Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-12-2014] Trong phiên tòa xét xử cô Kỳ Nghiêu Viện, các công tố viên dù đã lướt qua một cuốn sách luật dày nhưng vẫn không thể bác bỏ lời khẳng định của luật sư rằng tu luyện Pháp Luân Công không phạm pháp, và Pháp Luân Công không phải là một tà giáo. Không thể đưa ra được lập luận thuyết phục, các công tố viên tìm cách buộc tội cô Kỳ vi phạm Điều 27 của Luật Quản lý An ninh Công cộng: “Gây rối trật tự xã hội hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của người khác dưới danh nghĩa tôn giáo hoặc khí công.“

Luật sư của cô Kỳ sau đó đã chỉ ra rằng đây là quy định hành chính, không phải hình sự, do vậy, nếu đó là lý lẽ lập luận mới của công tố viên, thì các cáo buộc hình sự phải bị hủy bỏ ngay lập tức. Ngoài ra, không có bằng chứng về việc cô Kỳ gây rối trật tự hoặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bất cứ ai.

Cô Kỳ đã bị đưa ra xét xử với cáo buộc “sử dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật,” một tội danh được đặt ra bởi chế độ Cộng sản Trung Quốc để bỏ tù các học viên Pháp Luân Công. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vu khống Pháp Luân Công là một “tà giáo” nhằm kích động thù hận và giành lấy sự ủng hộ cho chiến dịch đàn áp bạo lực của nó đối với môn tu luyện này, nhưng cách mà nó gán nhãn cho Pháp Luân Công lại không hề dựa trên cơ sở thực tế hay luật pháp nào cả.

Tòa án Bình Độ tổ chức phiên xét xử kéo dài hai tiếng rưỡi tại Trại giam Số 3 Thanh Đảo vào ngày 24 tháng 11 năm 2014. Cô Kỳ từ chối nhận tội và nói với tòa án sức khỏe của cô đã được cải thiện như thế nào kể từ khi khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công năm 2007. Phiên tòa đã kết thúc mà không có phán quyết nào được đưa ra.

Lối vào trại giam bị trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên Phòng 610 địa phương cùng với hơn chục sỹ quan cảnh sát canh phòng nghiêm ngặt. Họ ngăn cản người dân vào phòng xử án, đặc biệt là bà con thân thuộc trong làng của cô Kỳ. Chỉ có bốn người trong số các thành viên của gia đình cô được phép tham dự phiên tòa.

Luật sư: các cáo buộc là vô căn cứ

Các luật sư của cô Kỳ đến từ Bắc Kinh, ông Lan Chí Học và ông Trương Truyền Lợi, đã tham dự phiên tòa.

Công tố viên Phó Diễm Quân đã chỉ vào những cuốn sách của Pháp Luân Công và máy in được tìm thấy tại nhà của cô Kỳ và xem đó là bằng chứng buộc tội cô. Luật sư của cô Kỳ lập luận rằng: “Tự do tín ngưỡng là một quyền cơ bản của công dân, điều này đã được nêu rõ trong Hiến pháp của chúng ta. Là một học viên Pháp Luân Công, thân chủ của tôi cần phải học các giáo lý của pháp môn đó. Vì vậy việc tải các cuốn sách từ Internet bao gồm từ trang web Minghui.org và in chúng ra là điều dễ hiểu và hợp pháp.”

Ông cũng cáo buộc rằng chính cảnh sát, chứ không phải cô Kỳ, đã hành động trái pháp luật khi đột nhập vào nhà cô, bắt giữ cô, và tịch thu tài sản cá nhân mà không có lệnh của tòa án.

“Thân chủ của tôi khi đó chỉ đang nói chuyện với một người khác tại nhà. Việc đó không có gì sai,” luật sư nói thêm.

Cô Kỳ: “Tôi không làm gì sai cả”

Cô Kỳ, một chuyên gia dinh dưỡng 40 tuổi, đã bị bắt tại nhà vào ngày 23 tháng 07 năm 2014, sau đó bị giam giữ và bị xét xử vào ngày 24 tháng 11.

Mở đầu phiên tòa, thẩm phán đã hỏi cô Kỳ liệu cô có muốn nói lời tự biện hộ nào không. Cô Kỳ trả lời: “Tôi có một khối u đã được cắt bỏ khỏi xương sống ở vùng ngực cách đây bảy năm, và các bác sỹ đã phải phẫu thuật để đặt khung kim loại nhằm hỗ trợ cho cột sống của tôi. Mặc dù vậy, ca phẫu thuật đó không mang lại tác dụng gì đáng kể, tôi vẫn phải chịu nhiều đau đớn và không thể làm được bất kể việc gì.”

Cô tiếp tục: “Nhưng thật kỳ diệu khi cơn đau đã biến mất không lâu sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Bây giờ tôi hoàn toàn khỏe mạnh và có thể giúp chồng điều hành cửa hàng bán thực phẩm cho người bị tiểu đường. Tôi thực hành theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công trong cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh. Tôi luôn trung thực và nghĩ đến người khác trước bản thân mình. Tôi tự hào nói rằng tôi nhận được sự tin tưởng từ các khách hàng của tôi.”

“Tôi không làm gì sai cả, vì vậy tôi không nhận tội,” cô Kỳ tuyên bố.

Tiếp tục hăm dọa

Một trong những thẩm phán đã nói với luật sư của cô Kỳ khi họ đang đi xuống cầu thang: “Ông nên lặp lại những gì đã nói hôm nay trong phòng xử án với Tòa án tối cao.”

Tuy nhiên, một nhân viên Phòng 610 đã nói với một người bạn của cô Kỳ bằng giọng điệu hăm dọa: “Cô ta sẽ phải gánh chịu hậu quả bởi những gì mà chồng cô ta đã làm,” ám chỉ những hậu quả của việc thuê luật sư để bảo vệ cô Kỳ trước tòa.

Thông tin liên lạc của những người tham gia bức hại cô Kỳ Nghiêu Viện:

2014-12-3-pohai-qingdao-eren-1--ss.jpg

Lưu Kiệt, cảnh sát viên

2014-12-3-pohai-qingdao-eren-2--ss.jpg

Phó Diễm Quân, công tố viên

Trương Kim Vinh, Trưởng Phòng 610 Bình Độ: +86-13953216049

Quốc Ngọc Thành, Phó Phòng 610 Bình Độ: + 86-15615887178

Lý Pháp Kỳ, Phó Phòng 610 Bình Độ: +86-13573251262 (Di động), +86-532-88337786 (Nhà riêng), +86-532-88369900 (Nhà riêng)

Đại Ngọc Cương, nhân viên Phòng 610: +86-532-87309201

Hầu Gia Thụy, Cục phó Cục Cảnh sát Bình Độ (phụ trách các vụ việc liên quan đến Pháp Luân Công): +86-13806395105 (Di động), +86-532-66587008 (Văn phòng)

Lưu Kiệt, nhân viên Phòng An ninh Nội địa: +86-13156377817, +86-15866870870. Địa chỉ: Khu phía Đông 201, tòa nhà phía Bắc, vườn Thiên Hối, Bình Độ, tỉnh Sơn Đông

Trần Tích Quân, phó hướng dẫn viên chính trị của Sở Cảnh sát Thành Quan: +86-13789858018

Phó Diễm Quân, Công tố viên Viện kiểm sát Bình Độ: +86-15066293178

Nhạc Chi Mẫn, Thẩm phán Tòa án Bình Độ


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/4/301089.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/12/147276.html

Đăng ngày 16-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share