Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-7-2016] Con người bẩm sinh có phẩm chất tốt đẹp là khiêm tốn và khoan dung với người khác. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày, hướng nội khi đối mặt với mâu thuẫn và tống khứ những chấp trước người thường của họ. Chỉ bằng cách này họ mới có thể hoàn thành sứ mệnh trợ Sư Chính Pháp của mình.

Sư phụ đã giảng:

“Nhẫn không phải là hèn nhát, càng không phải là thuận chịu [những điều] trái nghịch.” (Nhẫn vô khả Nhẫn,Tinh tấn yếu chỉ II)

Khi một người có đạo đức bị nhục mạ hay công kích, niệm đầu của họ là xem xét bản thân để tìm nguyên nhân, khiêm tốn và xem nhẹ tất cả mọi thứ. Bằng cách này, họ tự nhiên tránh được những tai họa.

Những người chấp trước vào sự phù phiếm và giữ thể diện thường sợ bị nói xấu. Tuy nhiên, thay vì trực diện sửa chữa những tính xấu này, họ lại chỉ đơn giản là tránh không làm việc xấu công khai, để không làm tổn hại danh tiếng của mình.

Nếu chúng ta có thể vứt bỏ tự trọng của người thường – trong khi bị nhục mạ – và tự đánh giá hành vi của mình từ góc nhìn của đối phương, chắc chắn chúng ta sẽ đề cao cảnh giới.

Từ Cán, một nhà tư tưởng của triều đại nhà Minh, đã từng nói: “Đức hạnh của một người giống như một thứ đồ chứa đựng. Nếu rỗng thì có thể bỏ vào nhiều thứ. Đầy rồi thì không bỏ gì vào được. Do đó, một người nên cởi mở và kính cẩn. Anh ta nên ước thúc bản thân để không kiêu ngạo và không nên nghĩ mình cao hơn người khác. Anh ta nên chú ý đến những ưu điểm của người khác và khuyết điểm của bản thân mình. Bằng cách này, những người khác sẽ tôn trọng anh ta và sẵn lòng chỉ dạy cho anh ta.”

Chỉ khi khiêm tốn và vị tha, chúng ta mới có thể bao dung với người khác và hoàn thiện đức hạnh. Nếu không, chúng ta sẽ mãi là người hẹp hòi, đố kỵ và kiêu ngạo.

Sư phụ đã giảng:

“Muốn đề cao cảnh giới tư tưởng thì ắt phải thông qua các loại khảo nghiệm ma nạn ở thế gian, trong quá trình ấy tâm tính chư vị thật sự đi lên rồi, ổn định rồi, [thì] nghiệp cũng tiêu đi rồi, ma nạn của chư vị cũng qua đi rồi, công cũng tăng rồi. Nếu trong cơ hội khảo nghiệm tâm tính, mà không giữ tâm tính vững vàng, làm điều lầm lỗi, thì bấy giờ chư vị không được nản lòng, cần tổng kết một cách tích cực từ bài giáo huấn đó, tìm chỗ kém ở đâu, thêm công phu vào [tu luyện] “Chân-Thiện-Nhẫn”. Một đề [bài] khó kế tiếp để khảo nghiệm tâm tính có thể sẽ sắp tới ngay tiếp theo. Cùng với việc đề cao công lực, thì các ma nạn để khảo nghiệm tâm tính có thể đến một cách mãnh liệt hơn, đột nhiên hơn. Mỗi khi chư vị qua một quan [ải] thì công lực sẽ tăng lên một chút; quan ấy mà không qua được thì công lực đình trệ. Khảo nghiệm nhỏ tăng trưởng ít; khảo nghiệm lớn tăng trưởng nhiều. Mong rằng mỗi người luyện công đều chuẩn bị chịu cái khổ lớn, cần có quyết tâm và nghị lực nghênh tiếp những khó nạn lớn. Không có phó xuất thì không đạt được công chân thật. Nghĩ rằng an nhàn thoải mái không phó xuất gì, không chịu khổ mà đắc công, là không có đạo lý đó đâu. Tâm tính không cải biến thành tốt từ căn bản, vẫn mang bất kể tâm chấp trước nào của người thường thì không tu thành Đại Giác Giả được.” (Chương III: Tu luyện tâm tính, Pháp Luân Công)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/16/331307.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/20/159225.html

Đăng ngày 9-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share