Bài viết tổng hợp báo cáo của Đường Tú Minh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 26-6-2016] Hôm 17 tháng 6 năm 2016 vừa qua, tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) đã đăng trên trang web của mình yêu cầu Hành động khẩn cấp (UA: 140/16 Index: ASA 17/4275/2016) nhằm giải cứu anh Tần Úy, một học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát Bắc Kinh bắt giữ ngày 18 tháng 5 năm 2016.

Anh Tần Úy đã bị bắt vì đi phát cuốn Cửu Bình (Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản). Anh đang có nguy cơ bị tra tấn và phải chịu những sự ngược đãi khác.

5ee5363711a48ed0ddf00a0d25b6d41e.jpg

Bản chụp màn hình yêu cầu Hành động khẩn cấp đăng trên trang web của Tổ chức Ân xá Quốc tế

Bản tin của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng Tần Úy đã bị các cảnh sát mặc thường phục tại khu Hải Điến, Bắc Kinh đưa đi ngày 18 tháng 6 năm 2016, sau khi anh phát tặng một cuốn cửu bình. Sau đó anh bị bắt giữ vì phạm tội “lợi dụng tổ chức tà giáo phá hoại việc thực thi pháp luật”.

Đây là lần thứ tám Tần Úy đã bị bắt giữ vì [kiên định] với đức tin của mình. Lần lâu nhất là lần anh bị bắt vào năm 2004, khi đó anh đã bị kết mức án tù năm năm rưỡi. Anh bị giam tại khu biệt giam, bị “tẩy não” và lao động cưỡng bức. Trong một lần bị bắt khác, anh đã bị tra tấn sốc dùi cui điện vào mặt và bị cấm ngủ trong thời gian dài, theo một nguồn tin cho hay, thời gian [bị tra tấn đó] kéo dài đến năm tháng, khoảng từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 5 năm 2004. Sau thời gian này, anh đã bị loạn nhịp tim dẫn đến mắc bệnh ngưng tim. Anh hiện đang ở trong tình trạng rất nghiêm trọng vì phải chịu thêm các phương thức tra tấn và ngược đãi khác.

Luật sư của anh đã gửi thư cho Cục Công an và Viện Kiểm sát khu Hải Điến yêu cầu các nhà chức trách giảm bản án của anh Tần Úy và thả anh ra vì thực tế trong Hiến pháp Trung Quốc có ghi nhận quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, và ngôn luận của người dân, đồng thời chưa hề có một cơ quan nhà nước nào chính thức tuyên bố Pháp Luân Công là một tà giáo.

Bản tin của Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi công chúng giúp đỡ giải cứu học viên Pháp Luân Công Tần Úy thoát khỏi tình trạng bị tra tấn bằng cách viết thư gửi tới các tổ chức, đơn vị liên quan đến vụ việc bao gồm: Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường, trại tạm giam khu Hải Điến và Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh.

Tổ chức Ân xá Quốc tế mong muốn mọi người đưa ra bản yêu cầu với ba điểm sau đây:

• Yêu cầu các nhà chức trách Trung Quốc trả tự do cho anh Tần Úy ngay lập tức và vô điều kiện, bởi anh bị giam giữ chỉ vì thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và bày tỏ quan điểm của mình.

• Hối thúc họ [các nhà chức trách Trung Quốc] đảm bảo rằng trong khi bị giam giữ, Tần Úy cần phải được bảo vệ để không bị tra tấn và ngược đãi, đồng thời các điều kiện giam giữ anh phải tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn quốc tế.

• Kêu gọi nhà chức trách Trung Quốc đảm bảo anh Tần Úy có thể được gặp gia đình và luật sư của anh.

Bài viết của Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng bao gồm một đoạn giới thiệu ngắn gọn về Pháp Luân Công và cuộc bức hại mà chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra đối pháp môn tu luyện tinh thần này.

ee4dee2dabe66d3301ae27b55ce16a17.jpg

Ảnh chụp màn hình trang web của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy có một đoạn giới thiệu ngắn gọn về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc

Môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc vì nguy cơ “đe dọa cho sự ổn định chính trị và xã hội” sau khi các học viên tổ chức một cuộc kháng nghị ôn hòa trên Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 7 năm 1999. Chính phủ đã thành lập một văn phòng chuyên trách, “Phòng 610”, chịu trách nhiệm giám sát bức hại Pháp Luân Công và “các tà giáo” khác, với hệ thống phòng ban hoạt động từ cấp trung ương xuống các cấp đảng bộ và chính quyền ở địa phương.

Kể từ đó, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tùy tiện ở những nơi thực hiện công tác “chuyển hóa” bằng cách ép buộc họ từ bỏ tín đức tin của mình, thường là thông qua các phương thức tra tấn và ngược đãi. Phần lớn các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các Trại Giáo dưỡng Thông qua Lao động (RTL) cho đến khi hình thức giam giữ hành chính này được bãi bỏ vào năm 2013. Các nhà chức trách Trung Quốc đang ngày càng sử dụng nhiều hơn các cách thức khách nhau để giam giữ tùy tiện, cũng như truy tố hình sự các trường hợp học viên trước đó có thể đã ở trong các Trại Giáo dưỡng Thông qua Lao động.

Dù Trung Quốc đã đồng ý tuân thủ công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc năm 1988, tuy nhiên tình trạng tra tấn và ngược đãi vẫn đặc biệt phổ biến trong tất cả các hình thức giam giữ ở Trung Quốc. Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng thường xuyên nhận được các báo cáo về các ca tử vọng trong nhà giam, rất nhiều trong số đó là do bị tra tấn ở rất nhiều cơ sở [giam giữ] của nhà nước, bao gồm các nhà tù và các trại tạm giam của cảnh sát. Các tù nhân và những “ông trùm” trong số các tù nhân được các nhà chức trách nhà tù và các trại tạm giam sử dụng để theo dõi hành vi của các tù nhân khác và đưa ra các hình thức xử lý cùng các hình phạt, bao gồm cấm ngủ, ép buộc [đứng, ngồi, nằm…] theo các tư thế, cũng như các hình thức tra tấn và ngược đãi tinh thần và thể chất khác.

Hệ thống tư pháp hình sự ở Trung Quốc được tạm chia thành ba giai đoạn: giai đoạn điều tra được cảnh sát tiến hành; giai đoạn truy tố, trong đó các công tố viên phê duyệt các bằng chứng cần thiết ban đầu để bắt giữ một nghi phạm và điều tra sâu hơn để đưa ra quyết định có truy tố nghi phạm hay không; và giai đoạn xét xử chính thức được tòa án thực hiện. Năm 2015, ở Trung Quốc, tỷ lệ tuyên án cao hơn 99.9% so với các năm trước. Điều này quả thực làm dấy lên mối quan ngại về các giai đoạn đầu của quá trình tư pháp hình sự – đặc biệt là trước khi thực hiện quyết định bắt giữ hay kết án một nghi phạm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/26/330548.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/29/157604.html

Đăng ngày 3-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share