Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 14-7-2016]

Sư phụ giảng:

“Trong Pháp tôi bảo chư vị hãy tu luyện phù hợp tối đa với người thường, chứ không hề nói là phải phù hợp với người thường. Cũng giống như người thường thì hỏi có còn là người tu luyện nữa không?” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)

Vậy thì trong tu luyện Đại Pháp, chúng ta làm thế nào có thể đạt được “tu luyện phù hợp tối đa với người thường? Chúng ta nên hiểu câu Pháp này của Sư phụ như thế nào?

Gần đây, một số đệ tử Đại Pháp trung tuổi và cao tuổi bị cuốn vào những việc của gia đình, con cái, tình huống mỗi người khác nhau, có người cả ngày bận rộn việc người thường, trông cháu cho các con, nấu cơm cho các con, ôm đồm hết thảy việc nhà, cả ngày bận rộn tới mức không có chút thời gian nào học Pháp và cứu người, cuối cùng thân thể xuất hiện nghiệp bệnh nghiêm trọng phải vào viện, cũng có người bị mất đi nhục thân.

Về vấn đề này, các đồng tu với trạng thái tu luyện khác nhau có cách lý giải khác nhau. Có người cho rằng người tu luyện chúng ta ở đâu cũng phải thể hiện phong thái của người tốt, việc của con cái thì phải giúp đỡ; có người nói đây là can nhiễu của cựu thế lực, thời gian để tu luyện và cứu người cấp bách như vậy, căn bản không nên quản những việc đó, mỗi người có số mệnh của mình, việc của con cái thì nên để chúng tự giải quyết. Cuối cùng, tranh luận không dứt, mọi người đều cho rằng nhận thức của mình đều ở trong Pháp

Đây đều là những sự việc cụ thể nảy sinh trong quá trình tu luyện.

Theo lý giải của tôi, khi gặp phải những sự việc như vậy mà đi theo hướng cực đoan thì đều không tốt. Chúng ta cần hiểu cho đúng lời giảng của Sư phụ:

“Trong Pháp tôi bảo chư vị hãy tu luyện phù hợp tối đa với người thường, chứ không hề nói là phải phù hợp với người thường. Cũng giống như người thường thì hỏi có còn là người tu luyện nữa không?” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh tấn yếu chỉ 2)

Cá nhân tôi cho rằng mặc dù Đại Pháp truyền trong xã hội người thường, trong Pháp yêu cầu đệ tử phải tu luyện phù hợp tối đa với người thường, như vậy về hình thức chúng ta không có gì khác với người thường. Đối với vấn đề cụ thể, con cái gặp khó khăn thì chúng ta có nên giúp đỡ không? Tất nhiên là nên. Nhưng có đồng tu vì điều này mà hoàn toàn hãm bản thân vào người thường, vì thế mà buông lơi tu luyện, ý chí tinh tấn giảm dần, cuối cùng một loạt vấn đề xảy ra. Sự việc này cũng gây cách hiểu lệch lạc cho các đồng tu xung quanh, thậm chí tạo thành những ví dụ phản diện, gây hoang mang cho những đồng tu còn chưa nhận thức rõ đối với Pháp, cho rằng giúp cũng không đúng mà không giúp cũng không đúng.

Đệ tử Đại Pháp ở đâu cũng thể hiện là người tốt, nhưng chúng ta nhất định không chỉ dừng ở chỗ làm người tốt, điều chỉ đạo chúng ta tu luyện thăng hoa là Đại Pháp, chứ không phải là đạo lý làm người tốt. Khi con cái gặp khó khăn, bố mẹ nếu có thời gian và sức lực thì giúp một chút trong khả năng của mình, điều đó không sai. Nếu không sao có thể thể hiện đệ tử Đại Pháp là người tốt đây? Khi con cái cho rằng người tu luyện Đại Pháp chỉ quan tâm đến bản thân, ngay cả sự quan tâm tối thiểu với người thân trong gia đình cũng không làm được, họ sẽ cho rằng đệ tử Đại Pháp ích kỷ, tự tư, vậy thì sao có thể thể hiện được hình tượng chính diện của đệ tử Đại Pháp đây? Hình ảnh của đệ tử Đại Pháp chính là để chứng thực Pháp, vậy chúng ta làm sao đạt được hiệu quả cứu người đây?

Nhưng mặc dù có thể giúp đỡ con cái, song chúng ta không thể để bản thân trộn lẫn với người thường, chúng ta là người “[tuy] thân ở trong thế tục, [nhưng] ý niệm nằm ngoài thế tục”, bất cứ lúc nào việc tu luyện vẫn là sự việc lớn nhất của bản thân. Chúng ta có thể giúp đỡ con cái, nhưng nhất định không được ôm đồm hết, việc của con cái thì nên để con cái làm, nhất định phải để chúng chịu trách nhiệm, càng không thể biến mình trở thành nô lệ của con cái. Bản thân mình phải cùng lúc thể hiện được sự từ bi và uy nghiêm của Đại Pháp. Không được để cái tình của người thường bó buộc, lại phải tống khứ tâm tự tư. Theo thể ngộ của tôi, như vậy mới là “tu luyện phù hợp tối đa với người thường” chứ không phải phù hợp với người thường.

Kỳ thực, những sự việc gặp phải trong tu luyện không nằm ở bản thân sự việc đó, mà cần tìm xem căn nguyên tư tưởng của chúng ta khi làm sự việc này là gì, có đệ tử Đại Pháp cao tuổi không buông bỏ được con cái, cái tình quá nặng, cứ ôm giữ những chấp trước này mà không buông, lại biện bạch nói rằng mình làm vậy là để tu luyện phù hợp với người thường, có người xuất phát từ tâm tự tư, sợ giúp đỡ con cái thì sẽ mất đi thời gian học Pháp, coi hết thảy những việc này là can nhiễu, hai cách nhận thức này đều dẫn đến cực đoan, đều là nhận thức không đầy đủ về Pháp, đều dễ bị tà ác dùi vào sơ hở.

Còn có đồng tu làm việc ở công ty do đệ tử Đại Pháp làm chủ, làm việc rất qua loa, còn hùng hồn nói rằng mình đến đây để tu luyện chứ không phải để làm việc. Công việc là công việc, công ty do đệ tử Đại Pháp thành lập, gồm cả những kênh truyền thông do đệ tử Đại Pháp ở hải ngoại lập ra đều là công việc người thường, chỉ có điều chúng ta phải dùng tâm thái của người tu luyện để làm những việc này, trong quá trình làm việc thì ở đâu cũng có nhân tố giúp chúng ta đề cao.

Còn có đệ tử Đại Pháp cuộc sống vô cùng khó khăn, bản thân còn trẻ tuổi nhưng lại không đi làm, phải sống dựa vào sự hỗ trợ của người khác, còn mình thì cả ngày chỉ đi phát tài liệu, dùng công việc Đại Pháp để che đậy chấp trước của bản thân. Phát tài liệu rất quan trọng, nhưng việc đệ tử Đại Pháp phải đi cho chính con đường của mình lại càng quan trọng hơn.

Đệ tử Đại Pháp phải để lại con đường chính nhất cho tương lai. Chính Pháp đi đến bước này, con đường dưới chân chúng ta rất hẹp, những nhân tố tàn dư của cựu thế lực cũng đang chăm chú theo dõi chúng ta, không cho phép chúng ta bước một bước đi sai lệch.

Chúng ta hãy học Pháp thật tốt, bước đi thật tốt trên con đường chính Pháp cuối cùng, tôi xin kết thúc bằng một câu Pháp của Sư phụ để nhắc nhở chúng ta cùng nỗ lực tinh tấn.

“Tôi đã bảo cho chư vị sự trang nghiêm và thần thánh của Pháp, mục đích là rũ bỏ những mê hoặc và hiểu sai của chư vị về Pháp.” (Nói về Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Một chút thể ngộ nông cạn, mong các đồng tu từ bi chỉ ra những điều chưa thỏa đáng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/14/331303.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/24/157948.html

Đăng ngày 11-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share