Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 20-9-2016] Sư phụ từng giảng: “Con người ta sống cần phải suy nghĩ.” (Chuyển Pháp Luân) Tôi thường động một niệm, hễ suy nghĩ là nghĩ theo hướng tiêu cực, biểu hiện trong cuộc sống thường ngày là hay than vãn, hay oán trách, cảm thấy người khác chỗ này không đúng chỗ kia không đúng, thường nảy sinh tư tưởng phụ diện với đồng tu.

Thông qua học Pháp và hướng nội tìm, tôi phát hiện thấy những tư tưởng và thói quen tư duy phụ diện có những tư tưởng khá hẹp hòi, luôn xét vấn đề theo góc độ của mình. Tôi dần dần học được cách thay đổi, chú ý tu bỏ tư duy phụ diện này, sau một thời gian, tôi phát hiện sau khi xuất hiện tư duy phụ diện tôi có thể nhanh chóng ý thức được, cũng có thể suy xét vấn đề theo góc độ của đối phương, do đứng trên góc độ của đối phương mà suy xét vấn đề có vẻ dễ thấu hiểu và khoan dung cho đối phương hơn, lời nói cũng hòa ái hơn, không còn kích động như vậy nữa.

Dưới đây là một vài ví dụ sau khi xuất hiện tư duy phụ diện, ban đầu tôi từ hướng ngoại tới hướng nội tìm, sau đó có thể đứng ở góc độ của đối phương mà suy ngẫm vấn đề, tư duy phụ diện đã bị thanh trừ.

Ví dụ 1: Có vài lần khi trực trên “phòng phát sóng trực tiếp giảng chân tướng trọng điểm” trên kênh RTC, do rất nhiều số điện thoại không nhấc máy, số không có thực, vì để tiết kiệm thời gian gọi được nhiều cuộc điện thoại hơn, vài đồng tu thường hay trực ban cùng nhau tụ họp vào trong một phòng, không tắt mic không tắt tai nghe (cũng không ấn bàn phím) ai gọi điện thoại của người nấy. Đôi khi đang nói chuyện điện thoại, có đồng tu A vào phòng cất lời hỏi han, vài lần trong đầu tôi đã xuất hiện suy nghĩ phụ diện: “Những đồng tu khác mới vào phòng đều biết im lặng đợi một chút mới hỏi, sao đồng tu này chẳng để ý gì cả, vào phòng cũng không xem có người nói chuyện không mà đã bắt đầu nói rồi.”

Gần đây có một lần tình huống tương tự cũng xuất hiện, thế là tôi không kiềm chế được bèn viết tin nhắn muốn nhắc nhở đồng tu, khi tôi viết tới chỗ: “Tôi kiến nghị bạn lần sau có vào thì đừng nói chuyện, nếu không sẽ ảnh hưởng tới đồng tu khác,” ngay lập tức tôi ý thức được tôi đang có suy nghĩ phụ diện, lại hướng ngoại tìm rồi, tôi bèn thay đổi suy nghĩ: Còn trách đồng tu không chú ý, nếu tôi không muốn bị đồng tu làm phiền thì có thể tắt mic tắt tai nghe đi, như vậy thì dẫu đồng tu có vào nói chuyện thì tôi cũng không bị ảnh hưởng gì, còn nữa, tôi cũng không tắt mic nói tắt tai nghe, đồng tu vừa vào cũng không biết chúng tôi ai đang gọi điện thoại của người nấy thì có thể trách cô ấy được không? Sau khi trừ bỏ tư duy phụ diện với đồng tu, tôi bèn xóa tin nhắn nhắc nhở đồng tu đi.

Ví dụ 2: Tôi phát hiện, sau khi tôi suy xét vấn đề theo góc độ của đối phương thì dù cho đối phương thực sự có làm không đúng, nghĩ không đúng, tôi cũng có thể khoan dung, thấu hiểu đối phương hơn so với trước kia và bây giờ. Ngữ khí khi nói chuyện cũng không hùng hổ như trước kia, không còn phàn nàn, oán trách, thấy bất bình trong tâm nữa.

Tôi lấy ví dụ ngay tại nhà tôi: Xung quanh cửa sổ phòng ngủ của tôi mấy năm gần đây phát hiện thấy có hiện tượng thấm nước, khiến mấy bức tường bị ẩm ướt giấy dán tường bong tróc hết cả. Nhiều lần tôi giục người nhà tìm người sửa, nhưng anh ấy không làm, trong tâm tôi rất sốt ruột, tôi cảm thấy chuyện này không thể kéo dài thêm được nữa. Mùa hè năm ngoái, khi anh ấy đi công tác, tôi nghĩ, tôi tự sửa lại bức tường, nhìn cũng không khó lắm, nên tôi mượn cái thang dài của nhà hàng xóm, tìm ít xi-măng trong nhà còn dư lúc trước, sau khi trộn xong thì bắt đầu trát, phải mất vài tiếng đồng hồ cuối cùng tôi cũng trát xong khe hở, cuối cùng khi tôi leo xuống cầu thang thì chân tôi dẫm vào cái ghế nhựa để trên sàn nhà, chân tôi dẫm vỡ cái ghế và bị kẹp vào trong, bị rách một miếng dài, chảy cả máu. Nhưng tôi vẫn thấy rất vui vì rốt cuộc đã giải quyết xong một chuyện đại sự.

Người nhà đi công tác về, tôi chỉ bảo anh ấy là tôi đã trát lại căn phòng rồi, không nhắc tới chuyện tôi bị thương, nghe xong anh ấy không nói gì. Không ngờ rằng một khảo nghiệm tâm tính lại đến, vài hôm sau vẻ mặt anh trông rất khó coi, anh lớn tiếng quát nạt tôi: Cô nói xem, bức tường ấy rốt cuộc là ai đã trát lại? Tôi không biết tại sao anh ấy lại như thế, tôi nói: Là em trát. Anh ấy nói giọng hằn học: Cô nói là cô trát, lấy cái gì mà trát? Tôi đi ra ngoài cửa, chỉ vào cái bay vẫn còn dính xi măng nói: Anh không tin thì anh xem đi, em dùng cái bay này để trát. Tôi lại vạch quần lên nói anh xem đi, lúc trát tường chân em đã bị ghế cào rách đây này. Anh ấy không nói gì quay về phòng.

Tôi cũng không nói gì, mặc dù không hiểu vì sao anh ấy lại phản ứng như vậy, nhưng tôi cũng không có suy nghĩ phụ diện gì. Tôi bắt đầu nấu cơm, khi nấu cơm anh ấy nói: “Hôm nay anh đọc báo thấy có một bài báo nói rằng gần thành phố có chuyện một nhà toàn người gốc Hoa đã bị người bạn gốc Hoa của mình giết hại, đó là bạn thân quen, mà cũng có thể làm ra chuyện như vậy, giao tiếp với người khác nhất định phải cẩn thận. Anh cứ tưởng em nhân lúc anh không có nhà đã gọi mấy người không có thân phận hợp pháp vào nhà (sửa nhà).” Nghe anh ấy nói như vậy tôi mới hiểu ra. Tôi bèn nói: “Không sao đâu, em cũng có thể hiểu được suy nghĩ của anh, em hay thích bắt chuyện với người khác là vì muốn giảng chân tướng Pháp Luân Công cho họ, họ nghe được em giảng chân tướng là xong, em không dẫn người lạ về nhà đâu, anh yên tâm đi.”

Ví dụ 3: Mấy hôm trước tôi viết một bài chia sẻ gửi tới hòm thư chung, kết quả nhận được thư của một đồng tu, đồng tu nói rằng: “Bạn là ai vậy? Ngay cả ký tên cũng không có? Chia sẻ viết rất hay, rất xúc động, rất từ bi. Bài chia sẻ hay như thế này còn sợ người khác biết bạn là ai sao? Không đủ từ bi thì cũng đừng bận tâm, nếu bạn vẫn còn một chút tâm sợ hãi, thì hãy tống khứ nó đi. Nếu tôi nói oan cho bạn thì xin lỗi bạn. Ở cõi thế gian mà nói, gửi thư cuối cùng ngay cả một cái tên cũng không viết thì kỳ lạ quá.” Tôi vừa đọc xong thì tư tưởng phụ diện đã nổi lên, tôi nghĩ: “Tôi đâu phải do tâm sợ hãi mà không ký tên như bạn nghĩ, là tôi quên mất, hơn nữa bài viết này của tôi đồng thời còn copy lên một kênh công khai khác, họ tên chân thực của tôi đều ghi rõ trên đó, bạn không nhìn thấy còn nói tôi như vậy.” Một lúc sau tôi ý thức được đây là tư duy phụ diện, tôi hướng nội tìm, sau khi quy chính bản thân tôi nghĩ: Đồng tu nhắc nhở rất đúng, mặc dù không giống như cô ấy đoán là do tâm sợ hãi, nhưng kết quả quả thực là đã không ký tên, sau này mình nhất định phải chú ý. Đồng tu này đã chân thành chỉ ra cho tôi như vậy nên cảm ơn cô ấy, sau chuyện đó tôi viết thư cảm ơn cô ấy đã nhắc nhở.

Ví dụ 4: Do địa phương chúng tôi tổ chức hoạt động cần một nửa thùng tờ rơi, đồng tu A ngoài địa phương chúng tôi nhờ tôi liên hệ giúp đồng tu B phụ trách tài liệu, đồng tu B đồng ý tuần sau sẽ mang tờ rơi tới. Tôi nghĩ chắc chắn như đinh đóng cột. Kết quả tuần sau vào ngày hẹn lấy tài liệu, đồng tu B nói đã quên mất không mang theo. Tôi không tức giận, cũng không xuất hiện tư duy phụ diện, tôi tìm bản thân mình, trên bề mặt chuyện này tôi không sai, nhưng nếu trước đó vài ngày tôi có thể nhắc đồng tu B một chút, có lẽ sẽ không xảy ra sự việc như thế này, vẫn là do bản thân tôi suy nghĩ không chu đáo, tôi cũng có một chút trách nhiệm, tâm tính đồng tu A rất tốt, anh không nói một lời oán trách nào. Trong suốt quá trình ấy, mấy người chúng tôi đều không nảy sinh suy nghĩ phụ diện, cũng không oán trách lẫn nhau mà đều nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề ổn thỏa.

Ví dụ 5: Người nhà tôi thường thích để mỳ (nặng 2kg) trên tủ âm tường, còn tôi lại thích để ở tủ đứng, ngăn sát mặt đất. Lần nào anh ấy cũng vậy tôi bèn nổi lên suy nghĩ phụ diện, cảm thấy anh ấy sao cứ thích đối đầu với tôi? Một hôm tôi ý thức được đây là tư duy phụ diện, tôi bình tâm nói với anh ấy: Hôm nay em đố cho anh một câu đố trí tuệ, anh đoán thử xem nhé? Anh ấy tò mò hỏi là câu gì. Tôi hỏi: Anh thử đoán xem vì sao em thường hay đổ mỳ ở ngăn dưới tủ? Anh ấy dừng lại một chút rồi đáp: “Anh không biết.” Tôi nói: Em để dưới đáy là vì cảm thấy mỳ rất nặng, tủ âm tường không thể chịu được trọng lượng nặng như vậy, sẽ dễ bị hỏng. Anh ấy lập tức nói mình không biết. Mặc dù ngoài miệng nói như vậy nhưng tôi phát hiện sau này dùng mỳ xong anh ấy đều để ở ngăn đáy, suy xét theo góc độ của anh ấy tôi nghĩ có lẽ trước kia anh ấy không hề nghĩ tới vấn đề tủ treo âm tường không dễ chứa được trọng lượng quá nặng như vậy.

Trên đây là những câu chuyện nhỏ về khảo nghiệm tâm tính của tôi, hầu như hàng ngày đều xảy ra, tại đây tôi chỉ xin chia sẻ vài ví dụ, những chỗ thiếu sót mong đồng tu từ bi chỉ giúp!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/12/334425.html

Đăng ngày 9-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share