[MINH HUỆ 11-9-2016]

Tôi muốn chia sẻ thể ngộ của mình về tính kiêu ngạo hay chấp trước vào tự ngã. Hy vọng rằng, một số học viên sẽ thấy hữu ích.

Mâu thuẫn giữa tôi và một học viên khác trong nhóm của chúng tôi gần đây trở nên rất căng thẳng. Tôi cảm thấy bị xúc phạm, tức giận, thất vọng, và có nhiều cảm xúc tiêu cực khác, nhưng tôi hiểu đó chỉ là những biểu hiện bề mặt còn gốc rễ của những cảm xúc ấy đã được ẩn sâu bên trong tôi. Tôi đã tìm kiếm lý do trong nhiều năm, nhưng không thể xác định được nguyên nhân thực sự của những biểu hiện bề mặt này.

Học viên này gần đây đã bắt đầu chỉ ra tính kiêu ngạo của tôi. Ngay khi chúng tôi bắt đầu nói về điều gì đó, anh lập tức nói rằng tôi có chấp trước tự mãn và nó đang cản trở tôi đề cao. Anh đã nói về nó thường xuyên đến nỗi cuối cùng tôi bắt đầu hướng nội tìm thiếu sót này.

Không phải là tôi bỏ ngoài tai những gì anh ấy nói, mà tôi chỉ đơn giản là không hiểu được kiêu ngạo là gì. Cuối cùng, tôi bắt đầu để tâm đến nó. Tôi thậm chí còn tìm kiếm từ “kiêu ngạo“ trên Internet và đây là những gì tôi đã đọc (tóm tắt): “Kiêu ngạo là mong muốn xem bản thân là độc lập và là lý do duy nhất cho tất cả những điều tốt ở bạn và quanh bạn.”

Nhận biết sự kiêu ngạo

1. Cảm giác chỉ có mình là đúng và hoàn hảo trong khi tất cả những người khác là sai

2. Tự thương hại, che giấu tự thương hại (tự cho mình làm trung tâm)

3. Độc đoán, kiêu căng, coi thường đồng nghiệp (phân loại mọi người)

4. Thái độ trịch thượng

5. Làm bẽ mặt mình và người khác

6. Có quan điểm rằng: “Không có mình, thế giới sẽ không tồn tại”

7. Lo lắng về bản thân. Tập trung vào những gì người khác nghĩ về mình

8. Nói về vấn đề của mình quá nhiều

9. Khoe khoang, nghĩ rằng: “Mình hơn người khác”

10. Từ chối sự giúp đỡ — “Tôi sẽ tự làm nó”

11. Muốn làm bá chủ, được vinh hiển, và vinh dự

12. Nghĩ rằng: “Công việc của mình là quan trọng nhất”

13. Ganh đua (cạnh tranh không lành mạnh)

14. Mong muốn tranh luận và biện minh cho tình huống của bản thân

15 Thích phán xét người khác

16. Sử dụng từ ngữ mà người khác không thể hiểu

17. Không sẵn sàng chia sẻ kiến thức

18. Khó chịu (không sẵn lòng tha thứ), tức tối trong lòng

19. Mỉa mai, coi thường người khác

20. Không sẵn sàng thừa nhận rằng mình kiêu ngạo

Thật khó có lời nào diễn tả được tôi đã sốc thế nào với cảm giác được thức tỉnh. Tôi nhận ra rằng cả cuộc đời mình đã chìm sâu trong sự kiêu ngạo này.

Khi nhận ra mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân căn bản này, tôi rất sợ hãi vì trước đây mình đã mù quáng và ngu muội. Nhưng tôi cũng cảm thấy vui mừng rằng cuối cùng cái gốc này đã được tìm ra, và bây giờ tôi có thể bắt đầu để loại bỏ nó.

Trong vài ngày tôi cảm thấy giống như một người được giác ngộ. Tôi quyết định chia sẻ tất cả hiểu biết của mình về sự kiêu ngạo với vị phó chủ tịch của tôi tại nơi làm việc. Trước khi đọc nó thành tiếng, tôi đã giải thích với cô ấy rằng tôi đã nhận ra mình đã làm nhiều điều sai và nó đã tạo ra rất nhiều những thứ xấu trong tôi.

Trong khi tôi đọc, nét mặt cô ấy như có ý rằng: “Cuối cùng, cô đã tìm ra được nó.” Tôi đã nghĩ: “Tại sao cô ấy không thấy rằng nó cũng là nói về mình nhỉ?” Ngay khi suy nghĩ này chợt đến, tôi hiểu rằng đó là sự kiêu ngạo của mình đã nổi lên, giống như biểu hiện thứ 15: “Thích phán xét người khác.”

Thật khôi hài. Tôi nhìn lại thời gian năm ngoái làm việc trong tổ chức này và nhận ra rằng tất cả các mâu thuẫn giữa tôi và người quản lý đều là do những biểu hiện của tính kiêu ngạo được liệt kê ở trên.

Khi học viên này gọi điện cho tôi để giải quyết một số vấn đề, tôi tự nhủ rằng mình không nên nhấn mạnh vào quan điểm của mình. Nhưng ngay khi cảm thấy anh ấy “không đúng”, tôi bắt đầu đưa ra lý do tại sao mình đã đúng. Tôi chợt nhận ra và nhớ lại biểu hiện số 1: “Cảm giác mà chỉ có mình là đúng và hoàn hảo trong khi tất cả những người khác là sai.”

Một lần nữa, tôi cảm thấy thú vị. Trước đây đã lâu, mẹ tôi đã nói với tôi: “Con hãy bỏ tính kiêu ngạo của mình đi.” Lúc đó, tôi nghĩ rằng mình hiểu những gì mẹ nói, nhưng trên thực tế, đến tận giờ tôi mới hiểu ra. Tôi tự nhủ: “Hãy bỏ tính kiêu ngạo của mình”, vì vậy tôi không còn tranh luận với học viên đó nữa.

Tôi bắt đầu cảm thấy nhẹ nhàng như thể mình là một chai đầy bụi bẩn và một số bụi bẩn đã được loại bỏ, giống như Sư phụ nói đã giảng trong sách Chuyển Pháp Luân.

Trong câu chuyện về Thân Công Báo ở mục “Tâm tật đố” trong Chuyển Pháp Luân, chẳng phải Sư phụ đã giảng cho chúng ta về sự kiêu ngạo dẫn đến tật đố sao? Khi nói về Hàn Tín, không phải Sư phụ đã cho chúng ta một ví dụ về những gì mà một người có tâm Đại Nhẫn có thể đạt được sao?

Trên thực tế, rất khó để diễn tả bằng lời tất cả mọi thứ mà tôi đã ngộ ra và tìm thấy ở bản thân. Tôi chia sẻ thể ngộ của mình vì nghĩ rằng có thể có học viên không phát hiện ra tính kiêu ngạo này, hoặc có lẽ họ chưa suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.

Chúng ta cần phải sáng suốt trước bất kỳ sơ hở nào giống thế này và không để cho các chấp trước ẩn sâu ngăn trở sự đề cao của chúng ta.

Sư phụ đã giảng rằng:

“Tôi nói mọi người này, bao nhiêu năm ấy, tôi luôn luôn nói rằng năng lực đệ tử Đại Pháp là to lớn phi thường, rất nhiều người không tin, vì cũng không để chư vị nhìn thấy. Chư vị trong tác dụng của chính niệm, hết thảy những gì bên thân chư vị và ở tự thân chư vị là sẽ phát sinh biến hoá, chư vị xưa nay đều không nghĩ thử làm xem. Can nhiễu của cựu thế lực và của nhân tố tà ác, chính là dùi vào sơ hở trong tư tưởng chư vị, những năm qua vẫn luôn làm những việc ấy, lạn quỷ do cựu thế lực thao túng và nhân tố của tà đảng vẫn luôn làm như thế, khiến chư vị làm không thành việc cứu người, là vì chúng đánh thẳng chư vị thì đánh không nổi chư vị.” (Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp)


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/11/158645.html

Đăng ngày 12-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share