Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp phương Tây

[MINH HUỆ 26-6-2016] Trong tu luyện cá nhân của mình, trong nhiều năm tôi đã phải vật lộn với những chấp trước căn bản vào tình, sắc dục, lợi ích cá nhân, đồ ăn hoặc trà và cà phê, tâm an dật, lướt web và mạng xã hội, chơi trò chơi điện tử hoặc xem TV. Tôi không biết cách để tự giải thoát bản thân khỏi những khổ nạn lớn do những chấp trước của mình gây nên, những chấp trước đã khiến tôi bị lạc trên con đường tu luyện của mình trong nhiều năm.

Tôi đã từng thấy biểu hiện của những can nhiễu như nghiệp tư tưởng, quan niệm bất hảo, và các chấp trước, và liên tục phải chống chịu những tư tưởng này. Đôi lúc, tôi dành nhiều thời gian phát chính niệm để loại bỏ những nhân tố này, nhưng chúng sẽ lại trở lại và thậm chí còn mạnh hơn, cuối cùng tôi sẽ suy sụp dưới áp lực và chịu thua.

Khi đối mặt với can nhiễu, tôi không thể hiểu được tại sao mình không thể vượt qua tất cả những tư tưởng xấu này, và tôi luôn tự hỏi tại sao chủ ý thức của mình không đủ mạnh để ngăn chặn chúng. Tôi thử một vài chiến thuật, như ước thúc bản thân hạn chế thời gian làm những việc này, hoặc ép bản thân phải từ bỏ một số hoạt động. Và tôi cũng thử dành thêm nhiều thời gian để học Pháp, luyện công, và phát chính niệm.

Tìm được “Pháp bảo”

Tôi đã thấy được một chút tiến bộ, nhưng tình hình không được giải quyết hoàn toàn vì tôi vẫn đang bỏ quên “Pháp bảo” mà Sư phụ ban cho chúng ta trong tu luyện: Hướng nội. Tôi luôn cảm thấy như thể mình bị bế tắc, đề cao chậm, hoặc đề cao rồi lại rớt, rất bất ổn và tôi không cảm thấy mình thực sự đề cao trong tu luyện.

Tôi muốn chia sẻ nhận thức đã giúp tôi vượt qua trạng thái mà đã kéo dài trong tu luyện này.

Tôi từng chia sẻ trạng thái tu luyện của mình với một học viên khác và anh nói: “Những điều này xảy ra với bạn vì bạn không xem mình là một người tu luyện khi đối mặt với can nhiễu. Tâm của bạn không chính.” Nhận xét của anh ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi.

Sư phụ giảng trong phần “Tâm nhất định phải chính, Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân” rằng:

“Tâm không chính là gì? Đó là [người mà] họ cứ mãi không tự coi mình là người luyện công.”

Sư phụ cũng giảng cho chúng ta trong bài “Nói về Pháp” trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ” rằng:

“Lâu nay những chúng sinh trong Đại Pháp, đặc biệt là đệ tử vẫn một mực tồn tại một loại hiểu sai ở các tầng thứ khác nhau đối với Pháp về phương diện đề cao tâm tính. Mỗi khi ma nạn tới, không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải, như vậy tà ma sẽ lợi dụng điểm ấy để can nhiễu và phá hoại mãi không thôi, khiến học viên lâm trong ma nạn một thời gian lâu. Kỳ thực ấy là do sự nhận thức không đầy đủ về Pháp của phía con người dẫn đến như thế, vì phía con người mà ức chế phía Thần của chư vị, cũng chính là ức chế bộ phận đã tu thành của chư vị, cản trở họ Chính Pháp. Phía chưa có tu thành lẽ nào có thể ức chế chủ tư tưởng, ức chế phía đã đắc Pháp? Vì con người mà nuôi dưỡng tà ma, khiến nó dùi vào sơ hở của Pháp.”

Tôi hướng nội và nhận ra rằng lý do mình không thể vượt qua can nhiễu trong tu luyện là vì tôi đang không đối mặt với nó bằng tâm thái của một người tu luyện, bằng việc xem bất kỳ can nhiễu nào cũng là một cơ hội tốt để đề cao trong tu luyện.

Gặp can nhiễu là điều gì đó không tốt đối với tôi quả thực khiến mọi chuyện tệ hơn, và cũng giống như Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ Sáu:

“Như mọi người đã biết thật sự [làm người ta] mắc bệnh thì [do] bảy phần tinh thần ba phần bệnh. Thông thường ban đầu tinh thần của người ta suy sụp, ban đầu không chịu được, gánh nặng lớn quá, rồi làm cho bệnh tình trở nên [nguy] kịch; thường [xảy ra] như vậy. Lấy một thí dụ, quá khứ có một người, bị trói trên giường; lấy tay anh ta ra, và nói rằng sẽ làm cho chảy máu. Sau đó bịt mắt anh ta lại, rồi vạch một cái lên cổ tay của anh này (hoàn toàn không làm anh ta chảy máu); rồi mở vòi nước sao cho anh này nghe thấy tiếng [nước] nhỏ giọt. Anh ta tưởng rằng chính là máu của mình đang nhỏ giọt xuống, một lúc sau cá nhân này chết. Kỳ thực hoàn toàn không làm anh ta chảy máu, chỉ có nước chảy thôi; tinh thần của cá nhân này đã dẫn đến cái chết của mình.” (Bài giảng thứ Sáu, Chuyển Pháp Luân)

Nhận thức của tôi từ đoạn Pháp trên là can nhiễu trong tu luyện có 70% là do tinh thần và 30% là do can nhiễu thực tế, và chúng ta có thể khiến mọi chuyện tệ hơn nếu chúng ta không đối đãi với tình huống như những người tu luyện.

Những cơ hội đề cao

Sau đó, tôi nhận ra rằng: “Nếu những tư tưởng xấu này không biểu hiện ra, sao mình có thể tách khỏi chúng? Làm sao mình có thể để Sư phụ thấy rằng những tư tưởng này không phải là mình? Và khi mình tách khỏi những tư tưởng này, mình đang loại bỏ chúng, thế thì đó không phải chuyện tốt sao? Và sau đó mình sẽ không thăng tiến trong tu luyện sao? Nếu những tư tưởng này cứ tự biểu hiện ra như thế cả ngày, thế thì không phải chúng đều là cơ hội sao? Chúng càng biểu hiện ra nhiều thì mình càng có thêm nhiều cơ hội để đề cao.” Khi tôi thay đổi cách nhìn đối với tình huống, tôi dần nhận ra rằng suốt cả ngày, mọi lúc, tôi liên tục có vô số cơ hội để đề cao bản thân trên con đường tu luyện.

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng:

“Nhưng đối với người [đang] tu luyện mà nói, vẫn chưa đến đỉnh điểm của quả vị. Người ấy còn không ngừng thăng lên trên, không ngừng thăng hoa, không ngừng đề cao.”

Sư phụ giảng:

“Nhất là những năm bức hại trở đi, trong những việc chứng thực Pháp mà chư vị làm, bất kể gặp sự việc cụ thể như thế nào, tôi từng bảo chư vị rằng, đó đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Bất kể chư vị nhận phải ma nạn lớn đến mấy, thống khổ lớn đến đâu, thì đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Trong ma nạn có thể thanh trừ nghiệp lực, trong ma nạn có thể trừ bỏ nhân tâm, trong ma nạn có thể khiến chư vị đề cao lên. Bất kể chư vị là xuất phát từ cứu độ chúng sinh, xuất phát từ chứng thực Pháp, hoặc xuất phát từ tu luyện đề cao cá nhân, thì ma nạn cũng như [nhau];” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008)

Sau khi tôi biết xem xét những chuyện tốt theo thực chất của chúng, và coi những chuyện xấu cũng như chuyện tốt vì chúng giúp tôi đề cao, tôi không còn cảm thấy buồn, chán nản, hoặc lo lắng khi đối mặt với khổ nạn. Thực tế, tôi cảm thấy như thể mình đang liên tục đề cao rất nhanh và luôn nhìn sự việc theo hướng lạc quan, nghĩ rằng: “À, mình cảm thấy đau ở chỗ nào đó trên cơ thể, đây là cơ hội tốt để mình loại bỏ tâm sợ nghiệp bệnh.”

“Cơ thể mình đang được tịnh hóa. Người tu luyện không thể đề cao tầng thứ mà không có một chút khổ nạn, do đó khi cảm thấy đau đớn, thực tế là mình đang đề cao tâm tính và thăng tiến trong tu luyện.” Hoặc tôi sẽ mỉm cười và nghĩ: “Quản lý của mình hoặc một đồng tu mắng mình trước mặt người khác vì mình không làm tốt công việc. Thật tốt! Đây là cơ hội để mình làm việc chăm chỉ hơn, buông bỏ tâm an dật và chấp trước vào danh.”

Có cái nhìn lạc quan

Nhận thức của tôi ở tầng thứ hiện tại là bằng tâm lý lạc quan này, tà ác nào có thể tác động đến người tu luyện? Với tâm lý này, không phải chúng ta sẽ không lạc vào bẫy của cựu thế lực nữa sao? Nếu chúng ta có thể làm theo cách này mọi lúc, tôi nghĩ chúng ta sẽ có thể đạt đến tầng thứ tâm tính mà Sư phụ yêu cầu chúng ta trong Chuyển Pháp Luân:

“Như mọi người đã biết, [khi đã] đạt đến tầng La Hán, [thì] gặp sự việc gì cũng không để trong tâm, hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái. [Nếu] thật sự có thể làm được vậy, thì chư vị đã đạt đến quả vị sơ cấp của La Hán.”

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016”, Sư phụ giảng về cựu thế lực rằng:

“Do đó tôi vẫn luôn giảng, rằng chính là tương kế tựu kế.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta muốn làm tốt việc trợ Sư Chính Pháp, chúng ta nên tiếp tục tương kế tựu kế với cựu thế lực bằng việc coi các can nhiễu là cơ hội tốt để đề cao.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/6/26/157568.html

Đăng ngày 4-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share