Bài viết của Hoàng Tang, đệ tử Đại Pháp ở Sơn Đông
[MINH HUỆ 09-08-2014] Một ngày khi đang đi dạo trong công viên, tôi đã nhìn thấy hai học sinh đang chăm chú làm bài tập về nhà trên chiếc ghế băng. Điều này khiến tôi có chút suy ngẫm. Là người tu luyện, không phải chúng ta cũng có bài tập về nhà đó sao?
Học Pháp, luyện công, phát chính niệm, giảng chân tướng, tất cả những việc này chẳng phải là “bài tập về nhà” của người tu luyện hay sao? Chẳng phải chúng ta cần làm bài tập về nhà của mình hàng ngày sao?
Hàng ngày chúng ta có luôn hoàn thành 100% bài tập về nhà của mình, và đảm bảo chất lượng không? Chúng ta có học Pháp hàng ngày một cách nhập tâm không? Chúng ta có luyện đủ năm bộ công pháp mỗi ngày không? Chúng ta kiên trì phát chính niệm bốn lần một ngày mà không bị mê mờ không?
Chúng ta nói [rằng chúng ta] kính Sư kính Pháp, tín Sư tín Pháp, nếu chúng ta không thể hoàn thành tốt và đầy đủ bài tập hàng ngày của mình, thì làm sao có thể gọi là kính Sư kính Pháp và tín Sư tín Pháp được? Làm sao chúng ta có thể vượt qua “các kỳ thi” đây?
Tôi thường có những giấc mơ mà trong giấc mơ đó tôi đang trải qua kỳ thi, tôi đã không học và chuẩn bị tốt và do đó tôi đã rất lo lắng. Khi tôi thức giấc sau mỗi giấc mơ như vậy, tôi [thường] nghĩ rằng mặc dù tôi học Pháp, nhưng khi học Pháp tôi có nhập tâm [không], hay là chỉ làm lấy lệ cho xong nhiệm vụ. Luyện công cũng vậy, khi cảm thấy mệt mỏi là tôi lại lười biếng. Đôi khi tôi còn bị ngủ gật trong khi phát chính niệm. Sự lo lắng trong mỗi giấc mơ của tôi chính là kết quả của việc không tinh tấn trong khi tu luyện bản thân thường hằng.
Kỳ thực, những ma nạn và quan ải mà chúng ta phải vượt qua, chẳng phải chúng ta nên nghĩ chúng chính là những kỳ thi sao? Khi đối mặt với kỳ thi, chúng ta không thể tránh né nó, chúng ta không thể chép bài của người khác, hoặc cũng không thể tìm một ai đó làm bài thay cho chúng ta được.
Tôi nhận thấy rằng một số đồng tu hoang mang khi đối mặt với ma nạn, họ quên mất rằng họ là người tu luyện. Họ quên mất rằng [phải] đối mặt với ma nạn bằng chính niệm. Thay vào đó, họ lại muốn né tránh ma nạn, hoặc chia sẻ với học viên khác và cố gắng giải quyết nó theo lời khuyên của những đồng tu khác. Có nhiều người hay đưa ra câu hỏi là: “Bạn nghĩ xem tôi nên làm thế nào?”
Chúng ta cần phải hiểu rằng: “Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu.” (Chuyển Pháp Luân) Bất cứ ai đang đối mặt với khó nạn, thì những người khác, dù đã có sẵn câu trả lời cũng không giải quyết được vấn đề của bản thân người đó, và nếu tầng thứ của tâm tính của một người không cao đến đó thì người đó cũng không thể giải quyết được vấn đề này.
Tôi nhớ một người đã hỏi: “Tôi có nên đi đến Bắc Kinh không?” Thậm chí là sau khi đưa ra câu trả lời, thì anh ấy vẫn không đi. [Khi] đối mặt với khó nạn, thì chúng ta cần phải dĩ Pháp vi Sư, phải lấy Pháp làm cơ điểm, thì chúng ta mới có thể chân chính đề cao.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/9/作业与考试-295770.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/17/2554.html
Đăng ngày 03-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản