Bài viết của một học viên ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-08-2014] Tôi hiện 70 tuổi và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 11 năm 1996. Khi mới bắt đầu tu luyện, tôi không hề hiểu tu luyện là gì. Tôi không chắc phải tu luyện và đề cao tâm tính của mình như thế nào.

Sư phụ từ bi của chúng ta, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã hướng dẫn tôi qua những năm tháng thăng trầm. Qua quá trình này, tôi đã hiểu được tu luyện là gì và làm thế nào để tu luyện tinh tấn chiểu theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Loại bỏ tâm tật đố

Một đồng tu nói: “Tôi vẫn còn tâm tật đố. Tôi tật đố về việc mọi thứ bà có đều tốt hơn của tôi và môi trường tu luyện của bà cũng tốt hơn của tôi. Con gái của bà cũng tu luyện, mặc dù chồng của bà không tu luyện nhưng ông ấy cũng không phản đối bà tu luyện. Cả năm đứa con tôi đều phản đối tôi tu luyện. Chồng của bà đối xử tốt với bà. Nhưng chồng của tôi và tôi cãi nhau suốt kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện. Ngay cả bây giờ, ông ấy vẫn còn đánh chửi tôi.”

Lắng nghe những lời bà ấy nói, tôi nghĩ rằng là một học viên tôi nên hướng nội và tìm kiếm xem liệu mình có chấp trước này hay không. Tuy nhiên, tôi lại nói rằng: “Tôi không có tâm tật đố. Tôi không quan tâm đến việc ai đó được thăng chức tại sở làm, ai đó giàu có hơn tôi và cuộc sống của ai đó tốt đẹp hơn tôi. Tôi không có tâm tật đố.” Tôi nghĩ rằng tôi đã tu luyện rất tốt.

Không lâu sau khi tôi đưa ra tuyên bố này, thái độ của con gái tôi đột ngột thay đổi và nó không còn thích tôi nữa. Khi tôi có vấn đề với con gái mình, một học viên đã nói với tôi rằng: “Con gái của bà rất tốt, cô ấy chăm sóc cho tôi còn tốt hơn cả con gái của tôi chăm sóc cho tôi nữa.” Tôi cảm thấy rất khó chịu sau khi nghe điều này.

Một lần khác, con gái của tôi cười khi nó nói chuyện với một đồng tu khác. Tôi đã hỏi nó điều gì đã khiến con cười vậy. Nó nhìn tôi và nói rằng: “Không có gì.” Lúc ấy, tôi im lặng chịu đựng, nhưng sau đó tôi cảm thấy hơi tức giận. Tôi nghĩ: “Tại sao con không nói cho mẹ biết? Mẹ là mẹ của con cơ mà. Con không thể đối xử như thế với mẹ.” Tôi cũng nghĩ rằng nó đang giấu giếm tôi điều gì đó. Tôi có thể cảm nhận được khoảng cách giữa hai mẹ con tôi.

Con gái tôi rất bận và nó thường xuyên vắng nhà. Vì thế chúng tôi không nói chuyện nhiều với nhau. Tôi cảm thấy cô đơn, bất lực và giận dữ. Tôi nghĩ rằng là một học viên, nếu đúng theo Pháp, nó nên giúp tôi nếu thấy tôi sai. Tuy nhiên, yêu cầu sự giúp đỡ của nó là hướng ngoại mà cầu, chứ không phải là hướng nội tìm và tu luyện tâm tính của mình.

Sau đó, tôi có triệu chứng của một cơn đột quỵ. Nhờ vào sự giúp đỡ của con gái tôi và các đồng tu khác, tôi đã học Pháp nhiều hơn và phát chính niệm. Tôi đã hồi phục trong vòng hai tuần. Nhưng tư tưởng người thường của tôi vẫn còn. Để tránh các vấn đề của mình, tôi đã đi đến một thành phố khác.

Tôi tham gia một nhóm học Pháp địa phương ở đó, và khi tôi đọc bài giảng thứ Bẩy trong cuốn Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã khai mở trí huệ cho tôi. Sư phụ giảng:

“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả. Trước đây có thể chư vị đã nghe thuyết rằng Phật A Di Đà giảng về việc mang theo nghiệp khi vãng sinh; [nhưng] nếu tâm tật đố không bỏ thì không được. Nếu phương diện khác còn kém chút ít, mang theo đôi chút nghiệp vãng sinh, rồi tu tiếp, điều ấy có thể được, nhưng nếu tâm tật đố không bỏ thì tuyệt đối không thể. Hôm nay tôi giảng [điều này] với những người luyện công, chư vị chớ có chấp mê bất ngộ như thế; nếu chư vị muốn đạt mục đích tu luyện lên cao tầng, thì tâm tật đố nhất định phải vứt bỏ. Do vậy chúng tôi giảng riêng về phần này như vậy. (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi đọc đoạn này, tôi đã bật khóc giống như một đứa trẻ vừa mắc lỗi. Sư phụ đã đặt ra khảo nghiệm này để giúp tôi đề cao, nhưng tôi đã không xử lý nó được tốt, và đã không xem bản thân mình là người tu luyện. Tôi nghĩ rằng mình không có tâm tật đố, nhưng sự thật là tâm tật đố của tôi biểu hiện rất mạnh mẽ và tôi đã không nhận ra nó.

Ngay lập tức, tôi đã chính lại tư tưởng của mình và phát chính niệm để loại bỏ tận gốc tư tưởng này. Sư phụ đã nhìn thấy sự quyết tâm của tôi và giúp tôi loại bỏ tâm tật đố này.

Hành vi của các học viên là hình ảnh phản chiếu để chúng ta hướng nội

Một lần nọ, học viên A gợi ý tôi nên đọc tuần báo Minh Huệ cùng họ sau khi học Pháp và chia sẻ với họ nếu có bất kỳ vấn đề gì. Chúng tôi đọc được một lúc và học viên B nói: “Tôi cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung.” Sau đó, bà ấy ra về. Có vẻ bà ấy không được vui. Học viên A và tôi lập tức hướng nội để xem liệu chúng tôi đã làm sai bất cứ điều gì khiến bà ấy giận.

Học viên A nói: “Tôi đã không đề cập về việc đọc Tuần báo Minh Huệ với bà ấy, và bà ấy muốn có một bản sao. Tôi bảo bà ấy chờ cho đến khi chúng ta đọc xong. Có phải tôi đã quá hách dịch không?” Tôi nói: “Có thể là do lỗi của tôi. Lời nói của tôi đã khiến bà ấy nổi cáu lúc chúng ta chia sẻ trước khi học Pháp.”

Học viên A đề nghị chúng tôi cùng đến thăm học viên B và xin lỗi bà ấy. Sau đó, chúng tôi đã đến nhà học viên B và giải thích lý do tại sao chúng tôi đến đó. Nhưng học viên B đã khiến chúng tôi cảm thấy bất ngờ khi bà ấy nói: “Các bạn đã hiểu lầm tôi. Tôi luôn nhìn vào điểm tốt của những học viên khác, chứ không suy nghĩ tiêu cực giống hai bạn. Tôi là người thẳng thắn và luôn đi thẳng vào vấn đề.”

Tôi nhớ hai điều khi phối hợp làm việc Đại Pháp với học viên B. Một ngày nọ, khi chúng tôi chuẩn bị phân phát tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Công, học viên B dự định cầm theo khoảng chín bản hoặc sáu bản sao. Tôi nghĩ rằng thế là không đủ. Tôi nói: “Minh Huệ đã đăng một bài viết nói về những học viên bị chấp trước vào các con số.” Khi tôi vừa dứt câu, học viên B nói: “Tôi không có chấp trước đó.”

Một lần khác, học viên B nói: “Việc này đã được quyết định, và nó phải được làm theo cách này. Tuyệt đối phải tuân thủ.” Bà ấy nhắc đi nhắc lại hai chữ “tuyệt đối” vài lần. Điều đó khiến tôi nhớ đến một bài giảng Pháp của Sư phụ:

“Trước đây thực thi chủ nghĩa bình quân tuyệt đối, giảng rằng dẫu cá nhân nào thì sinh ra là đều như nhau, hậu thiên [mới] cải biến người ta. Tôi nói rằng thuyết ấy quá tuyệt đối; cái gì quá tuyệt đối thì không còn đúng nữa.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi buột miệng nói với học viên B: “Làm sao bà có thể luôn luôn tuyệt đối?” Bà ấy có vẻ không được vui khi nghe lời đó.

Khi hướng nội, tôi phát hiện ra mình cũng có vấn đề tương tự. Ví dụ như: Khi mua sim điện thoại, tôi cũng thích chọn các sim có số ba, sáu hoặc chín. Khi cắt rau, tôi cũng luôn luôn cắt chín lần rồi ngừng, rồi lại tiếp tục cắt chín lần. Tôi đã chấp trước rất mạnh vào con số chín.

Học viên B từng làm việc ở vị trí quản lý. Bà ấy bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa Đảng và rất hiếu chiến. Nhưng khi tôi chỉ ra những vấn đề của bà ấy, lời nói của tôi lại chứa đựng sự phàn nàn và thiếu từ bi. Không phải đó cũng là văn hóa Đảng sao? Tôi nhận ra rằng mình cũng có những chấp trước giống học viên B, và chúng khá nghiêm trọng. Tôi đã phát chính niệm và loại bỏ chúng đi.

Tôi đã chân thành xin lỗi học viên B, hy vọng rằng bà ấy sẽ tha thứ cho tôi. Khi những học viên khác chỉ ra các vấn đề của bà ấy, bà ấy đã tiếp thu. Kể từ đó, bà ấy đã thay đổi cách hành xử của mình và trở nên tử tế hơn. Khi có ai đó cần sự giúp đỡ, bà ấy sẽ sẵn sàng giúp đỡ và luôn nghĩ cho người khác trước.

Sư phụ thường khai mở trí huệ cho tôi khi tôi học Pháp. Chỉ khi tôi bỏ đi các tư tưởng người thường của mình thì tôi mới có thể cảm thấy tâm tính của mình đề cao lên.

Tôi vô cùng biết ơn sự từ bi khổ độ của Sư phụ. Tôi cũng muốn cảm ơn sự vị tha mà các học viên đã dành cho tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/5/以同修为镜子-向内找-295561.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/18/2556.html

Đăng ngày 06-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share