[MINH HUỆ 26-8-2016] Tòa án Hành chính ở thành phố Sofia, Bulgaria đã ra phán quyết ủng hộ một học viên Pháp Luân Đại Pháp Bulgari hôm 26 tháng 5 năm 2016, sau khi anh đệ đơn khiếu nại Bộ Ngoại giao Bulgaria vì đã từ chối cung cấp thông tin về việc anh bị giam giữ phi pháp ở Serbia hồi tháng 12 năm 2014.

Ngày 14 tháng 12 năm 2014, anh Georgi Pleshkov và sáu học viên Pháp Luân Công người Bulgaria khác, cùng hai học viên người Nga bị giam giữ ở Belgrade ngay sau khi đến khách sạn của họ, thậm chí họ còn chưa kịp làm thủ tục vào khách sạn. Họ bị giam giữ tại Trại Tị nạn “Padinska Skela” trong 72 giờ đồng hồ trước khi được trả tự do sau khi Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu Eduard Kukan và các tổ chức nhân quyền quốc tế, trong đó có cả tổ chức Ân xá Quốc tế kháng nghị.

Ngay sau khi họ được trả tự do, một số học viên, trong đó có anh Pleshkov đã quyết định khởi kiện chính phủ Serbia vì đã giam giữ trái phép anh. Để cung cấp bằng chứng về việc nhân quyền của họ bị vi phạm, họ yêu cầu được xem trao đổi thông tin giữa Bộ Ngoại giao Bulgari và Bộ Ngoại giao Serbia trong suốt thời gian các học viên bị giam giữ. Bộ Ngoại giao Bulgaria đã từ chối, viện lý do rằng thông tin trao đổi giữa hai chính phủ là “quá nhạy cảm” nên không thể công bố.

Tuy nhiên, theo quyết định của tòa án hành chính thì việc từ chối của bộ là vô căn cứ. Hiện đang chờ Bộ Ngoại giao có kháng nghị gì đối với quyết định này không trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.

Vụ bắt giữ chín học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Serbia cho thấy chính quyền Cộng sản Trung Quốc, vốn đang bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp kể từ năm 1999, đã mở rộng các chính sách bức hại sang nước khác. Ảnh hưởng của họ thậm chí có thể tác động tới các quốc gia muốn gia nhập Liên minh Châu Âu.

Quốc tế lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp

Chỉ một năm trước khi các học viên này bị giam giữ, ngày 12 tháng 12 năm 2013, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết lên án Trung Quốc thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm (phần lớn là học viên Pháp Luân Công). Vài tuần trước, hơn một nửa số nghị sỹ của Nghị viện Châu Âu (MEP) đã đồng ký tên vào Tuyên bố (2016/WD48) trong đó có 11 nghị sỹ người Bulgaria. Tuyên bố này kêu gọi Nghị viện Châu Âu tiến hành điều tra độc lập và cần có hành động nhằm chấm dứt nạn thu hoạch tạng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã thông qua một nghị quyết tương tự vào ngày 13 tháng 6 năm 2016 (H.Res.343).

d8f44de7ecfca0fe1cf2f2b11fd9861e.jpg

Học viên Pháp Luân Công người Bulgari anh Georgi Pleshkov (bên phải) với Nghị sỹ Andrey Kovatchev của Nghị viện Châu Âu (bên trái) hồi tháng 7 năm 2016

Tháng 7 năm 2016, anh Georgi Pleshkov đã gặp ông Andrey Kovatchev, nghị sỹ Nghị viện Châu Âu đại diện cho Bulgaria. Với tư cách ủy viên của Tiểu ban Nghị viện Châu Âu và là người đồng hương Bulgaria, ông Kovatchev và các trợ lý của ông rất quan tâm đến tình huống anh Pleshkov bị giam giữ ở Serbia, một quốc gia đang trong tiến trình gia nhập Liên minh Châu Âu. Họ cũng quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp và muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về pháp môn, kể cả các bài công pháp và các nguyên lý cơ bản của Pháp Luân Đại Pháp – Chân-Thiện-Nhẫn.

Bối cảnh: Trên đường đi kháng nghị cuộc bức hại ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công bị trục xuất khỏi Belgrade trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – CEE ở Serbia


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/26/158420.html

Đăng ngày 30-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tươn glai để sát hơn với nguyên bản.

Share