Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-7-2016] Tôi muốn chia sẻ thể ngộ của mình về việc thật sự chiểu theo lời dạy của Sư phụ như là một đệ tử Đại Pháp. Hãy để tôi bắt đầu bài chia sẻ của mình bằng một câu chuyện về một người theo học võ thuật trong một hang động trên núi.

Câu chuyện về học võ thuật

Hồi nhỏ có một người nào đó đã kể cho tôi nghe một câu chuyện về một người theo học võ thuật với sư phụ của mình trong một hang động ở trong núi.

Nhóm lửa

Ban đầu vị sư phụ này chẳng dạy cho anh ấy bất cứ điều gì. Ông ấy chỉ ra lệnh cho anh đi nhóm lửa.

Đầu tiên sư phụ bảo anh đốt thân cao lương, nhưng anh phải dùng đôi tay trần của mình để bẻ chúng ra thành nhiều khúc nhỏ trước khi thả vào ngọn lửa. Anh ấy đã làm theo chỉ lệnh của sư phụ.

Ban đầu, đối với anh để làm được việc này cũng không mấy dễ dàng. Các ngón tay và bàn tay của anh bị sưng phồng lên, nó đau đến nỗi anh không tài nào chịu đựng nổi. Nhưng anh ấy vẫn tiếp tục làm công việc này, ngày này qua ngày khác. Theo thời gian, anh đã có thể bẻ thân của cây cao lương ra thành nhiều khúc, và tay không còn sưng lên như trước nữa.

Sau đó sư phụ bảo anh đốt tre theo cách tương tự. Anh đã làm theo lời dạy của sư phụ và cũng đã dùng tay mình để chặt thân cây tre ra làm nhiều khúc nhỏ trước khi bỏ chúng vào lửa. Sau một thời gian làm việc siêng năng anh đã có thể dùng đôi tay trần của mình để chặt cây tre.

Sau đó sư phụ của anh bảo anh chặt gỗ ra thành nhiều khúc nhỏ để giữ ngọn lửa. Anh lại tuyệt đối làm theo lời dạy của sư phụ.

Nhiều năm trôi qua. Ngày nào anh cũng làm công việc tương tự. Một ngày kia anh chợt nhận ra rằng anh chẳng làm gì cả ngoài việc nhóm lửa, tuy nhiên sư phụ vẫn chưa dạy cho anh biết về võ thuật. Anh đã thỉnh cầu sư phụ dạy võ thuật cho mình.

Nhưng sư phụ anh chỉ mỉm cười và nói: “Đã đến lúc con nên xuống núi.”

Anh không nói gì, chỉ rời núi và về nhà.

Về làng

Mọi người trong làng đã hỏi anh: “Thế anh đã học được những võ thuật gì ở trên núi trong suốt những năm tháng qua?“

Anh nghĩ một lúc rồi trả lời: “Tôi đã học cách nhóm lửa.”

Họ đã cười nhạo anh và nói: “Cậu không cần phải lên núi chỉ để học cách nhóm lửa. Cậu chỉ cần ở nhà cũng có thể tự học được.”

Mọi người đều nghĩ anh là một gã ngốc nghếch và chậm chạp, nên họ đã xem thường và lăng nhục anh.

Đánh bại băng cướp bảo vệ làng

Một ngày kia, có một nhóm cướp đến ngôi làng và cướp bóc của mọi người. Không ai dám chặn chúng lại mà chỉ đứng ngây ra nhìn chúng lấy đồ của họ.

Khi đám cướp đến nhà của người học võ kia, anh ấy đã đứng lên phản kháng. Một trong những tên cướp cùng thuộc hạ của hắn tiến đến trước mặt anh. Người học võ đã túm lấy gậy của chúng và bẻ nó một cách dễ dàng.

Nhóm cướp bao vây anh, nhưng anh không hề sợ và đã chiến đấu với chúng. Anh có thể nhẹ nhàng bẻ gãy hết đám gậy của nhóm cướp. Những tên cướp này cảm thấy bản thân bị đe dọa và đã bỏ chạy khỏi làng.

Anh đã có thể bảo vệ được dân làng của mình, tất cả mọi người đều kinh ngạc trước khả năng của anh và đã xem anh như là một anh hùng.

Đến tận lúc đó, anh mới biết rằng mình có khả năng võ thuật phi thường. Anh nhớ lại thời gian mình và sư phụ khi còn ở trong hang động. Giờ thì anh đã hiểu cái tâm của sư phụ mình và đánh giá cao nỗ lực của sư phụ trong việc huấn luyện anh.

Suy ngẫm về việc chiểu theo lời dạy của Sư phụ

Câu chuyện trên minh chứng một vấn đề rất trọng yếu trong tu luyện: tuyệt đối tuân theo lời dạy của Sư phụ.

Buông bỏ tâm truy cầu và tuyệt đối tín Sư

Nếu sư phụ của người học võ kia tiết lộ cho anh ấy biết ngay từ đầu rằng bẻ tre ra thành nhiều khúc nhỏ chính là đang luyện võ thuật, thì anh ấy sẽ làm nó với chấp trước truy cầu và sẽ không thể đạt được đến tầng thứ mà anh ấy đã đạt được.

Hơn nữa, anh ấy phải được khảo nghiệm để xem liệu anh có tuyệt đối tin và vâng lời sư phụ của mình hay không. Đó là yếu tố quan trọng để xem anh ấy có thể học được kỹ năng thực sự từ sư phụ của mình hay không.

Chúng ta biết rằng bằng việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một người học viên có thể vượt qua cảnh giới con người và cuối cùng đạt đến viên mãn. Đó là điều trang trọng nhất.

Một người học viên chỉ có thể đạt đến viên mãn khi anh ấy hoặc cô ấy tuyệt đối tin vào Sư phụ và chiểu theo lời dạy của Ngài để làm tốt ba việc.

Trân quý cơ hội tu luyện Đại Pháp

Một số học viên mà tôi biết vẫn không thấy được tầm quan trọng của việc tu luyện và chưa làm được tốt như là học viên.

Một số nghĩ rằng học Pháp rất buồn chán và tìm cách tránh. Một số không muốn luyện công vì sợ bị đau. Một số đã không luyện công trong nhiều năm. Một số có vấn đề trong việc luyện hết năm bài công pháp. Một số không luyện bài công pháp số năm và vẫn chưa ngồi được thế kiết già. Một số lúc nào cũng chỉ luyện bài công pháp số năm khoảng 20 đến 30 phút mỗi lần.

Một số học viên chỉ thi thoảng mới phân phát tài liệu giảng chân tướng. Họ xem đó như là tu luyện.

Những học viên này không trân quý cơ hội quý báu này để tu luyện Đại Pháp. Họ đang lãng phí khoảng thời gian thêm mà Sư phụ, vì để kéo dài cho chúng ta, đã phải chịu đựng những đau khổ to lớn. Thời khắc cuối gần kề, nhưng họ vẫn không trân quý thời gian.

Khi Chính Pháp đến cảnh giới này, khi các học viên Đại Pháp chân chính triển hiện thần thông của họ, liệu những học viên này có thể đạt viên mãn không?

Con đường tu luyện của mỗi học viên là đã được Sư phụ dụng tâm an bài và chịu đựng. Ai có thể thật sự hiểu điều đó?

Sư phụ muốn ban cho chúng ta những điều tốt nhất trong vũ trụ này, nhưng một số học viên không muốn tiến lên phía trước chỉ vì sợ phải chịu khổ và đau đớn. Họ không chiểu theo lời dạy của Sư phụ, mà chỉ luôn luôn làm theo những suy nghĩ của bản thân.

Chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng: “Chính Sư phụ là người đã cứu chúng ta, và chúng ta cần phải làm theo chỉ dẫn của Ngài.”

Trên đây chỉ là thể ngộ cá nhân tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/29/332057.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/11/158209.html

Đăng ngày 3-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share