Bài viết của một học viên ở Canada

[MINH HUỆ 17-04-2014] Tôi thường đi công tác xa trong nhiều năm, và đã dần trở nên ít quen thuộc với môi trường tu luyện địa phương và bỏ qua các cơ hội tu luyện nhóm. Công việc của tôi đã thay đổi trong hơn hai năm qua, và tôi đã không còn phải đi ra ngoài thành phố nữa.

Tôi rất bận rộn với công việc. Tôi rất khó tham gia vào các nhóm học Pháp và vào các hoạt động khác, nhưng tôi đã tham gia vào việc phân phát Thời báo Đại Kỷ Nguyên và làm việc trong các dự án của của trang web.

Thỉnh thoảng, tôi bị tình làm dấy động khi nghe quan điểm của các học viên về mâu thuẫn. May mắn thay, tôi đã có thể bình tâm lại bằng cách học Pháp tinh tấn.

Mâu thuẫn nảy sinh giữa các học viên

Sư phụ đã dạy chúng ta phải giải quyết mâu thuẫn như thế nào trong rất nhiều bài giảng Pháp. Có khoảng 100 học viên trong vùng chúng tôi ở. Nhiều học viên tham gia vào các hạng mục. Mâu thuẫn chắc chắn sẽ xảy ra. Khi mâu thuẫn nảy sinh, các học viên có thể ôm giữ nhiều ý kiến tiêu cực khác nhau và nghi ngờ người khác. Họ thường không nhớ Pháp mà Sư phụ đã dạy chúng ta và họ hành xử như người thường.

Hướng nội là một biện pháp vô cùng quan trọng với người tu luyện để tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn. Nếu chúng ta quên không hướng nội, chúng ta có thể dễ dàng rơi vào bẫy do cựu thế lực an bài. Thật xấu hổ, trong hầu hết các trường hợp, tôi sẽ khuyên người khác hướng nội, nhưng tôi đã không tự mình làm điều đó.

Một bài báo do một người không phải là học viên viết trên website nói rằng: “Ngay cả khi bạn bắn tôi, tôi sẽ vẫn tin đó là một tai nạn.” Mức độ tin cậy cao của tác giả này thôi thúc chúng ta – những học viên, phải suy nghĩ nghiêm túc về tâm tính của mình.

Ngộ Pháp

Tôi đã rất ấn tượng từ một bài chia sẻ kinh nghiệm đăng trên trang web Minh Huệ. Tác giả mô tả rằng sau khi được các học viên khác nhắc nhở, cô đã liên tục nhẩm Pháp mà Sư phụ đã giảng và giải quyết sự phật ý của cô với một học viên khác.

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.”(Cảnh giới – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đã bị tình làm dấy động trong một mâu thuẫn xảy ra năm ngoái. Để ngăn chặn cảm xúc đau khổ và để tĩnh tâm, tôi đã dán lên tường hai bài thơ của Sư phụ, “Thùy thị Thùy phi” và “Thiểu biện” (Hồng ngâm III). Tôi liên tục đọc hai bài thơ này trong vài ngày bất cứ khi nào nghĩ về khổ nạn. Đôi khi, tôi thậm chí còn vô tình đọc thơ Sư phụ viết “Cái đúng là họ, Cái sai là mình” thành “Cái sai là họ, Cái đúng là mình” (Thùy thị Thùy phi – Hồng Ngâm III)

Học từ các mâu thuẫn

Qua kinh nghiệm này, tôi đã trải nghiệm được cảm giác đau lòng thực sự, nỗi buồn sâu sắc và ý nghĩa của việc buông bỏ nó. Sau đó, tôi ngộ ra rằng tu luyện là một điều hạnh phúc. Nếu không như vậy, thì suy nghĩ của chúng ta không chính và chúng ta cần phải thực sự hướng nội để đề cao tâm tính của mình.

Sư phụ dạy chúng ta nguyên lý để giải quyết vấn đề một cách từ bi. Nếu một học viên không thể theo nguyên tắc này, sứ mệnh cứu độ chúng sinh khó khăn của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Kể từ đó thái độ của tôi với mọi việc xung quanh đã thay đổi. Bằng việc tu luyện, chúng ta có thể đề cao tâm tính của mình và mâu thuẫn có thể biến thành hảo sự. Tôi thường cố gắng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình với các học viên mà bị mất tinh thần bởi những mâu thuẫn không được giải quyết.

Tôi hy vọng chúng ta có thể tu luyện bản thân tinh tấn để trở thành một chỉnh thể vững chắc, khoan dung phối hợp với nhau, để chúng ta có thể trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh.

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/9/593.html

Đăng ngày 1-6-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Share