Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tỉnh Liêu Ninh
[MINH HUỆ 15-8-2016] Tôi nhận thấy một số học viên gặp khó khăn trong việc giải quyết khổ nạn liên quan đến gia đình. Thời gian qua đi, mức độ nghiêm trọng của những khổ nạn có thể gia tăng và can nhiễu nghiêm trọng đến việc tu luyện của họ.
Hoài nghi chứng kiến uy lực của Đại Pháp
Trước khi kết hôn, tôi đã cố gắng nói với chồng tôi rằng mình là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Khi nói với anh rằng tôi tu luyện Đại Pháp, tôi thấy ánh mắt cho thấy anh có biết, mặc dù anh đã phủ nhận là mình không hề biết gì về pháp môn tu luyện này.
Tôi đã nói với anh rằng Đại Pháp là một trường phái tu luyện của Phật gia, và Đại Pháp đã bị bôi nhọ thông qua vụ tự thiêu dàn dựng trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh như thế nào.
Anh vẫn hoài nghi, nhưng không cấm tôi tu luyện. Tuy nhiên, anh yêu cầu tôi chỉ được tu luyện ở nhà và tôi miễn cưỡng đồng ý.
Lúc đầu, tôi còn do dự luyện công ở nơi mà anh có thể nhìn thấy tôi. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến tôi nhanh chóng khỏi bệnh trầm trọng thông qua việc học Pháp, anh bắt đầu tin rằng Đại Pháp thực sự thù thắng. Ngay sau đó, anh đã nhắc tôi học Pháp bất cứ khi nào cơ thể tôi cảm thấy khó chịu. Tôi trở nên đủ tự tin để công khai luyện công trước mặt anh.
Một ngày nọ, trong khi đang luyện bài “Quán thông lưỡng cực Pháp” bài công Pháp thứ ba, tôi mở mắt ra và thấy anh đang bắt chước động tác tay của tôi một lúc. Đột nhiên nhận tôi nhận ra rằng mình nên nói chuyện với anh nhiều hơn về Đại Pháp.
Người chồng do dự thoái ĐCSTQ
Lúc đầu tôi ngại nói chuyện với anh về việc thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Sau khi chúng tôi đã kết hôn một năm, tôi đã có những giấc mơ lặp đi lặp lại về việc kiếp trước chúng tôi luôn gắn bó với nhau, như những người bạn thân hoặc là vợ chồng. Những giấc mơ củng cố quyết tâm đưa anh ấy đến gần hơn với Đại Pháp của tôi.
Anh thích xem những bộ phim chiến tranh tôn vinh ĐCSTQ. Tôi biết điều này sẽ là một trở ngại lớn trong nỗ lực giảng chân tướng của tôi, vì vậy trước mỗi cố gắng, tôi sẽ phát chính niệm để loại bỏ bất cứ nhân tố nào sẽ cản trở anh ấy chấp nhận chân tướng.
Tôi giải thích rằng Pháp Luân Đại Pháp là một pháp môn tu luyện chân chính, và người dân tại hơn 100 quốc gia tu luyện một cách công khai như thế nào. Môn tu luyện này chỉ bị cấm ở Trung Quốc.
“Hơn 200 triệu người đã thoái ĐCSTQ,” tôi nói. “Anh cũng nên thoái! Chỉ cần sử dụng một hóa danh thôi.“ Vì dường như anh ấy còn mơ hồ về việc thoái, tôi quyết định thử lại sau.
Thất bại trong việc thuyết phục anh là lỗi của tôi. Mặc dù tôi luôn cố gắng để thuyết phục anh nhưng tôi đã sợ. Tôi đã tăng thời gian học Pháp và phát chính niệm.
Sau một thời gian, tôi lại cố gắng, nhưng dù có dùng cách nào, anh dường như không quan tâm, vì vậy tôi quyết định thử một lần nữa trong một vài ngày. Tôi tiếp tục loại bỏ tâm sợ hãi và cảm xúc của mình trước khi tôi đề nghị anh thoái ĐCSTQ.
“Được rồi, anh sẽ thoái,” anh nói. “Em đã giải thích tình hình này cho anh rất nhiều lần rồi, anh sẽ thoái. Bất kỳ hóa danh nào em chọn cho anh cũng được.”
Lần này, tôi biết chồng mình đã nhận thức được rõ những gì anh đang làm. Gần đây anh bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân cùng với tôi và đã ngừng xem những bộ phim về chiến tranh.
Từ đó, tôi nhận thức được rằng các mối quan hệ với người thân phản ánh trạng thái tu luyện của chúng ta, và bất kỳ một khổ nạn nào chúng ta gặp phải đều là để phơi bày chấp trước của chúng ta.
Thẳng thắn đối mặt với vấn đề để giải quyết khổ nạn
Tôi đề nghị chúng tôi phát một số tài liệu Đại Pháp trên đường đi bộ vào buổi tối, và anh đã đồng ý ngay.
Không lâu sau đó, tôi mang về nhà 20 cuốn tài liệu Đại Pháp nhỏ và nói với anh rằng chúng ta có thể phát chúng trong đêm hôm đó. Thật bất ngờ, anh đã nổi giận và yêu cầu được biết lý do tại sao tôi tiếp tục phát tài liệu bất chấp rủi ro an toàn.
Anh nói với tôi: “Em đã hứa với anh sẽ không ra ngoài phân phát tài liệu giảng chân tướng rồi phải không!”
Cách cư xử của anh ấy làm tôi sửng sốt, nhưng đồng thời đã thức tỉnh tôi. Tôi đã phạm sai lầm là đồng ý không phát tài liệu Đại Pháp và cựu thế lực đã lợi dụng hành động bất cẩn của tôi. Lời giải thích của tôi chỉ làm tình hình tệ hơn, và sau một cuộc tranh cãi rất lớn, chúng tôi đã tránh mặt nhau.
Trước đó, chồng tôi chưa bao giờ mất bình tĩnh và chúng tôi chưa bao giờ cãi nhau. Sau đó, anh bắt đầu đối xử lạnh nhạt với tôi, biểu đạt sự phẫn nộ, thiếu kiên nhẫn của anh trong từng lời nói. Tôi trở nên chán nản và đau khổ đến nỗi không thể ra khỏi giường.
Tôi buộc mình phải lý trí, hướng nội tìm những thiếu sót của mình. Lẽ ra tôi không nên hứa như vậy. Tôi đã bị chấp trước vào việc tận hưởng một cuộc sống thoải mái và một cuộc hôn nhân hạnh phúc làm mờ mắt. Tôi đã không coi trọng việc phát tài liệu Đại Pháp. Thay vào đó tôi xem đó như một việc tốt để làm trong khi đi dạo hàng ngày. Thậm chí tệ nhất là chấp vào những cảm xúc tình cảm của người thường đối với chồng.
Tôi củng cố quyết tâm của mình và âm thầm hứa với Sư phụ, “Sư phụ, con sẽ tự vượt qua khổ nạn này! Con sẽ thẳng thắn đối mặt với vấn đề này và đảm bảo mọi việc được giải quyết.”
Cư xử bất thường của chồng tôi đã cho tôi thấy đó chính là kết quả của việc cựu thế lực đã thao túng anh ấy. Tôi đã tĩnh lại và mặc dù chúng tôi nói chuyện với nhau rất ít, tôi đã cố gắng đảm bảo rằng tất cả mọi điều tôi nói là Chân, Thiện. Tôi cũng học được cách buông bỏ chấp trước của người thường đối với chồng.
Tôi âm thầm phát chính niệm hướng về phía tà ác đang thao túng chồng mình: “Sinh mệnh này đang chờ được Đại Pháp cứu độ. Chính chân ngã của anh ấy sẽ quyết định Đại Pháp là tốt hay xấu. Không ai có thể làm ảnh hưởng tới những ý niệm của anh! Kẻ nào dám can nhiễu và lợi dụng anh mà hành ác đối với Đại Pháp sẽ bị hủy!”
Chồng tôi vẫn còn tức giận, trách cứ tôi vì tôi không giữ lời, không muốn nghe tôi giải thích và từ chối học Pháp cùng tôi. Tôi vẫn kiên trì giảng chân tướng cho anh ấy. Tôi cũng tập trung phát chính niệm để loại bỏ những nhân tố tà ác.
Sau đó, sự căng thẳng giữa chúng tôi đã dịu lại, chúng tôi đã nói chuyện bình thường với nhau. Anh yêu cầu tôi thề rằng sẽ không ra ngoài phát tài liệu giảng chân tướng. Nếu tôi đồng ý, chúng tôi có thể trở lại cuộc sống bình thường của mình và anh sẽ tiếp tục đọc Pháp cùng với tôi.
Ngay lập tức tôi nhận ra rằng đây là một khảo nghiệm, để xem liệu tôi có thể buông bỏ chấp trước vào hạnh phúc hay không. Tôi nói với anh rằng những lời này không phải đến từ chân tâm của anh và từ chối hứa hẹn bất cứ điều gì.
“Em đã không làm gì sai” tôi nói. “Là một học viên, em đã thụ ích rất nhiều từ việc tu luyện Đại Pháp. Em không chấp nhận làm một người vị kỷ mà bỏ qua số phận của những người vẫn không biết gì về chân tướng!”
Sau ba ngày tất cả mọi thứ trở lại bình thường. Anh nói với tôi rằng anh không quan tâm đến việc tôi có phát tài liệu hay không. Sau đó, tôi nói với anh ấy rằng hôm nay tôi sẽ phát tài liệu hỏi xem liệu anh sẽ đi cùng hay không.
“Anh sẽ không giúp gì em nhé,” anh nói, “nhưng anh có thể chờ em ở cuối con phố. Em cần lên xe ở đó, vậy chẳng phải anh cần làm tài xế cho em sao?”
Nhờ hạ quyết tâm, khổ nạn này đã nhanh chóng được giải quyết!
Không có gì để sợ
Bây giờ, chồng tôi không chỉ học Pháp cùng tôi, mà cũng nhắc tôi về các nguyên lý của Pháp bất cứ khi nào anh thấy rằng tôi bị lầm lạc.
Khi tôi đang dán băng rôn thông tin Đại Pháp, tôi đã bất ngờ đơ người ra vì sợ hãi, và không thể tiếp tục. Chồng tôi nhìn thấy tôi trên đường về nhà và kéo tôi vào trong xe.
“Có gì phải sợ chứ,” anh nói. “Tâm thái này không chính! Đừng để ý đến những người qua đường và đừng có sợ. Không ai dám làm bất cứ điều gì đối với em đâu. Ở đây, em có thể dán nó trên đường ống này! Anh sẽ đợi trong khi em dán lên đó! “Tôi dán một miếng đề can lớn trên đường ống và chúng tôi lái xe đi.
Từ trải nghiệm cá nhân tôi đã rút ra bài học rằng nếu ai có thể tuân theo lời dạy của Sư phụ, thì khổ nạn của gia đình có thể dễ dàng giải quyết.
Cuối cùng, tôi xin trích dẫn Pháp của Sư phụ:
“Nói tới đây, tôi muốn nói một chút, một số người thực hiện việc giảng chân tướng cho người trong nhà mãi không làm được tốt; là vì chư vị thực hiện chưa đúng. Một là chư vị không biết họ lầm ở chỗ nào, chư vị không hiểu rõ bởi nguyên nhân gì. Hơn nữa khi mọi người giảng chân tướng cho người nhà, thì đều coi người nhà như thân nhân của mình mà đối đãi chứ không coi họ như chúng sinh cần được cứu độ . ” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles)
“Là người tu luyện đều cần phải hết sức hiểu rõ ràng điểm này; không được bị hãm vào trong [vòng] quan niệm ‘thân thích’ của người thường. Nên coi họ như chúng sinh, đến cứu độ như nhau với các chúng sinh khác, [thì] khi chư vị làm việc đó thì hiệu quả sẽ khác; bảo đảm là như vậy. Chư vị trước hết đừng coi họ là thân nhân của chư vị; chư vị coi họ là một đối tượng cần được cứu độ và đến giảng chân tướng thì sẽ khác. Thực ra phía bên minh bạch trong sinh mệnh của họ là [đã] biết, rằng ‘Tôi đời này là thân nhân của ông, đời sau thì tôi sẽ thành thân nhân của người khác’, bản chất sinh mệnh của họ là biết đó. Nhưng khi chư vị thật sự dùng chính niệm và cứu độ họ, [thì] chân niệm của họ là phân biệt rõ ràng, cũng sẽ không bị hãm vào trong cái ‘tình’ của người thường.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles)
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/7/158580.html
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/15/333003.html
Đăng ngày 07-10-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.