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, bộc lộ ma tính của chư vị, và trừ bỏ nó đi. Bởi vì sự đề cao của chư vị mới là chủ yếu bậc nhất.

Thật sự có thể đề cao lên như thế, thì tất cả các việc chư vị làm với tâm thuần tịnh mới là việc tốt nhất, mới là thần thánh nhất.” (Nhận thức tiếp nữa, Tinh tấn yếu chỉ)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/10/-334245.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/16/158940.html

Đăng ngày 12-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share