Bài viết của Chân Ngôn, đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 06-03-2015] Hôm qua đọc được bài viết “Xuất phát điểm” của Ban biên tập Minh Huệ, tôi rất xúc động, dư âm của sự xúc động đó gợi mở những suy nghĩ sâu sắc cho tôi.

Tôi khá quen thuộc với người được nhắc tên trong bài, vài năm trước chúng tôi cũng thường xuyên thăm hỏi. Còn nhớ Tin tức Đại lục mà Minh Huệ Net năm ngoái từng đăng để nhắc nhở anh ấy, về bài kinh văn nào đó của Sư phụ mà anh ấy nhắc tới là vì năm đó anh ấy thế này thế kia nên mới viết ra, năm đó anh ấy cũng từng nói với chúng tôi về nội dung này, chuyện này tôi là người trong cuộc, tin tức này tôi có thể chứng minh đó là sự thực, sự nhắc nhở thiện ý này của đồng tu là dựa trên Pháp, là duy hộ Pháp, cũng xuất phát từ sự yêu quý bảo vệ và giúp đỡ với bản thân anh ấy.

Như trong bài “Xuất phát điểm” mà Ban biên tập Minh Huệ đã viết: “Trong tâm chứa Pháp chỉ đạo ngôn hành của bản thân,” điều mà người được nhắc tới trong bài thiếu chính là điểm này.

Tu luyện chính là dùng Đại Pháp yêu cầu lời nói, hành động của bản thân, chứ không phải để thỏa mãn tư dục, nhân tâm của bản thân trong tiềm thức, đặt mình ở vị trí số một về “danh” và “tiếng tăm” giữa các đồng tu, coi điều đó cao hơn tất cả, đó là “khẩu thiện tâm ma, mê hoặc người ta và làm loạn Pháp”. (Người tu cần tránh, Tinh tấn yếu chỉ )

Có thể nói người được nhắc tới bị giết bởi chính những lời tán tụng của học viên, dù cho hiện nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Hiện nay không phải chúng ta phê bình ai đó như tà đảng một cách đơn giản, đó cũng chính là sách lược phòng thân mang văn hóa đảng của tà đảng, là cách “tẩy rửa” bản thân, rũ trách nhiệm của bản thân. Đó không phải là tu luyện, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không tu bản thân. Chúng ta nên dĩ Pháp vi Sư, nên phân biệt rõ đúng sai. Sau đó, hướng nội tìm, tìm bản thân chúng ta: Chúng ta sai ở đâu? Làm sai không đáng sợ, tu luyện chính là bước ra từ những sai lầm, làm sai thì sửa. Đây chính là xuất phát điểm mà tôi viết bài chia sẻ này. Sai lầm lúc đó của tôi là năm đó học theo người chứ không học theo Pháp, không dĩ Pháp vi Sư, mà dĩ nhân vi Sư. Không độc lập bước đi trên con đường chứng thực Pháp của mình, không tu xuất ra những kiến giải độc lập của bản thân dựa trên Pháp.

Tôi còn ngộ ra một vấn đề, chính là tận nơi sâu thẳm trong tâm có thực sự coi Sư phụ là Sư phụ không? Đây chính là vấn đề căn bản nhất, vấn đề bản chất nhất về kính Sư kính Pháp.

Sư phụ giảng:

“Chấp trước vào danh, sẽ hữu vi tà pháp, nếu danh nổi ở thế gian ắt khẩu thiện tâm ma, mê hoặc người ta và làm loạn Pháp.”

“Chấp trước vào sắc, ắt không khác chi kẻ ác, miệng niệm kinh văn mà tặc nhãn đảo quanh, quá xa rời Đạo, ấy là người thường tà ác.” (Người tu cần tránh, Tinh tấn yếu chỉ)

Một vài học viên, bao gồm một vài học viên đặc biệt “nổi tiếng”, trong sâu thẳm nội tâm họ chưa chắc đã coi Sư phụ là Sư phụ. Khi cái tôi bành trướng cũng chính là lúc nguy hiểm cực độ. Không ý thức được “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân) mà là nhận thức bản thân mình giỏi giang như thế nào như thế nào, thậm chí trong tiềm thức còn cho rằng mình cao hơn Sư phụ, chính là đã bị cựu thế lực nắm lấy sơ hở, chính là đã rơi vào tự tâm sinh ma, bị ma lừa gạt. Không kính Sư không kính Pháp, chính là những người xấu nhất trong vũ trụ, cựu thế lực đều kéo những người như vậy xuống, từng bước, từng bước hủy đi họ, khiến Sư phụ cuối cùng cũng không thể cần họ.

Quay đầu nhìn lại bản thân chúng ta, thiết nghĩ, nếu Ban Biên tập Minh Huệ không gửi đi thông báo này, thì học viên “nổi tiếng” ấy sẽ muốn chúng ta “phối hợp” với anh ấy như thế nào? Hay chúng ta lại coi anh ấy “rất cao” như trước kia? Vô cùng tích cực phối hợp với anh ấy? Không chỉ là vấn đề của người được nhắc tên mà cũng chính là vấn đề của chúng ta! Tu luyện mười mấy năm, chúng ta đã tu những gì? Sự hỗn loạn bày ra trước mắt, chúng ta đóng vai trò gì? Nếu tham dự, bị cuốn vào những hành vi làm loạn Đại Pháp, làm loạn người tu luyện mà không tự biết, đó chẳng phải là đóng vai trò phản diện hay sao? Đó chẳng phải là đứng về phía đối lập với Đại Pháp hay sao? Chúng ta tu những gì? Trước sự hỗn loạn bày ra trước mắt chúng ta không thể phân biệt rõ sao? Nếu có thể thức tỉnh từ bài học giáo huấn này, có thể nhận thức Pháp sâu sắc hơn, nâng cao thể ngộ về nội hàm của tu luyện, vậy thì chuyện này đối với chúng ta mà nói, chẳng phải là biến chuyện xấu thành chuyện tốt sao?

Đừng sợ đau khổ, đừng sợ mất mặt, đừng trốn tránh vấn đề then chốt, biểu hiện vào lúc then chốt mới có thể đối chiếu xem bản thân mình học Pháp thực sự học được tới mức độ nào, lý giải Pháp lý giải sâu tới đâu. Sóng lớn cuốn cát đi, qua ngọn lửa tôi luyện có thể là vàng kim, cũng có thể là cát đá. Học Pháp chân tu mới trở thành vàng kim, nếu không sớm muộn cũng sẽ bị đào thải.

Trên đây chỉ là nhận thức cá nhân, những chỗ thiếu sót vui lòng cải chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/3/6/305905.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/3/14/149325.html

Đăng ngày 12-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share