[MINH HUỆ 04-04-2015]

Tiếp theo Phần 1

Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Người tu luyện nên dĩ Pháp vi sư. Khi người khác chỉ ra điểm thiếu sót của đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên đối chiếu hành vi của mình với Pháp, hướng nội, tu chính bản thân, và tìm ra nguyên nhân khiến mình chưa tín Sư tín Pháp.

* * *

Trong khi trao đổi với vị Đạo sĩ này, tôi đã nêu ra một vấn đề rằng có một số đệ tử Đại Pháp đã qua đời sau khi được trả tự do. Tôi nói: “Vài học viên đã lập công lớn cho Đại Pháp. Sau đó họ bị bức hại tàn bạo, thậm chí bị đánh đập đến chết. Có phải đó là vì họ đã làm được những điều vĩ đại cho nên phải chịu đựng nhiều hơn không? Có phải trường hợp của họ là ‘đặc biệt’ hơn các học viên khác không?”

Vị Đạo sĩ bày tỏ quan điểm của ông rằng không có bất kỳ trường hợp đặc biệt hay ngoại lệ nào trong Đại Pháp. Ông kể với tôi rằng rất nhiều học viên không thực sự suy xét bản thân mình, ngay khi họ đã bị bức hại một thời gian dài.

Ông đã trích dẫn câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa. Trong đó, lòng từ bi thuần khiết của một người tu luyện có thể khiến kẻ hành ác cảm động đến rơi lệ, và hầu hết những kẻ tham gia bức hại đều có thể được cứu độ. Chỉ có rất ít những người không thể cứu được nữa.

Vị Thần tiên này đã quan sát thấy một số học viên tỏ ra rằng họ đang cố gắng khơi dậy phần thiện tính của kẻ thủ ác, nhưng trong thâm tâm những học viên này lại ôm giữ sự oán hận và khinh bỉ. Do đó, khổ nạn của họ cứ lần lữa mãi không dứt. Dần dần, những đệ tử này còn có thể phát triển tâm chấp trước sợ hãi hoặc nghi tâm. Những ý niệm đó không thoát khỏi mắt của Thần.

Ngược lại, một vài học viên có thể đạt đến trạng thái thuần Thiện và nhờ đó họ không gặp bất kể nguy hiểm gì cho dù cuộc bức hại có tàn khốc đến mấy. Ngay cả những kẻ hành ác cũng bí mật bảo vệ các học viên. Chư Thần rất hài lòng với điều này.

Lời của vị Thần tiên đã nhắc nhở tôi rằng việc tôi coi những học viên kia là “trường hợp đặc biệt” đã phản ánh rằng tôi chưa hoàn toàn tin vào Đại Pháp.

Tôi nhớ lại Sư phụ đã giảng trong kinh văn “Thanh tỉnh” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ:

“Hiện nay về vấn đề phương pháp công tác của trạm trưởng các nơi thì muốn nói một chút, chấp hành theo yêu cầu của tổng hội là đúng, nhưng cần nói về phương pháp, tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ.”

Tôi cứ nghĩ rằng đoạn Pháp ấy chỉ có nghĩa là chúng ta phải từ bi và vô vị kỷ đối với những đồng tu của mình. Tôi đã không áp dụng nguyên lý ấy khi đối đãi với người thường hay với những kẻ bức hại đệ tử Đại Pháp.

Chính quan niệm của tôi đã ngăn trở tôi hiểu Pháp và khiến tôi không nhận thức được uy lực của Pháp ở phạm vi rộng lớn hơn. Hậu quả là tôi đã không cố gắng cứu những kẻ bức hại mà tôi gặp ở trong tù.

Tôi cũng nhớ lại câu chuyện do một số đồng tu kể lại rằng một viên cảnh sát khét tiếng bức hại học viên, đã cảm động rơi nước mắt trước sự từ bi như thế. Người này sau đó đã giúp đỡ các học viên trong khả năng của ông ta.

Đó là một kỳ tích ngoài sức tưởng tượng của tôi và đã cho tôi thấy rằng chúng ta đáp ứng được tiêu chuẩn của Đại Pháp bao nhiêu thì sự thần kỳ và uy lực của Đại Pháp sẽ triển hiện cho chúng ta bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu chúng ta nảy sinh tâm phẫn uất, oán hận đối với những kẻ hành ác, chẳng phải đó chính là thiếu sót của chúng ta hay sao?

Sư phụ giảng:

“Đặc biệt là trong cuộc bức hại này, chư vị không thể khởi chính niệm lên, mà trái lại còn gia tăng vô vàn cừu hận.”
“Nhưng chư vị biết chăng, thế nào là người xấu và người tốt? Chứa đựng trong tâm chư vị là những thứ hận, những thứ ác, thì mọi người nghĩ xem đó là sinh mệnh gì? Sẽ biểu hiện ra ở hành vi, thậm chí biểu hiện ngay trên mặt, người ta xem chư vị thảy đều là ác. Tôi không hề nói rằng các đệ tử Đại Pháp kia tu luyện không tốt, phía tu luyện xong đã cách khai ra rồi. Chừng nào ở con người nơi đây vẫn còn tồn tại những thứ của con người, thì còn có những thứ bất hảo đó, chính là những tư tưởng bất hảo, càng tới bề mặt thì biểu hiện càng sai kém.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Một khi chúng ta ôm giữ tâm oán hận người khác, chúng ta đã bị ô nhiễm bởi những tư tưởng xấu lẽ ra phải được tu bỏ đi. Hậu quả là tâm tính bị rớt xuống, thế thì làm sao chúng ta vượt qua được khó nạn đây?

Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp tại Manhattan [2006]”:

“Phương thức tu luyện của đệ tử Đại Pháp là vô hình; hết thảy những gì trong xã hội người thường đều thành hình thức tu luyện của chư vị.”

Tôi bỗng minh bạch được thêm một điều nữa: Rất có thể những kẻ tham gia bức hại ấy đã bị cựu thế lực biến thành xấu. Những người ấy đã chấp nhận an bài như thế, bởi vì họ tin rằng họ cũng sẽ được cứu độ nếu đóng vai diễn đó trong Chính Pháp. Tuy nhiên, họ không ngờ rằng mục đích của cựu thế lực là lừa gạt và hủy hoại họ.

Lòng từ bi của đệ tử có thể nhờ uy lực của Đại Pháp mà phá trừ những an bài của cựu thế lực và những kẻ thủ ác có thể được cứu độ. Đối với họ mà nói đây là điều đáng mừng vô cùng.

Sư phụ giảng:

“…những sinh mệnh vô vọng ấy sẽ chẳng từ một việc ác nào.” (Bài thuyết của sư-phụ Lý Hồng Chí tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Miền Tây Hoa-Kỳ [2000])

Tôi ngộ ra rằng nếu chúng ta cứ xem những kẻ thủ phạm là “không thể cứu được nữa”, thì phần biết của họ có thể sẽ nổi khùng lên và không chừa việc ác nào khi bức hại đệ tử Đại Pháp. Nhưng chính suy nghĩ của chúng ta đã đẩy họ đến bước này.

Tất nhiên, cựu thế lực lợi dụng những kẻ ác ấy để đánh đập các học viên cho đến khi họ xuất ra được chính niệm và từ bi, nhưng cách làm này không phù hợp với tiêu chuẩn của Chính Pháp. Nó gây ra can nhiễu cự đại cho đệ tử Đại Pháp và cũng là phá hoại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Để các học viên đạt tiêu chuẩn—đạt tiêu chuẩn của họ—họ viện đến những sinh mệnh tà ác để đánh đập tàn nhẫn các học viên. Khi họ viện hết cả những thủ đoạn tà ác nhất và vẫn không đạt mục đích, họ trở nên bối rối và điên giận, và quay lại chống phá các học viên một cách tà ác hơn nữa. Kết cục họ vẫn không thể đạt mục đích, họ nói rằng họ đã cố gắng hết sức. Thật là tà ác! Thế mà các sinh mệnh hết tầng này đến tầng khác trong vũ trụ bao la này không hề cảm thấy tính tà ác và tất cả những hành động tà ác đang diễn ra.” (Giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí tại Pháp hội tại Great Lakes Bắc Mỹ)

Đệ tử Đại Pháp ôm giữ tâm phẫn uất và oán hận thì chỉ có thể khiến tình huống xấu tệ hơn nữa. Phát chính niệm với tâm thái như thế hoàn toàn không có tác dụng. Chúng ta phải tín Sư tín Pháp 100% và có lòng từ bi quảng đại thì mới có thể đột phá được những an bài của cựu thế lực.

Khi bàn về sự phối hợp giữa các đệ tử Đại Pháp, quan điểm của vị Thần tiên là những học viên đó quá xem trọng “tự ngã”, bởi vì họ không thật sự tin vào sự hồng đại của Đại Pháp, không xem tu luyện là nghiêm túc.

Vị Thần tiên nói rằng một số người điều phối không hòa thuận với nhau. Thay vào đó, họ cạnh tranh nhau vì cái “danh”. Điều này đặc biệt đúng với những học viên có năng lực và có xu hướng cho rằng trí thông minh của họ mới là mấu chốt thành công. Họ không thật sự tin rằng trí huệ của họ do Sư phụ và Đại Pháp ban cho. Bản ngã của họ phình to lên, trên thực tế chính là họ đang chứng thực bản thân.

Một vài người điều phối tự đánh giá cao bản thân và cho rằng họ đã nhận được chỉ dẫn trực tiếp từ Sư phụ. Thần nhìn thấy những tư tưởng bất chính như thế rất rõ ràng. Những người này nên nhớ rằng: Nếu họ nghĩ rằng họ cần được trực tiếp chỉ đạo cho sự tu luyện của họ, chẳng phải họ đang tụt hậu so với những đệ tử có thể dựa vào thể ngộ từ Pháp của bản thân để tu luyện viên mãn sao?

Khi những học viên nào đó tiến được càng xa hơn những học viên khác, tâm tự phụ của họ càng lớn hơn. Họ càng ít học Pháp thì càng không tin vào uy lực của Đại Pháp. Trên con đường tu luyện, họ đi đường vòng nhiều hơn và tự chuốc lấy nhiều rắc rối hơn. Cuối cùng, họ tà ngộ rằng Đại Pháp không có năng lực gì cả và rằng họ phải dựa vào quan niệm và kỹ thuật nơi người thường thì mới hoàn thành sự việc được.

Nhiều học viên phối hợp với nhau rất tốt. Tuy vậy, một khi ai đó bị cái “tôi” quá lớn gây gián cách, chắc chắn rắc rối sẽ nảy sinh.

Tôi nhớ lại Pháp mà Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004”:

“Nếu chư vị hợp tác không tốt khi ấy tà ác sẽ dùi vào sơ hở, tạo ra phiền toái. Rất nhiều việc chứng thực Pháp không phải là không có cách, khó đến mấy cũng có đường cho chư vị đi, dẫu con đường đó hẹp một chút, thì vẫn phải đi cho chính, chỉ hơi sai một tí, không chính một chút là sẽ không được đâu; dù sao đi nữa, chư vị vẫn có đường đi. Nghĩa là mọi người cần đi con đường đó cho chính. Nếu đi không ngay chính, thì sẽ bị tà ác hiện tại lợi dụng để dùi vào sơ hở và làm những phá hoại. Kỳ thực điều tôi vừa giảng chính là: mọi người trong khi hợp tác phối hợp làm việc gì đó, thì chư vị là chứng thực bản thân chư vị hay là chứng thực Pháp, chính là vấn đề ấy.”

Sau đó tôi nhận ra rằng tự ngã của tôi đã ngăn trở không cho tôi tiếp cận với tầng ý nghĩa rộng lớn hơn của Pháp. Chúng ta nên hướng nội mỗi khi cảm thấy đã lâm vào đường cùng. Xem xem có phải là chúng ta vẫn chưa từ bỏ “vị kỷ” hay không?

Sư phụ giảng:

“Khi chư vị buông bỏ càng nhiều ‘cái tôi’, trí huệ để chứng thực Pháp sẽ tự nhiên mà có.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương)

Tôi phải tự vấn bản thân liệu mình đã làm được như thế hay chưa? Đào sâu thêm nữa thật ra nó là vấn đề chúng ta tín Sư tín Pháp đến mức nào.

(Còn tiếp)

Xem tiếp Phần 3


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/4/6/307164.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/9/149665.html

Đăng ngày 27-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share