Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-7-2016] Mấy năm trước, một “đồng tu” tên là Lý Vạn Đức đã đến tham dự nhóm học Pháp của chúng tôi. Mọi người đều gọi ông ấy là “tổng giám đốc.”

Mọi người nói rằng ông ấy đã làm rất tốt trong tu luyện cá nhân, và ông là tổng giám đốc của một công ty ở Bắc Kinh. Ông được miêu tả là [một người] có tầm ảnh hưởng khá lớn.

Mỗi lần ông ấy đến, nhiều đồng tu trong vùng chúng tôi sẽ đi tới nhóm học Pháp [mà ông ấy tham dự] bởi vì có ông ấy ở đó. Họ hy vọng người tổng giám đốc đó có thể trả lời những câu hỏi và giúp họ minh bạch những điều còn mơ hồ của mình.

Mặc dù ở đầu mỗi câu trả lời ông ấy luôn nói rằng “dĩ Pháp vi Sư”, nhưng hầu hết các đồng tu đều cảm thấy rằng học Pháp với ông là cách duy nhất để chắc chắn về những nhận thức Pháp của bản thân.

Sự đề cao ông ấy đã được lan truyền tới [các vùng] xung quanh. Vài học viên thậm chí đã mời ông ta đến nhiều điểm [học Pháp] để giúp đỡ những đồng tu khác. Nhóm diễn giảng này đã nhanh chóng tăng lên hơn 20 người.

Một học viên tên Thái chính là người đã khởi xướng việc mời vị tổng giám đốc kia đến thị trấn chúng tôi. Thái được khai mở thiên mục và có thể nói rằng ai đã tu tốt.

Mọi người đều đã từng tin tưởng cô ấy. Cuối cùng khi Thái và vị tổng giám đốc kia xảy ra một số mâu thuẫn, Thái đã bắt đầu nói với chúng tôi rằng người đó có một số vấn đề trong tu luyện.

Tuy nhiên, danh tiếng của vị tổng giám đốc đã vượt qua Thái, và nhiều đồng tu vẫn nghĩ rằng học Pháp với ông ta sẽ giúp họ đề cao.

Như lời ông ta tuyên bố, và các đồng tu cảm nhận: “Sứ mệnh của vị tổng giám đốc là đến để giúp họ học Pháp.”

Các đồng tu đã nhiều lần hỏi liệu tôi có thể xin nghỉ việc để tham gia chia sẻ cùng khi ông ấy đến hay không, nhưng mỗi lần như vậy tôi đều từ chối.

Một lần tôi đã tình cờ gặp ông ấy, và tôi không đối xử với ông ta như một người đặc biệt nào cả.

Tôi nghĩ rằng là đồng tu, chúng ta nên [thiện ý] chỉ ra những thiếu sót của nhau, vậy nên tôi đã [chia sẻ] thẳng thắn với ông ấy rằng những gì ông ấy nói không chiểu theo Pháp.

Khi tôi lại được mời gặp ông ấy, tôi đã chân thành nói với các đồng tu về sự chia sẻ một cách lý trí của tôi với vị giám đốc đó. Kết quả là, họ nghĩ rằng tôi tật đố với ông ấy, và tôi không có ngộ tính tốt.

Tôi nói với họ về bài viết “Diễn giảng loạn Pháp” của Ban Biên tập Minh Huệ. Tôi không chắc sẽ luôn đúng khi ông ấy diễn giảng trong mọi nhóm học Pháp, được gọi bằng một cái tên đặc biệt, hay tổ chức các khoá học nghe chín bài giảng của Sư phụ và các Pháp hội.

Nhiều đồng tu nói rằng họ thu được lợi ích từ các bài phát biểu của ông ấy, và họ đối đãi với ông ấy bằng sự quan tâm đặc biệt.

Vị giám đốc này thích nói về tiền kiếp của các đồng tu và duyên phận của họ với con cái của mình. Đó là mối quan tâm chung trong nhóm diễn giảng của họ.

Họ thậm chí còn hỏi ý kiến ông ấy về cách đặt tên cho các em bé, và liệu một người nam này và một người nữ kia có hợp nhau không.

Tôi đã nhiều lần lưu ý với họ rằng những gì họ đang làm không phù hợp với Pháp. Nhưng họ lảng tránh và giữ kín các hoạt động của mình với tôi.

Năm ngoái, một đồng tu trong vùng chúng tôi đã viết một bài chia sẻ [về vấn đề này] lên trang Minh Huệ. Thật nguy hiểm cho những ai học theo người khác thay vì chiểu theo Pháp.

Bài chia sẻ đó nói rõ về việc cô đã bị lạc lối bởi những lời [diễn giảng] của Lý Vạn Đức như thế nào, những khổ nạn cũng như nghiệp bệnh mà cô đã trải qua như là hậu quả của việc nghe theo ông ta. Cuối cùng thông qua học Pháp cô đã nhận ra sai lầm của mình.

Tôi đã đưa các đồng tu xem bài viết này và lúc đầu họ rất sốc. Tuy nhiên, họ đã không nhận ra nguy hiểm bởi vì bài viết không nói rằng Lý Vạn Đức là một đặc vụ hay một học viên đi lạc hướng.

Một thời gian sau, vị tổng giám đốc lại đến [khu vực chúng tôi], sau khi tiếp xúc với ông ấy, những học viên này bắt đầu nghi ngờ rằng bài chia sẻ trên không phải được lấy từ trang web Minh Huệ.

Họ hỏi tôi tại sao họ không thể tìm thấy bài viết đó trên Minh Huệ, và còn nói rằng tác giả của bài viết đã nhận quả báo khi viết nó.

Gần đây, nhóm những học viên này đã lên kế hoạch tổ chức một Pháp hội tại nhà của một học viên và gửi lời mời đặc biệt tới vị giám đốc kia. Ông ấy đã đến trước thời gian tổ chức một vài ngày và ở lại nhà của các đồng tu đó.

Vào ngày trước Pháp hội, ông ấy đã bị bắt khi đi ra ngoài. Cảnh sát đã đột nhập vào nhà của học viên, họ không bắt giữ các đồng tu khác đang ở trong nhà, nhưng đã tịch thu nhiều bộ sách của Pháp Luân Đại Pháp và các tài liệu liên quan.

Danh tính thực sự của vị tổng giám đốc kia vẫn chưa được xác minh. Nếu là đặc vụ, có thể ông ấy sẽ sớm được thả ra, và rồi sẽ khoe khoang về việc mình đã ra khỏi nhà tù bằng chính niệm như thế nào.

Nếu là một học viên, sự kiêu ngạo của ông ấy có lẽ là cái cớ lớn nhất để cựu thế lực dùi vào và bức hại. Có thể cựu thế lực đang khảo nghiệm các học viên khác bằng cách bắt giữ vị tổng giám đốc kia.

Các đồng tu, hãy thức tỉnh! Sự tu luyện vững chắc nhất là đến từ việc học Pháp. Nếu chúng ta hướng ngoại mà cầu, thì chúng ta vĩnh viễn không thể biết cách để học tốt hơn, cũng như làm sao để tu tâm của mình, và cuối cùng có thể sẽ chiêu mời rắc rối và các can nhiễu.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/15/331388.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/13/158246.html

Đăng ngày 3-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share