Bài viết của Thảo Nguyên, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-5-2016] Tôi lớn lên ở vùng Nội Mông Cổ. Năm 16 tuổi, tôi chuyển đến thành phố khác để làm việc và đó cũng là lúc tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Lúc đó tôi đã phải đương đầu với một nỗi oán hận vốn đã hằn sâu trong tâm trí.

Tâm tôi từng chứa đầy oán hận

Cha tôi qua đời khi tôi 16 tuổi, sau đó mẹ tôi đã đi bước nữa với một người đàn ông tàn tật và kém bà những bảy tuổi. Gia đình và họ hàng bên ngoại nhà tôi đều phản đối cuộc hôn nhân này. Trước khi mất, cha tôi bệnh tật ốm yếu nhiều năm, nên mẹ tôi đã trở thành trụ cột duy nhất nuôi sống cả gia đình và cuộc sống rất vất vả.

Cha dượng của tôi là một giáo viên dạy ở trường học địa phương. Lương tháng của ông chỉ được có vài chục tệ. Ông vốn là người lười biếng và vô cùng ích kỷ, vì vậy tình hình tài chính của chúng tôi không hề được cải thiện.

Lúc mẹ tôi sinh em bé – em trai cùng mẹ khác cha của tôi, cha dượng tôi đang trong kỳ nghỉ đông, nhưng ông không nấu một bữa cơm nào cho mẹ tôi, mà chỉ ngồi chờ chúng tôi phục vụ.

Mặc dù bị nhiều mụn nhọt mưng mủ ở tay rất đau, nhưng tôi vẫn phải cho lợn ăn, chẻ củi, và nấu cơm. Tôi bắt đầu thấy oán hận cha dượng và nghĩ ông là một người độc ác. Hàng đêm tôi vẫn thường ôm gối khóc thút thít.

Sau đó tôi chuyển đến một thành phố khác để làm việc và lập gia đình. Tôi đã mời mẹ, cha dượng và em trai của tôi đến sống gần chỗ tôi.

Ở Trung Quốc hiện nay, chuẩn mực đạo đức của con người đã trở nên thấp kém hơn bao giờ hết. Cha dượng tôi cũng bị cuốn theo xu hướng đạo đức trượt dốc này, và đã trở thành một kẻ hám gái ngoại tình phụ bạc mẹ tôi. Cuối cùng ông đã chuyển ra ngoài ở với một người phụ nữ khác. Đây là một cú sốc lớn đối với mẹ tôi và làm cho bà khóc cạn nước mắt. Sự việc này càng làm tăng thêm lòng hận thù của tôi đối với cha dượng của mình.

Các em gái của tôi rất tức giận. Mẹ tôi thì gần như suy sụp, trong một ngày bà đã gọi điện cho tôi không biết bao nhiêu lần. Là con gái của bà, tôi không thể không để ý đến chuyện này. Chúng tôi cần phải giải quyết vấn đề này bằng cách nào đó.

Lòng từ bi giúp xóa tan nỗi oán hận

Tôi là một đệ tử Đại Pháp vì vậy tôi cần nghe theo những gì Sư phụ dạy:

“Tại xã hội nhân loại hiện nay có rất nhiều hiện tượng xấu, người xấu, hành vi xấu, đã hoàn toàn trái với nhân [tính], thậm chí còn có người không chỉ là có tâm lý biến dị, mà ma tính đã rất lớn. Vậy đối với những tình huống như thế, thì cần làm sao đây? Tôi bảo mọi người: không quan tâm. Tại sao không quan tâm? Sự vĩ đại của các đệ tử Đại Pháp là có liên hệ với Chính Pháp vũ trụ, sứ mệnh lớn nhất của chư vị chính là duy hộ Pháp. Nếu không phải là phá hoại Đại Pháp thì không cần quan tâm; [nếu là] phá hoại Đại Pháp thì chư vị cần phải vì họ mà giảng rõ chân tướng, ức chế tà ác, thanh trừ tà ác, cứu độ người dân thế giới.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida, Hoa Kỳ)

Rõ ràng những hành vi của cha dượng tôi là đáng bị xem thường. Nhưng nếu tôi đối xử với ông giống như những em gái của tôi thì tôi sẽ không phải là một đệ tử Đại Pháp chân chính.

Tại sao dượng của tôi lại xử sự như vậy? Bởi vì ông đã đi lệch ra khỏi nguyên lý của Pháp. Tôi đã đắc Pháp vì vậy tôi nên giúp ông phân biệt thiện ác thị phi.

Khi ông cùng người phụ nữ của ông từ Nội Mông Cổ đến thăm chúng tôi, ông ở nhà của em trai tôi. Khi ấy, tôi đối xử rất lễ tiết với họ. Tôi đã mua cho ông một ít quần áo mùa hè, bởi vì trời khá nóng bức mà khi đến đây ông còn đang vận quần áo mùa đông. Ông hết sức ngỡ ngàng và không biết phải nói gì.

Tôi cầu xin Sư phụ gia trì sức mạnh cho tôi và tôi tự nhủ bản thân phải luôn có thiện niệm, kiềm chế oán hận và buông bỏ ân oán cá nhân. Tôi luôn cố gắng thúc đẩy mặt thiện của ông. Tôi thông cảm, từ bi với ông và không mang oán hận trong tâm.

Để khiến ông hiểu cảm giác của chúng tôi, tôi đã thiện chí chỉ ra sai lầm của ông và nói rằng làm một người phải có tư cách, không thể làm tổn thương đến những người yêu thương mình, cũng không thể gây ra những hành vi xấu mà bị hàng xóm và đồng nghiệp xa lánh. Tôi nói với ông rằng “gieo nhân nào gặp quả nấy” và rằng những việc làm không tốt của ông sẽ để lại hậu quả cho tương lai.

Sư phụ giảng:

“Trước đây tôi cũng đã giảng cho mọi người về thế nào là Thiện. Có người nói rằng ‘Bạn cười tươi tỉnh một chút với người ta, bạn biểu hiện rất thân thiện, thì đó là Thiện rồi’. Đó chỉ là con người biểu hiện ra một loại trạng thái hữu hảo. Cái Thiện chân chính, là người tu luyện ở trong quá trình tu luyện, trong quá trình tu Thiện, đã tu thành Chân Thiện. Khi đối diện với chúng sinh, vì chư vị có phía mà chưa tu xong, do vậy chư vị không thể hoàn toàn biểu hiện ra phần thành Thần vốn tu luyện xong. Khi cần thiết, chư vị cần phải lý trí, thanh tỉnh như một người tu luyện, để trách nhiệm của mình, để chính niệm của mình làm chủ đạo, sau đó cái Thiện chân chính của chư vị mới có thể triển hiện xuất lai; đó chính là sự khác nhau giữa người tu luyện và Thần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington DC [2009])

Lòng từ bi giúp xoa dịu nỗi đau

Trong tâm, tôi tự nhủ: “Thưa Sư phụ, con biết là con nên phải làm gì.” Sau đó, tôi đã mời cha dượng và người phụ nữ của ông đi ăn ở một nhà hàng. Ông nói với tôi rằng cô ấy rất lo lắng không dám đi gặp tôi, vì vậy tôi hứa với ông là sẽ đối xử tốt với cô.

“Thưa cha,” tôi nói, “Con hứa là con sẽ không làm tổn thương cô ấy. Con là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, người tu luyện chúng con giảng duyên phận. Nếu có thiện duyên thì con và cô ấy sẽ kết nối nhân duyên và hoàn thành thệ ước tiền kiếp. Còn nếu là ác duyên thì chúng con sẽ ở trong Đại Pháp mà thiện giải. Con thật sự hy vọng dượng và cô ấy sẽ có một tương lai tốt đẹp.”

Chúng tôi gặp nhau ở một nhà hàng. Tôi nhận thấy rằng nếu tôi không phải là người tu luyện thì tôi đã xông vào đánh cô ấy rồi. Tôi tự nhủ người tu luyện không có kẻ thù, chúng ta cần phải cứu người chứ không được phép hủy hoại họ.

Khi người phụ nữ ấy đến, khóe mắt tôi bắt đầu hoen ướt. Nhưng tôi tự nhủ trong tâm: “Sư phụ vĩ đại, Đại Pháp vĩ đại đã tạo nên sức mạnh giúp các đệ tử buông bỏ danh lợi để trở nên thật sự từ bi.” Sau đó, tôi đã lịch sự chào cô và gợi ý cho cô một số nơi ở trong vùng mà cô có thể đến để mua sắm.

Cô rất cảm động, đã hai lần tôi thấy mắt cô rưng rưng ngấn lệ. Sau bữa ăn, tôi có khoảng 40 phút nói chuyện riêng với cô về Pháp Luân Đại Pháp. Cô hiểu những gì tôi nói và không hề tỏ ra quá nghi ngờ. Khi chúng tôi nói chuyện về mối quan hệ của cô với dượng của tôi, tôi cảm thấy tim mình đau nhói. Nhưng khi nhận thấy điều đó, tôi đã hồi tưởng lại bài thơ của Sư phụ:

“Hà vi nhân Tình dục mãn thân

Hà vi Thần Nhân tâm vô tồn

Hà vi Phật Thiện đức cự tại

Hà vi Đạo Thanh tĩnh Chân Nhân” (Nhân Giác Chi Phân, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Người là gì Thân đầy tình dục

Thần là gì Chẳng có nhân tâm

Phật là gì An nơi thiện đức

Đạo là gì Chân Nhân thanh tĩnh”

Trong tâm tôi liền không oán hận cô, tôi chỉ kể cho cô nghe về việc mẹ tôi đã buồn và đã khóc nhiều thế nào. Sau đó tôi kể cho cô về việc tôi đã tu luyện chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp như thế nào. Cô đã rất cảm động trước thiện tâm của tôi. Sau đó, cô đã đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Cô còn nhận tài liệu giảng chân tướng mà tôi đưa cho.

Buông bỏ các tâm chấp trước khiến tôi cảm thấy hạnh phúc và nhẹ nhàng

Sau buổi hôm đó, cô và cha dượng của tôi đã xem video các bài giảng của Sư phụ. Khi nghe nói cô sắp phải về, tôi đã mua tặng cô một số đồ đặc sản của vùng. Cô rất cảm động và đã mời tôi đến thăm cô vào một dịp trong tương lai.

Tối hôm trước khi cô về, cha dượng của tôi đã nhờ tôi đem cho cô một cuốn Chuyển Pháp Luân, quyển sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Khi họ đi, tôi đã lái xe đưa họ đến tận nhà ga. Trên đường đi, tôi thấy trong tâm mình không mang một nỗi oán hận nào. Ngược lại, tôi có một cảm giác rất tuyệt vời và yên bình. Một cảm giác thoải mái và dễ chịu mà trước đây tôi chưa từng trải qua. Thế là tôi đã chính thức được trải nghiệm cái cảm giác sau khi buông bỏ danh, lợi và những cảm xúc người thường – là hạnh phúc và thật nhẹ nhàng.

Khi cô về đến nhà, cô đã gọi điện cho tôi và kể rằng chân cô bị chuột rút khi ở trên tàu. Cô đã nghĩ ngay đến cuốn Chuyển Pháp Luân, nhưng cô còn chưa kịp lấy cuốn sách ra, chân cô đã hết chuột rút. Cô nói rằng Đại Pháp thật thần kỳ và rằng cô sẽ chia tay với cha dượng của tôi.

Ghi nhớ cả những điều nhỏ nhặt nhất

Khi tôi chuyển nhà, bạn bè của em trai tôi đã giúp đỡ tôi, vì vậy tôi đã mời họ ăn một bữa cơm. Nhân cơ hội này, tôi cũng muốn nói chuyện với họ về Đại Pháp. Và cơ hội đến khi họ bảo tôi hát một bài. Tôi nói tôi muốn hát một giai điệu của Đại Pháp và em trai tôi đã đồng ý.

Cuối cùng, sau buổi nói chuyện, tất cả họ đã đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

“Tiêu ca thường xuyên nhắc đến chị”, một chàng trai trẻ nói, “Và nói rằng chị là người rất tốt”. Lúc này tôi nhận ra rằng từng chút việc nhỏ nhặt mà tôi đã làm, em trai tôi đều ghi nhớ trong lòng.

Sau khi bài “Luận Ngữ” mới của Sư phụ xuất bản, tôi rất muốn cha dượng tôi đọc nó. Ông đã bắt đầu hút thuốc và uống rượu trở lại, nên tôi không muốn để ông làm cho tôi thêm lo lắng nữa. Tối hôm đó, tôi mơ thấy cha dượng hỏi tôi tại sao không đưa cho ông bài “Luận Ngữ” bởi việc ông đến thăm tôi lúc trước là để tu luyện Đại Pháp.

Tôi đã kể cho ông về giấc mơ của tôi và gửi cho ông một bản “Luận Ngữ”. Ông đọc nó ba lần. Vài ngày sau, ông gọi điện cho tôi và nói ông đã bắt đầu đọc các sách của Đại Pháp và cũng bắt đầu luyện công. Ông nói rằng ông sẽ triệt để cai rượu và thuốc lá.

Việc này khiến tôi nhớ đến những câu thơ của Sư phụ:

“Từ bi năng dung thiên địa Xuân

Chính niệm khả cứu thế trung nhân” (Pháp Chính Càn Khôn, Hồng Ngâm II)

Dịch nghĩa:

“Từ bi có thể hòa tan trời đất thành mùa Xuân

Chính niệm có thể cứu con người ở thế gian”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/1/327362.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/16/157842.html

Dịch ngày 4-8-2016; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share